Tăng cường hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc Tày trường tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang (Trang 37 - 39)

7. Cấu trúc đề tài

2.3.2.Tăng cường hoạt động giao tiếp

HSDT thường ít có cơ hội giao tiếp ở gia đình và ngoài xã hội. Tâm lí nhút nhát, thiếu tự tin, ngại giao tiếp với người lạ thường thấy ở HSDT. Do vậy, giáo viên cần tạo nhiều cơ hội để HS được thực hành giao tiếp TV bằng cách:

- Tận dụng tối đa tình huống thực: Trong qua trình dạy học thường xuyên đặt câu hỏi và hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi, dạy cách giao tiếp với người lớn

trong trường ( GV, cán bộ, phụ huynh, khách đến thăm trường), tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể như trò chơi, văn nghệ...

- Xây dựng các tình huống giả định: Cho HS đóng vai các nhân vật trong bài học, tạo ra các tình huống và hướng dẫn HS xử lí tình huống/ đóng vai nhân vật trong tình huống...

VD: Bài tập đọc “Quả tim Khỉ” Tiếng Việt 2 tập 2 giáo viên có thể cho 3 HS lần lượt đóng vai người dẫn truyện, cá sấu và khỉ để học sinh đọc lại và kể lại câu chuyện. Khi học sinh được nhập vai vào các nhân vật HS sẽ ghi nhớ được lời thoại, cách xử lí tình huống và lựa chọn giọng nói cho phù hợp với nhân vật như giọng của Khỉ thể hiện sự lém lỉnh, thông minh, nhanh nhẹn còn giọng Cá Sấu thể hiện sự độc ác, giả dối...

Các hoạt động giao tiếp của HS cần theo hướng mở rộng dần vòng giao tiếp: - Từ gần đến xa: HS với HS, HS với giáo viên trực tiếp giảng dạy, HS với các GV khác, HS với cán bộ, công nhân viên, HS với khách đến thăm trường...

- Từ hẹp đến rộng: từ giao tiếp với một người đến giao tiếp với nhiều người. Chú trọng giao tiếp giữa HS- HS thông qua hình thức mở rộng nhóm: nhóm 2, nhóm 3-4, nhóm cùng tuổi, nhóm cùng sở thích, theo tổ... Và mở rộng hơn là giao tiếp với HS các lớp khác.

Chú ý nhắc nhở HS sử dụng TV để giao tiếp với bạn bè trong giờ ra chơi, nhất là ở những trường HS gồm nhiều thành phần dân tộc.

Nội dung giao tiếp cần gắn với chủ điểm đã được học ( về bản thân, bạn bè, gia đình...) và các sinh hoạt thường nhật của HS.

Tích cực làm đồ dùng dạy học và sử dụng chúng trong quá trình giảng dạy. Tổ chức cho học sinh mượn và đọc truyện của thư viện hoặc truyên của cá nhân học sinh, trao đổi sách, truyện trong quá trình đọc và trao đổi về nội dung đã đọc với bạn bè, GV.

Ngoài việc tạo môi trường học Tiếng Việt ở nhà trường giáo viên cần vận v pàụ huynh tạo môi trường học TV trong gia đình và cộng đồng như:

Vận động phụ huynh tạo góc học tập cho con em.

Phối hợp với Hội cha mẹ HS, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động những người biết nói TV có ý thức giao tiếp bằng TV với học sinh trong sinh hoạt cộng đồng ( đặc biệt là cán bộ xã, cán bộ các đoàn thể trong xã)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh dân tộc Tày trường tiểu học xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang (Trang 37 - 39)