Một số nguyên tắc khi viết cho báo mạng điện tử

Một phần của tài liệu Bài giảng tổng quan về báo mạng điện tử (Trang 51 - 58)

22. Eyetrack III là dự án phối hợp giữa Viện Poynter, Trung tâm Báo chí và Truyền thơng Quốc tế mới Estlow (http://estlowcenter du.edu) của Đại học Denver và Công ty phần mềm Eyetools

1.5.2. Một số nguyên tắc khi viết cho báo mạng điện tử

1.5.2.1. Viết ngắn gọn, đúng trọng tâm

Các bài, tin đăng trên báo mạng điện tử nên viết ngắn gọn, súc tích nhằm thẳng đối tượng, chủ đề của bài báo. Viết dễ hiểu, cụ thể và rõ ràng. Tránh lối diễn đạt gián tiếp, lịng vịng, phức tạp. Người đọc phải nhận được thơng điệp cô đọng, đúng trọng tâm trong khoảng thời gian nhanh nhất.

Theo ông Thang Đức Thắng - Tổng biên tập báo VnExpress: Báo mạng điện tử cần phải sử dụng tối thiểu con chữ để thể hiện lượng tối đa thông tin. Cần nhớ rằng, viết để thỏa mãn thông tin, ý thích của người đọc chứ khơng phải ý thích của bản thân nhà báo. Thật vơ nghĩa nếu từ dịng thứ ba viết hay, trong khi người đọc chỉ đến dòng thứ hai là đã bỏ đi.

Câu hỏi đặt ra là "Làm thế nào để viết ngắn gọn?" nhà văn người Mỹ nổi tiếng Stephen King là người đầu tiên đưa ra khái niệm "Phương pháp 10%" và sau đó được nhiều phóng viên, biên tập viên người Mỹ hưởng ứng. Công thức của phương pháp này, như Stephen King nhắc tới trong cuốn sách mang tên On Writing (Nghề

viết) là: "Bản thảo thứ hai = Bản thảo thứ nhất - 10%"11.

 Chuyển câu dài thành câu ngắn và cắt bớt một số câu ngắn vừa tách ra.  Chuyển những động từ bị động (không cần thiết) sang chủ động.

 Bỏ bớt các từ như: thì, là, mà, rằng, này, sự, một cách, ngồi ra, bên cạnh đó,

có, của, những, các, về, được...

 Giảm các từ có chung nghĩa trong câu: "đang" thì thơi "hiện", "đã" thì thơi

"từng"...

 Trong nhiều tình huống có thể chỉ dùng một trong hai từ: "thành" hoặc "lập",

"sang" hoặc "thăm", "phịng" hoặc "chống", "tham" hoặc "dự"...

 Khơng đặt quá nhiều động từ vào cùng một chỗ như: "Cố gắng xúc tiến đẩy

mạnh thi công dự án để sớm đưa vào hoạt động".

 Trong câu, cố gắng để động từ gần với chủ ngữ.

Lưu ý khi dùng các phó từ, các cụm từ bổ nghĩa bởi đây là một trong những "thủ phạm" làm câu dài.

1.5.2.2. Sử dụng nhiều bài ngắn, đoạn ngắn, câu đơn giản

Thay vì viết một bài báo dài, trong báo mạng điện tử nên viết nhiều bài báo nhỏ có độ dài chỉ khoảng một đến hai trang màn hình, mỗi bài báo nhỏ viết sâu về một vấn đề. Roy Peter Clark (cây bút chuyên viết cho Viện Nghiên cứu báo chí Poynter, một trang web nghiên cứu danh tiếng về báo chí) cho rằng: "Viết gì thì viết nhưng phải dưới 800 từ"12. Nếu dài hơn, bản thân bài báo phải thu hút sự chú ý và thuyết phục cơng chúng, điều đó là cần thiết.

Trên màn hình máy tính người ta khơng đọc thơng tin theo dịng mà theo từng khối. Vì vậy, khi viết cho báo mạng điện tử cần cắt thông tin làm nhiều khối hoặc

11. Dẫn theo Nguyễn Hoàng Minh: “Bài thông tấn trong chuyên mục xã hội báo điện tử VietNamNet”, Khóa luật tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2008, tr. 75. 12. “Nguyên tắc viết bài cho báo điện tử”, Vietnamjournalism.com, ngày 26-12-2004.

