2.2. Đánh giá khác biệt giới về năng lực GQVĐ trong lĩnh vực Đọc hiểu
2.2.1. Khác biệt giới theo Miền
Lĩnh vực Đọc hiểu HS Nữ có điểm trung bình cao hơn so với HS Nam ở cả 3 miền và chênh lệch điểm trung bình ở giữa Nữ và Nam đều lớn hơn 5 cho thấy khác biệt giới ở cả 3 vùng có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.5. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Đọc hiểu theo Miền
Nữ Nam Chênh lệch
Miền Bắc 525 490 35 Miền Trung 525 496 29 Miền Nam 517 490 27
62
Với lĩnh vực Đọc hiểu có thể thấy sự khác biệt giới thể hiện rất rõ trong Hình 3.18, HS Nữ ở cả 3 vùng miền có tỷ lệ HS ở mức năng lực dưới 1 luôn thấp hơn so với HS Nam, càng ở các mức năng lực cao từ mức 4 trở lên HS Nữ ln có tỷ lệ vượt trội hơn so với HS Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ HS đạt được mức 6 ở cả nhóm HS nam và HS nữ đều thấp, chỉ khoảng 0,5%. Chênh lệch giữa 2 nhóm HS chủ yếu ở mức 3, 4. Đây cũng là các mức có tỷ lệ HS cao nhất trong 6 mức.
Hình 3.11. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Đọc hiểu ở 6 mức
theo Miền
2.2.2. Khác biệt giới theo loại hình trường
Lĩnh vực Đọc hiểu HS Nữ ln có điểm trung bình cao hơn HS Nam, chênh lệch điểm số giữa HS Nữ và HS Nam ở cả 2 loại hình trường đều lớn hơn 5 cho thấy Loại hình trường có tác động tới kết quả làm bài của HS.
63
Bảng 3.6. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Đọc hiểu theo
Loại hình trường
Nữ Nam Chênh lệch
Công lập 524 493 31 Ngồi cơng lập 501 477 23
Với lĩnh vực Đọc hiểu: ở cả 2 loại hình trường, HS nam ln có tỷ lệ ở mức thấp (mức 1, mức 2) cao hơn so với tỷ lệ HS nữ. Càng lên các mức độ năng lực cao, HS Nữ lại có tỷ lệ cao hơn so với HS Nam ở cùng mức độ năng lực, điều này thể hiện ở Hình 3.12. Tuy nhiên, chênh lệch giữa 2 nhóm HS ở mức năng lực cao (mức 5, 6) rất thấp. Ở mức 5, chênh lệch giữa 2 nhóm HS chỉ khoảng 2% đối với loại hình trường Cơng lập và 0,1% đối với loại hình trường Ngồi cơng lập. Đặc biệt, cũng giống như ở lĩnh vực Toán học, đối với loại hình trường Ngồi cơng lập, khơng có HS nào đạt được đến mức 6.
Hình 3.12. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Đọc hiểu ở 6 mức theo
Loại hình trường
2.2.3. Biến Vị trí trường
Lĩnh vực Đọc hiểu HS Nữ ln có điểm trung bình cao hơn HS Nam ở cả 3 vị trí trường. Điểm chênh lệch giữa HS nữ và HS nam ở cả 3 vị trí đều
64
khá cao, từ 30 cho tới 36 điểm. So với 5 điểm, mức chênh lệch này là khá cao.
Bảng 3.7. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ theo Vị trí trường
Nữ Nam Chênh lệch
Thành phố 533 503 31
Nông thôn 516 486 30
Vùng sâu, vùng xa 483 447 36
Hình 3.13 cho thấy: ở mức năng lực thấp dưới mức 2 HS Nam ln có tỷ lệ cao hơn hẳn so với HS Nữ, ngược lại ở các mức năng lực cao HS Nữ ln có tỷ lệ cao hơn so với HS Nam ở cùng mức năng lực. Chênh lệch giữa nhóm HS nam và nữ ở các mức cao ở Thành phố thể hiện rõ hơn rất nhiều so với chênh lệch giữa 2 nhóm HS ở Nơng thơn và Vùng sâu, vùng xa.
Hình 3.13. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Đọc hiểu ở 6 mức theo
vị trí trường
3. Khác biệt giới về năng lực giải quyết vấn đề trong lĩnh vực Khoa học 3.1. Đánh giá chung về năng lực GQVĐ của HS Việt Nam trong lĩnh vực 3.1. Đánh giá chung về năng lực GQVĐ của HS Việt Nam trong lĩnh vực Khoa học
Tại lĩnh vực Khoa học, Việt Nam có điểm số và thứ hạng cao hơn hẳn so với lĩnh vực Toán và Đọc hiểu, các em đạt được số điểm trung bình là 528
65
điểm và đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng PISA. Qua hình 3.14 có thể thấy HS tập trung ở mức năng lực GQVĐ 2,3,4 chiếm tới 85% HS, tỷ lệ HS ở mức yếu chỉ 7% thấp nhất trong cả 3 lĩnh vực. Tỷ lệ HS cao nhất ở mức năng lực GQVĐ 3, mức năng lực xác định các vấn đề khoa học, diễn giải và sử dụng các khoái niệm khoa học gần 38%.
Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ các mức năng lực GQVĐ đề lĩnh vực Khoa học
Tuy nhiên khi nhìn bảng xếp hạng 20 nước đứng đầu PISA, tỷ lệ HS Việt Nam ở mức cao 5,6 chỉ 8%, thấp nhất trong danh sách 20 nước có thể thấy HS chỉ dừng lại ở mức được trang bị khá đầy đủ về kiến thức kỹ năng, tuy nhiên khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng trong mọi tình huống của các em cịn rất thấp.
66
Hình 3.15. Tỷ lệ HS ở mức năng lực GQVĐ dưới 2 và từ mức 5 trở lên trong
kì khảo sát PISA 2012 lĩnh vực Khoa học
Kiểm định ANOVA giữa biến Giới tính và biến điểm Khoa học cho thấy khơng có sự khác biệt giới ( Mức ý nghĩa là 0,665 > 0,05 ). Ở lĩnh vực Khoa học có sự cân bằng giữa cả 2 giới, HS Nam có mức điểm trung bình 528 điểm, HS nữ 527 điểm, chênh lệch 2 giới khơng đáng kể và khơng có ý nghĩa thống kê. Đồng thời phân bố mức năng lực của HS Nam và Nữ trong Hình 3.16 cũng khá tương đồng nhau, HS Nam có chiều hướng nhỉnh hơn HS Nữ ở các mức năng lực cao..
67
Hình 3.16. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Khoa học ở 6 mức 3.2. Đánh giá khác biệt giới về năng lực GQVĐ trong lĩnh vực Khoa học
3.2.1. Khác biệt giới theo Miền
Đối với lĩnh vực Khoa học ở miền Bắc, HS Nữ có điểm trung bình cao hơn HS Nam. Ngược lại ở miền Trung, miền Nam, HS Nam lại có điểm trung bình cao hơn HS Nữ, tuy nhiên mức chênh lệch giữa điểm trung bình của HS ở cả 3 miền đều không vượt quá 5 cho thấy, kết quả làm bài của 2 nhóm HS là khá cân bằng nhau.
Bảng 3.8. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Khoa học theo Miền
Nữ Nam Chênh lệch Miền Bắc 532 529 3 Miền Trung 528 533 -5
Miền Nam 523 525 -3
Hình 3.17 cho thấy tỷ lệ của HS Nữ và HS Nam khá trùng nhau ở các mức năng lực, đồng thời cũng có thể thấy HS Nữ có tỷ lệ HS đạt mức năng
68
lực cao 5,6 luôn thấp hơn so với tỷ lệ Nam ở cùng mức độ, cho dù sự chênh lệch này là không nhiều và quá rõ.
Hình 3.17. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Khoa học ở 6 mức
theo Miền
Như vậy, có thể nói, năng lực Khoa học của HS nam và HS nữ ở Việt Nam là khá tương nhau ở cả 3 miền.
3.2.2. Biến Loại hình trường
Xét tổng thể, chênh lệch giữa điểm trung bình lĩnh vực Khoa học giữa HS nam và HS nữ là không cao, chỉ khoảng 3 đến 5 điểm. Tuy nhiên, xét theo loại hình trường, chênh lệch này có sự thay đổi khá rõ. Ở loại hình trường Cơng lập chênh lệch điểm số này là rất thấp (1 điểm) cho thấy năng lực của 2 nhóm HS là nganh bằng nhau. Với loại hình trường Ngồi công lập mức chênh lệch là 11 cho thấy.
69
Bảng 3.9. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Khoa học theo Loại
hình trường
Khoa học
Nữ Nam Chênh lệch
Công lập 530 531 -1 Ngồi cơng lập 496 508 -11
Giống như các phân tích trước, lĩnh vực Khoa học tỷ lệ Nam và Nữ ở các mức độ năng lực là khá giống nhau, HS Nam có tỷ lệ năng lực ở mức cao 5,6 luôn lớn hơn HS Nữ ở cùng mức năng lực, cho dù chênh lệch tỷ lệ này là khơng nhiều.
