Tuy nhiên khi so sánh với các nước tham gia kì thi PISA 2012 trong Hình 3.9 có thể thấy mặc dù điểm trung bình của HS Việt Nam xếp trong nhóm 20 nước đầu tiên, nhưng khi đưa về mức năng lực GQVĐ cao từ 5 trở lên và xếp hạng các nước có tỷ lệ HS có mức năng lực GQVĐ từ cao xuống
60
thấp thì Việt Nam chỉ đứng ở khoảng cuối, thấp hơn mức trung bình của các nước OECD là 8%. Đồng thời các em HS ở dưới mức 2 của Việt Nam thấp, cho thấy các em đã được trang bị kiến thức khá đều và cơ bản khi học ở trường, tuy nhiên để tiến được bước cao hơn là vận dụng thành thạo các kiến thức, kĩ năng này vào trong cuộc sống thì các em vẫn chưa làm được.
Hình 3.9. Tỷ lệ HS ở mức năng lực GQVĐ dưới 2 và từ mức 5 trở lên trong
kì khảo sát PISA 2012 lĩnh vực Đọc hiểu
Kiểm định ANOVA giữa biến Giới tính và biến điểm Đọc hiểu cho thấy có sự khác biệt giới ( Mức ý nghĩa < 0,05 ), điểm của nhóm HS Nam (Trung bình 492 điểm) thấp hơn nhóm HS Nữ (Trung bình 523 điểm) cho thấy nhóm
61
HS Nữ tác động nhiều hơn tới biến điểm Đọc hiểu.
Ngược với lĩnh vực Tốn, lĩnh vực Đọc hiểu HS Nữ có điểm số trung bình cao hơn Nam rất rõ rệt. Cụ thể, HS Nữ đạt điểm trung bình 523 điểm, HS Nam có điểm trung bình 492 điểm, chênh lệch điểm số giữa 2 giới là 31 điểm là con số cho chênh lệch điểm trung bình giữa HS nam và nữ ở lĩnh vực đọc hiểu có ý nghĩa thống kê. Dựa vào hình 3.10 có thể thấy ở mức năng lực thấp dưới 2 HS Nam chiếm tỷ lệ khá lớn 14% trong khi tỷ lệ này ở Nữ chưa đến 6%, từ mức năng lực 3 trở lên tỷ lệ HS Nữ luôn cao hơn so với HS Nam, tuy nhiên tỷ lệ HS của cả 2 giới đạt được mức năng lực cao 5, 6 là rất thấp, Nữ chỉ có gần 6% và Nam tỷ lệ này là 3%.