đoạn ngắn và thêm tít con trong bài. Mỗi đoạn khơng nên quá dài (chỉ khoảng 4-5 dòng) diễn đạt được một ý trọn vẹn và nằm gọn trên một trang màn hình. Giữa các đoạn nên có một khoảng trắng nhất định vừa là điểm dừng mắt của người đọc vừa để phân biệt đoạn này và đoạn kia. Tuy nhiên, có nhiều ý phức tạp khơng thể diễn đạt bằng một hai câu, khi đó người viết phải cân nhắc từng từ một. Nhưng nhìn chung chỉ nên dùng đoạn ngắn.

Các tít phụ rất cần thiết và quan trọng đối với các bài, đặc biệt là bài dài trên báo mạng điện tử. Theo nghiên cứu, bài có độ dài từ 500 đến 800 từ cần hai tít phụ, 1.000 từ trở lên cần ba tít phụ. Nó khơng chỉ giúp phân chia ý một cách mạch lạc, lơgíc mà cịn giúp người đọc hiểu nhanh được nội dung toàn bài. Ngoài ra, tít phụ cịn giúp người đọc định vị được mạch đọc dễ dàng khi họ liên tục phải cuốn thanh trượt dọc. Người viết cho báo mạng điện tử cần có ý thức trong việc sử dụng hộp dữ liệu, bảng, biểu đồ, tranh ảnh... để chuyển tải thơng tin thay vì chỉ dùng mỗi chữ.

Việc sử dụng nhiều kiểu câu cũng có thể tránh sự nhàm chán đối với người đọc. Tuy nhiên, trên báo mạng điện tử, đặc biệt là ở trang chủ khơng nên dùng kiểu câu phức tạp, dài dịng. Nên sử dụng dạng câu ngắn, đơn giản và chọn động từ thay cho cụm danh từ. Ví dụ viết: "Tơi quyết định..." thay cho "Tơi đưa ra một quyết định..." hay "Tôi điều tra…" thay cho "Tôi tiến hành một cuộc điều tra..."; "Biểu đồ giải thích..." thay cho "Bản đồ được dùng để giải thích..."; "Tơi chấp thuận..." thay cho "Tơi có sự chấp thuận đối với...".

Roy Peter Clark cũng đưa ra một vài mẹo nhỏ cho phóng viên khi viết cho báo mạng điện tử13:

 Đi thẳng vào vấn đề, khơng lịng vịng.

 Độc giả khơng chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào, mà cả tại sao?  Dùng các đoạn ngắn, mỗi đoạn một ý.

 Dùng câu chủ động, khơng lạm dụng tính từ và phó từ.

 Với những bài dài, nên có những tiểu đề mục (hay cịn gọi là tít xen) chứa đựng thơng tin. Cách này vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt vừa lôi kéo độc giả đọc tiếp.

 Có thể dùng kiểu chữ in đậm để nhấn mạnh những điểm quan trọng.  Dùng dạng trình bày danh mục để chỉ rõ các điểm.

 Nên có ảnh hoặc hình minh họa, dù nhỏ; chú ý, khơng nên dùng ảnh "chỉ có tính chất minh họa".

 Lập đồ thị, bảng biểu ngay lập tức có thể.

 Tạo liên kết tới các thông tin liên quan để đỡ phải trình bày dài dịng.

1.5.2.3. Tăng cường thông tin lý giải và định hướng

Trên thực tế, có tờ báo ln tỏ ra là người đưa tin nhanh, sớm và nhiều nhất, nên cứ khi có diễn biến mới nhất về sự kiện là cập nhật thông tin. Họ không cần quan tâm xem diễn biến mới đó có quan trọng và cần thiết với độc giả hay không. Hậu quả là bài báo đó trở thành một mớ thơng tin thiếu chọn lọc. Đối với báo mạng điện tử, đôi khi nhanh chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. Hầu hết bạn đọc ít quan tâm xem tờ báo nào đưa tin đầu tiên và nhanh nhất. Họ quan tâm nhiều hơn đến việc gì đã xảy ra cũng như tầm quan trọng và ý nghĩa của tin tức đó. Vì vậy, trong hàng trăm tờ báo, hàng vạn trang web, tờ báo nào lý giải thông tin tốt, định hướng được

nhu cầu và thẩm mỹ của người đọc, tờ báo đó sẽ thành cơng.

