.3 Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân của 30 NHTMCP

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 45 - 46)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Lãi suất (%) 8.40% 8.80% 13.46% 10.37% 11.50% 13.00% 11.50%

Để xem xét mối tương quan giữa lãi suất tiền gửi với dự phòng rủi ro tín dụng, đồ thị 2.3 dưới đây mơ tả mối tương quan này

Đồ thị 2.3: Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa lãi suất với dự phịng rủi ro tín dụng

của các NHTMCP Việt Nam.

Lãi suất và dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ rất mật thiết và cùng chiều với nhau. Khi lãi suất tăng dự phòng rủi ro tín dụng tăng; khi lãi suất giảm dự phịng rủi ro cũng giảm theo. Việc thay đổi lãi suất tiền gửi tạo nên tác động lan truyền ảnh hưởng đến hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp. Khi lãi suất huy động tăng, các ngân hàng thương mại sẽ tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng. Khách hàng cá

nhân bị ảnh hưởng thông qua việc lãi suất tăng đối với thẻ tín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác. Đồng thời khi lãi suất huy động tăng, ngân hàng sẽ thu hút được lượng tiền nhàn rỗi từ trong dân chúng gửi vào ngân hàng. Điều này tác động làm giảm nhu cầu đầu tư, giảm chi tiêu cá nhân đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ và mở rộng sản xuất nên doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có nguồn vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay sẽ gặp rủi ro rất cao khi lãi suất cho vay tăng. Khi lãi suất cho vay tăng ngoài dự kiến, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp không đủ trả lãi vay. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm, nợ xấu của ngân hàng tăng lên, do đó trích lập dự phòng cũng tăng. Vậy lãi suất có ảnh hưởng hưởng tích cực lên dự phịng rủi ro; khi lãi suất tăng thì dự phịng rủi ro cũng tăng (Floro, 2010).

Tuy nhiên từ năm 2011 đến năm 2012, mối tương quan giữa lãi suất tiền gửi và dự phịng rủi ro tín dụng là ngược chiều. Mặc dù, Chính phủ, NHNN và các ngân hàng thương mại có nhiều giải pháp giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như các chính sách giãn, hỗn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng như giảm lãi suất vay. Nhưng các doanh nghiệp vẫn không dám vay với tâm lý lo ngại không thể hấp thụ nguồn vốn vay hiệu quả để tạo ra lợi nhuận trong tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn cịn nhiều bất ổn và khó khăn.

2.2.3 Nợ xấu

Bảng 2.4 và đồ thị 2.4 sau đây sẽ trình bày bức tranh tổng thể về nợ xấu và dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w