11. Nguyễn Lân: Từ điển từ và ngữ tiếng Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
1.4.2. Sáng tạo tác phẩm
Cơng đoạn này do đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, thơng tin viên thực hiện. Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất thơng tin báo mạng điện tử. Để có thể viết ra một tác phẩm báo chí, người viết phải thực hiện nhiều cơng đoạn. Trước hết là khâu lựa chọn, tìm kiếm đề tài. Đây là công việc đầu tiên cũng là công việc đặc biệt quan trọng. Để có nhiều tác phẩm báo chí hay, người phóng viên phải ln suy nghĩ việc chọn đề tài. Nó địi hỏi người phóng viên ln nhạy bén, thường xuyên trau dồi chun mơn, nghiệp vụ, theo dõi sát tình hình thời sự và đặc biệt là tăng cường đi cơ sở. Như thế mới có thể phát hiện ra những đề tài “đắt”.
Trong lần chia sẻ với sinh viên báo chí, một nhà báo đang cơng tác tại một tờ báo mạng điện tử lớn tâm sự về một ngày làm việc của mình. Điều thường trực đầu tiên khi nhà báo đó mở mắt vào buổi sáng là “Hơm nay sẽ viết gì?”. Câu hỏi đó cứ đeo đuổi cho đến khi nhà báo tìm được đề tài ưng ý, trình lên và được ban biên tập đồng ý. Nhà báo lao ngay vào công việc, triển khai đề tài một cách nhanh nhất. Khi nhìn thấy bài viết của mình được đăng trên trang chủ, nhà báo mỉm cười sung sướng,... Nhưng cảm giác đó nhanh chóng trơi qua và trong đầu lại hiện ra câu hỏi: “Ngày mai viết gì?”. Và nó cứ thế đeo đuổi cho đến khi đi ngủ, đến sáng mai, đến khi nào tìm ra được đề tài mới...
Khi có đề tài rồi, người phóng viên phải tiến hành thu thập thơng tin. Có thể thu thập thơng tin bằng nhiều nguồn như: sách, báo, Internet, các bản báo cáo... Nhưng vất vả và cũng sinh động, ý nghĩa nhất đó là từ thực tiễn cuộc sống. Phóng viên phải đến tận nơi có con người, sự việc. Có thể khơng chỉ đến một nơi mà phải đến nhiều nơi, không chỉ gặp một người mà phải gặp nhiều người, không chỉ đến một lần mà nhiều lần... Những lần đi như thế, phóng viên khơng chỉ thu thập thơng tin cho đề tài đã chọn mà còn là cơ hội để phát hiện thêm đề tài mới. Điều này có thể nảy sinh
trong những cuộc tiếp xúc, trò chuyện, phỏng vấn, trong những lần vượt đèo, lội suối, leo núi... cùng nhân vật, nguồn tin.
Xử lý nguồn tư liệu vừa thu thập được cũng không phải là công việc dễ dàng. Lựa chọn sẽ sử dụng hoặc khơng sử dụng chi tiết, con số gì, bài sẽ viết theo bố cục, ngôn ngữ, cách thể hiện như thế nào... đều là những điều buộc người phóng viên phải suy nghĩ. Viết rồi đọc lại chưa được, sửa lại... Bên cạnh đó, phóng viên báo mạng điện tử cịn phải xử lý ảnh, audio, video, tạo box, đường dẫn... cho bài viết. Báo mạng điện tử cho phép cập nhật thông tin nhanh, bất cứ khi nào có sự kiện xảy ra. Vì vậy, đơi khi có nhiều tình huống, địi hỏi người phóng viên phải xử lý thật nhanh nếu khơng sự việc sẽ trôi qua mất.
Ưu thế của báo mạng điện tử là trong một tác phẩm có thể kết hợp các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ họa, hình khối... nhằm tăng sự chính xác, hiệu quả và hấp dẫn. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thử thách, yêu cầu đối với đội ngũ sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử là phải ln nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật để có thể trở thành nhà báo đa năng thực sự.
Trong những trường hợp có sự kiện và đang diễn tiến như họp Quốc hội chẳng hạn, tòa soạn phải thiết lập một đường line riêng, kết nối Internet về thẳng tòa soạn, cử theo một người trong ban thư ký đi cùng phóng viên, tiến hành nhập tin và vừa viết vừa xử lý, xuất bản ngay tại chỗ. Tất cả chỉ mất khoảng 5 phút. Sau đó phải cập nhật liên tục chính bản tin đó, sửa khoảng 6 lần6.
Nguyễn Kim Trung Thư ký tịa soạn VietNamNet
Trong tịa soạn báo mạng điện tử, mỗi phóng viên, biên tập viên đều được cấp một tài khoản để đăng nhập vào hệ thống phần mềm của tờ báo. Trong hệ thống phần mềm này, phóng viên, biên tập viên sẽ cập nhật tin bài vào thẳng cơ sở dữ liệu và chúng được lưu ở chế độ chưa được duyệt. Họ phải tự thực hiện mọi thao tác như:
chỉnh sửa, chèn tin bài, ảnh và chú thích, tạo box thơng tin, lưu vào vị trí chọn đăng... sau đó lựa chọn mục cần đăng như chính trị, kinh tế, xã hội... trước khi gửi cho trưởng ban. Ngay lập tức tin hoặc bài đó đã được ghi vào đĩa cứng trên một server.
Phần mềm này cũng phân quyền rất cụ thể. Ví dụ, phóng viên chỉ có quyền đưa bài lên mà không thể biên tập, chỉnh sửa sau khi đã gửi. Biên tập viên có quyền vào và biên tập, sửa chữa. Trưởng ban có quyền xóa bài.