CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GỢI Ý

Một phần của tài liệu Đo lường ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng tại hệ thống siêu thị ở TP HCM luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 87)

5.1Kết luận chung

Trong hoạt động kinh doanh, mục tiêu của các doanh nghiệp là phải phấn đấu để đạt được tối đa hoá lợi nhuận trong những điều kiện nhất định. Các doanh nghiệp ln tìm mọi cách để làm thế nào bán được càng nhiều hàng càng tốt và họ rất quan tâm đến hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu của mình.

Ngành cơng nghiệp sản phẩm tiêu dùng và bán lẻ hiện nay có tính cạnh tranh cao. Ngày nay, hiểu biết của người tiêu dùng đã được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng “thơng thái” và có điều kiện để lựa chọn hàng hoá, dịch vụ phù hợp với khả năng và yêu cầu, đảm bảo an tồn vệ sinh, sức khoẻ của mình. Sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng rất quan trọng. Mỗi công ty cố gắng để đạt được một phần mong muốn của thị trường bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng với các sản phẩm chất lượng cao mà là có sẵn ở một mức giá hợp lý, bằng cách cung cấp dịch vụ xuất sắc. Nếu người tiêu dùng cảm nhận được sự khác biệt nhỏ giữa sản phẩm cạnh tranh hoặc thương hiệu dựa trên những yếu tố đã được nghiên cứu và thảo luận trong đề tài nghiên cứu này, hành vi đạo đức của cơng ty có thể là một trong những yếu tố có thể được sử dụng để phân biệt sản phẩm của họ trên cơ sở các hành động đạo đức trong king doanh của họ. Qua việc khảo sát và phân tích về “Đạo đức kinh doanh tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng tại các siêu thị ở TP. HCM” của 195 người tiêu dùng tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy: đạo đức kinh doanh có ảnh hưởng mạnh đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng tại siêu thị khu vực TP Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy:

1) Người tiêu dùng quan tâm đến hành vi đạo đức của doanh nghiệp theo hướng: cổ đông, khách hàng trung gian, người tiêu dùng cuối cùng, nhà cung cấp, nhân viên và cộng đồng.

2) Họ sẵn sàng để thưởng cho các công ty đạo đức thông qua quyết định mua hàng của họ.

3) Quan tâm của người tiêu dùng đối với hành vi đạo đức của công ty đối với các cổ đông, khách hàng trung gian, người tiêu dùng, nhà cung cấp, nhân viên và cộng đồng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy nhận thức về đạo đức của một doanh nghiệp đóng một vai trị quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng quan tâm đến hành vi đạo đức của doanh nghiệp đối dưới nhiều hình thức khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ. Hành vi đạo đức của công ty trực tiếp chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong các quyết định mua hàng, nhưng quyết định đó cũng được dựa trên hiệu ứng về mặt đạo đức có liên quan về các cổ đơng, người tiêu dùng, nhà cung cấp, nhân viên và cộng đồng. Vậy, hành vi đạo đức có thể cung cấp một cách hiệu quả của việc phân biệt một sản phẩm trong nhận thức của người tiêu dùng. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy rằng những nhận thức này làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Điều này cho thấy rằng hành vi đạo đức có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của một công ty.

Những phát hiện này chỉ ra rằng các cơng ty nên khuyến khích hành vi đạo đức khơng chỉ là vì những nhân viên của cơng ty mà hành vi này có thể có lợi cho doanh nghiệp trong một thế giới mà người tiêu dùng quan tâm đến đạo đức kinh doanh và sẵn sàng cụ thể hóa sự quan tâm này bằng hành động khi thực hiện mua hàng.

5.2Đề xuất các gợi ý

5.2.1Cơ sở đề xuất các gợi ý

Trên cơ sở kết quả mơ hình hồi quy ở chương 4, ta thấy người tiêu dùng quan tâm đến hành vi đạo đức của doanh nghiệp và các nhân tố đó có cường độ tác động mạnh – yếu khác nhau lên quyết định mua hàng của họ. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất vài gợi ý các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn nữa đến hành vi đạo đức của doanh nghiệp liên quan đến các nhóm đối tượng hữu quan theo mức độ giảm dần của cường độ tác động lên quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

5.2.2 Đề xuất các gợi ý

5.2.2.1 Doanh nghiệp cần quan tâm đến các hành vi đạo đức đối với người tiêu dùng

Theo kết quả nghiên cứu thì yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất chính là hành vi đạo đức của doanh nghiệp tác động đến chính người tiêu dùng cuối cùng. Vì thế, các doanh nghiệp nên quan tâm hơn nữa các hành vi đạo đức của mình đối với người tiêu dùng cuối cùng. Cần phải quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, niêm yết rõ ràng thông tin về nguồn gốc và thành phần sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

5.2.2.2 Doanh nghiệp cần quan tâm đến các hành vi đạo đức đối với người tiêu dùng và cộng đồng

Người tiêu dùng quan tâm đến cả hành vi đạo đức của doanh nghiệp lên cặp đối tượng người tiêu dùng – cộng đồng, doanh nghiệp cần phải chú trọng và cần có những hành động tác động lên cặp đối tượng này hơn nữa như tổ chức các chương trình để tạo nên sự tương tác giữa doanh nghiệp với đối tượng người tiêu dùng – cộng đồng, các chương trình như thế sẽ gây ấn tượng tốt và có tác động lên quyết định mua hàng.