Hình 3.18. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Khoa học ở 6 mức
theo Loại hình trường
3.2.3. Khác biệt giới theo Vị trí trường
Giống như kết quả phân tích chung cho tồn bộ lĩnh vực Khoa học, kết quả khi phân tích chênh lệch điểm trung bình giữa HS nam và nữ kết hợp vào biến Vị trí trường cho thấy năng lực giữa 2 nhóm HS là khá cân bằng nhau, đặc biệt là ở Thành phố và Nơng thơn. Tuy nhiên, có thể thấy, điểm trung
70
bình của HS nữ ở Thành phố và Nông thôn thấp hơn so với điểm trung bình của HS nam. Trong khi đó, ở Vùng sâu, vùng xa, điểm trung bình của HS nữ lại cao hơn so với điểm trung bình của HS nam.
Bảng 3.10. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Khoa học theo Vị trí
trường
Nữ Nam Chênh lệch
Thành phố 540 541 -1 Nông thôn 518 520 -2 Vùng sâu, vùng xa 497 492 5
Nhìn vào hình 3.19, có thể thấy rõ hơn về chênh lệch trong năng lực GQVĐ giữa 2 nhóm HS. Mức năng lực 3 ln là mức có chênh lệch giữa 2 nhóm HS cao nhất trong 6 mức năng lực. HS nam có xu hướng có năng lực giải quyết ở mức cao (mức 5, mức 6) cao hơn so với HS nữ ở cả 3 vùng.
Hình 3.19. Khác biệt giới về năng lực GQVĐ lĩnh vực Khoa học ở 6 mức
71
4. Đánh giá chung
Qua kết quả phân tích, chúng ta có một số kết quả rất đáng lưu tâm và cần được xem xét sâu hơn:
- Kết quả về khác biệt giới trong năng lực GQVĐ ở chu kỳ khảo sát PISA 2012 tại Việt Nam như sau:
- Đối với lĩnh vực Toán học: Năng lực GQVĐ của HS nam cao hơn HS nữ ở mọi phương diện (vùng miền, loại hình trường, vị trí trường).
- Đối với lĩnh vực Đọc hiểu: Năng lực GQVĐ của HS nữ cao hơn HS nam ở mọi phương diện (vùng miền, loại hình trường, vị trí trường).
- Đối với lĩnh vực Khoa học: Năng lực GQVĐ của HS nam và nữ là khá tương đương nhau. Xét theo điểm trung bình của các nhóm khi chia theo các biến phân tầng, HS nữ thường thấp hơn HS nam ngoại trừ ở biến Vùng miền (miền Bắc) và biến vị trí địa lý (Vùng sâu, vùng xa).
Như vậy, có thể thấy có khác biệt trong kết quả làm bài của HS. Trong khi đối với lĩnh vực Khoa học, năng lực giữa HS nam và nữ là cân bằng thì với 2 lĩnh vực cịn lại có sự chênh lệch khơng hề nhỏ.
- Xét theo 6 mức năng lực, cả 2 nhóm HS nam và nữ đều tập trung ở mức năng lực 3 trên 6 mức. Đây là mức năng lực trung bình, các em bắt đầu có thể giải quyết được những vấn đề đơn giản. Tỷ lệ HS đạt được mức 5, 6 là rất nhỏ. Như vậy, năng lực GQVĐ của HS Việt Nam là cịn khá yếu. Cần có sự đầu tư, đổi mới trong phương pháp giảng dạy để giúp các em nâng cao năng lực GQVĐ.
- Do tính bảo mật của đề thi, nên luận văn chỉ giới hạn lại ở mức nghiên cứu về khác biệt giới theo các yếu tố bên ngoài.
72
KẾT LUẬN
Hiện nay, nền giáo dục Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới căn bản toàn diện nhằm đáp ứng cho yêu cầu đổi mới của đất nước. Công tác kiểm tra, đánh giá cũng đang ngày được quan tâm, chú trọng hơn. Chúng ta đã có thơng tư quy định về đánh giá quốc gia định kỳ kết quả học tập của HS ở các cấp phổ thơng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào các Chương trình đánh giá quốc tế.
Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là đổi mới phương pháp giáo dục, hướng HS tới việc nâng cao năng lực của các em bên cạnh việc trau dồi kiến thức kỹ năng. Các chương trình đánh giá quốc gia, quốc tế mà chúng ta đang thực hiện cũng đang đi theo hướng đánh giá năng lực của HS.
Ở phạm vi của luận văn, tác giả đã thực hiện được những kết quả chính sau đây:
1. Hệ thống hóa các quan điểm của nhiều nhà khoa học và tìm được các định hướng quan trọng trong nghiên cứu về vấn đề và GQVĐ; về năng lực và năng lực GQVĐ; về đánh giá và đánh giá năng lực GQVĐ của HS.