5.2.2.3 Doanh nghiệp cần quan tâm đến các hành vi cung cấp sự thật về thu nhập cho cổ đơng

Các chính sách minh bạch về thu nhập của cổ đông cũng là nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm, vì thế doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa về vấn đề này. Doanh nghiệp có thể vận dụng các bản báo cáo thường niên để công bố một cách trung thực về thu nhập của cổ đơng, điều này có thể gây ấn tượng với người tiêu dùng về hình ảnh một doanh nghiệp trung thực, có hoạt động minh bạch, rõ ràng trong mắt của người tiêu dùng.

đồn g

5.2.2.4 Doanh nghiệp cần quan tâm đến các hành vi đạo đức đối với cộng

Doanh nghiệp nên tăng cường các hoạt động chương trình vì cộng đồng, các chương trình vì mơi trường hay đóng góp từ thiện sẽ làm tăng hình ảnh của doanh nghiệp và tác động tích cực đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

5.2.2.5 Doanh nghiệp cần quan tâm đến các hành vi đạo đức đối với cổ đông

Kết quả của nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng quan tâm đến hành vi đạo đức đối với cổ đơng của doanh nghiệp ở các khía cạnh: minh bạch tài sản cho các cổ đơng. Vì thế, tác giả gợi ý doanh nghiệp nên đưa trung thực trong các thông báo về thơng tin tài sản cho cổ đơng, điều đó sẽ có tác động tích cực lên quyết định mua hàng của người tiêu dùng

5.2.2.6 Doanh nghiệp cần quan tâm đến các hành vi đạo đức đối với nhà cung cấp

Cơng việc tìm kiếm, đánh giá và chọn lựa nhà cung cấp một cách minh bạch khơng chỉ giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh, được cung cấp sản phẩm chất lượng mà cịn tạo nên một hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng. Vì thế, doanh nghiệp nên công khai các hoạt động thơng tin, chính sách tuyển chọn nhà cung cấp hàng hóa của mình, điều này có tác động tích cực đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

5.2.2.7 Doanh nghiệp cần quan tâm đến các hành vi đạo đức đối với khách hàng trung gian

Doanh nghiệp cần phải tăng cường thêm chương trình, hoạt động, quan tâm hơn nữa đến đối tượng khách hàng trung gian. Một doanh nghiệp có danh tiếng đạo đức tốt, cung cấp sản phẩm chất lượng tốt đối với cả khách hàng trung gian thì nhất định sẽ tạo niềm tin cho người tiêu dùng cuối cùng rằng họ cũng đang được cung cấp một sản phẩm chất lượng tốt như thế, và điều đó ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng của họ.

viê n

5.2.2.8 Doanh nghiệp cần quan tâm đến các hành vi đạo đức đối với nhân

Trong phạm vi nghiên cứu này, cho thấy hành vi đạo đức đối với nhân viên có tác động nhỏ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Tuy vậy, tác giả cũng đề xuất gợi ý cho các doanh nghiệp nên tăng cường các hoạt động hướng đến đối tượng nhân viên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên quan tâm hơn nữa đến các hành vi đạo đức liên quan đến nhân viên (như trung thực trong tuyển dụng, minh bạch trong khen thưởng, chú ý đến an toàn trong lao động,…)

5.3Hạn chế của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các nhân tố về cổ đông, khách hàng trung gian, người tiêu dùng cuối cùng, nhà cung cấp, nhân viên và cộng đồng. Tuy nhiên, vấn đề đạo đức có thể được nghiên cứu rộng hơn với các yếu tố về văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền, tơn giáo, ...

Mặt khác những tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng không chỉ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố đạo đức mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: địa điểm, thu nhập, trình độ học vấn, ...

5.4Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Hành vi đạo đức có nhiều hình thức và chúng sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, và các nhóm người tiêu dùng khác nhau, theo những cách khác nhau. Nhưng sự ảnh hưởng của các loại hành vi đạo đức sẽ là một chủ đề nghiên cứu tốt cho những nghiên cứu tiếp theo. Nếu hành vi tích cực ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tích cực người ta có thể mong đợi để thấy rằng hành vi đạo đức sẽ ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Hành vi phi đạo đức nên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Đo lường ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng tại hệ thống siêu thị ở TP HCM luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 87)

w