2. Bước đầu làm rõ khác biệt giới trong năng lực GQVĐ của HS Nam trong kỳ khảo sát PISA 2012.
Qua kết quả phân tích, luận văn đã chỉ ra những khác biệt khá rõ trong năng lực GQVĐ của HS nam và nữ. Qua kết quả phân tích, có thể thấy trong khi HS nam có năng lực cao hơn với lĩnh vực Tốn học thì HS nữ lại có năng lực cao hơn với lĩnh vực Đọc hiểu. Trong khi đó, kết quả lại chỉ ra sự cân bằng trong năng lực của hai nhóm HS ở lĩnh vực Khoa học. Hơn nữa, năng lực của cả hai nhóm HS đều chỉ dừng lại ở mức 3, 4. Đây mới chỉ là mức khởi đầu của năng lực GQVĐ. Kết quả này đặt ra câu hỏi về chiến lược giáo dục cho giáo viên, các nhà quản lý giáo dục. Làm sao để có thể nâng cao năng lực
73
GQVĐ cho HS Việt Nam? Đồng thời, làm sao để xóa bỏ chênh lệch giữa hai nhóm HS, cải thiện được những mặt yếu kém của HS? Làm sao để nâng cao năng lực cho HS nữ ở lĩnh vực Toán học? Làm sao để nâng cao năng lực cho HS nam ở lĩnh vực Đọc hiểu? Tại sao năng lực ở các môn Khoa học của hai nhóm HS lại cân bằng nhau?
Mặt khác, đề tài còn hạn chế ở việc phân tích các nhân tố bên ngoài, chưa đánh giá được khác biệt giới theo nội dung câu hỏi do tính bảo mật của đề thi. Nếu có thể, tác giả rất mong muốn được sự cho phép của Bộ GD&ĐT Việt Nam để có thể tìm hiểu sâu hơn về bộ đề thi PISA, nội dung của các câu hỏi để có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn về khác biệt giới trong kỳ khảo sát PISA.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu trên thế giới
1. Alexander M. Mood, Franklin A.Graybill and Duane C. Boes (1974), Introduction to the Theory of Statistics, by Mc.Graw-Hill Book Company, New York.
2. Allen L. Edwards (1969), Statistical Analysis, by Holt, Rinehart and Winston, Inc., Amarica.
3. American Educational Research Association (1999), Standard for Educational and Psychological Testing, USA.
4. Anthony J. Nitko (2004), Educational Assessment of Students, 4th Edition, by Pearson Education, Inc., Upper Saddle River, New Jersey 07458.
5. Assessment Research Centre (2001), Program Development and Evaluation, Australia.
6. Frederick G. Brown (1973), Measurement and Evaluation, F. E. Peacock Publishers, Inc.
7. Herbert J Walberg, Geneva D Haertel (1990), The International Encyclopedia of Educational Evaluation, Pergamon Press, USA.
8. Jack R. Fraenkel and Norman E. Wallel (2008), How to Design and Evaluate Research in Education, USA.
9. Jum C. Nunnally (1964), Educational Measurement and Evaluation, McGraw-Hill Book Company.
10. Kath Aspinwall, Tim Simkins, John F.Wilkinson and M. John Mc Auley (1992), Managing Evaluation in Education, Routledge, London and New York.
75
11. Lincoln L. Chao (1974), Statistical Methods and Analyses, McGraw - Hill Book Company.
12. Lou M. Carey (2001), Measuring and Evaluating school learning, by Peason Education Company, USA.
13. Norman E. Gronlund (1969), Measurenent and Evaluation in Teaching, University of Illinois, The Macmillan Company, London.
14. Patricia Murphy, Bob Moon (1989), Developments in Learning and Assessment, The Open University, Britain, Hodder & Stoughton.
25. Program for International Student Assessment (2012), PISA 2012 Results: What students know and can do – Volume I” ( Kết quả PISA 2012, OEDC
16. Queensland University of Technology and Hue University of Pedagogy (2003), Assessment and Reporting (Readings), Hue.
17. Rick Stiggins (2008), Student – Involved Assessment for Learning, by Pearson Education, Inc., Upper Saddle.
18. Robert L. Brennan (2006), Educational Measurment, by American Council on Education and Praeger Publisher, USA.
19. Stephen Isaac, William B. Michael (1995), Handbook in Research and Evaluation, Edits, San Diego, California.
20. T.N Postlethwaite (2004), Monitoring Educational Achivement, Paris 2004; UNESCO: International Instute for Education Planning.
21. Toh, T.L.; Ques, K.S.; Leong, Y.H.; J. Dindyal; Tay, E.G. (2011), Assessing Problem Solving in the Mathematics Curriculum: A New Approach, Assessment in the Mathematics Classroom Yearbook 2011, Associal of Mathematics Educators
76
22. T.N Postlethwaite (2004), Monitoring Educational Achivement, Paris