1.5.2.4. Không bao giờ quên viết sa pô (lead, câu giới thiệu)

Sa pô là phần bắt buộc của tác phẩm báo mạng điện tử. Do đặc điểm đọc trực tuyến, cơng chúng ln có nhu cầu biết nhanh nhất những thơng tin quan trọng, hấp dẫn, thú vị. Đọc xong sa pơ, chính là lúc độc giả quyết định có đọc tiếp bài báo hay không. Một tác phẩm báo mạng điện tử thường được viết theo kiểu "mơ hình chữ T". Theo đó sa pơ là phần gạch ngang ở trên có nhiệm vụ tóm tắt hoặc cho biết thông tin quan trọng, cần thiết, hấp dẫn của sự kiện hoặc vấn đề. Đôi khi sa pô không cần thông báo kết quả sự kiện mà chỉ cần dẫn dắt, lơi cuốn người đọc đến với tồn bộ sự kiện. Sau sa pơ, phần cịn lại của tác phẩm có thể được viết theo hình tháp ngược hoặc viên kim cương.

1.5.2.5. Tăng cường tạo lập các lớp thông tin qua siêu liên kết

Để sử dụng tối đa lợi thế của mình, báo mạng điện tử nên tăng cường tạo lập siêu liên kết (đường dẫn) trong một bài viết và trong một trang báo. Ngồi những thơng tin chính, báo mạng điện tử nên tạo các lớp thông tin liên quan bổ sung bằng cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh... giúp người đọc có cái nhìn khách quan và đầy đủ về sự kiện, vấn đề. Những thông tin này được xây dựng như các tập hồ sơ, mỗi tập hồ sơ chứa đựng nhiều thông tin về một chủ đề nhất định. Bên cạnh những thông tin được cập nhật hàng ngày, là những thơng tin xung quanh vấn đề đó ở nhiều tờ báo và trang web khác. Bản thân những đường dẫn phải giống như các cửa sổ mở ra cho người đọc một thế giới thông tin phong phú, đa dạng.

Đối với những liên kết đến những thơng tin ngồi tờ báo thì nhà báo phải có trách nhiệm thẩm tra tính chính xác và cân nhắc trước khi thực hiện việc liên kết. Hãy lựa chọn những liên kết giúp làm tăng giá trị của câu chuyện hoặc làm chi tiết hơn câu chuyện. Tuyệt đối tránh những liên kết đến những trang nhà báo chưa chắc chắn về độ tin cậy.

biệt là trang đầu. Thơng thường mỗi trang chỉ nên có khoảng 20 đường dẫn. Trong "văn hóa Internet" đường dẫn thường có màu xanh nên tốt nhất đừng bao giờ thay đổi màu của đường dẫn bằng màu khác. Từ hoặc cụm từ làm đường dẫn phải chính xác, rõ ràng. Nó phải thực sự là chiếc chìa khóa để khi mở ra người đọc thấy đây chính là những thơng tin mà họ cần tìm phù hợp với nội dung đường dẫn.

1.5.2.6. Tăng cường kết hợp đa phương tiện trong chuyển tải thông tin

Báo mạng điện tử có đặc trưng đa phương tiện, vì vậy, nhà báo phải ln suy nghĩ đến việc thể hiện tác phẩm bằng chữ (text), bằng tiếng (audio), bằng hình ảnh (video) hay đồ hình hoặc là kết hợp tất cả các phương tiện trên. Việc sử dụng phải được kết hợp hài hòa, lơgíc để chúng có thể hỗ trợ cho nhau. Khi sử dụng lời nói của nhân vật thì phải biên tập và chọn lọc kỹ càng để bảo đảm sự ngắn gọn, súc tích. Khi sử dụng ảnh thì nên kèm theo chú thích hoặc những thơng tin liên quan (tên tác giả, nguồn, nội dung...) bởi khi hiển thị, ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện trước. Có thể tăng cường sử dụng ảnh động, tức là vài bức ảnh lần lượt thay thế nhau nhằm đưa đến người xem một lượng thông tin sinh động, hấp dẫn. Còn khi sử dụng video nên chú ý đến tính thống nhất trong văn bản cũng như trong tờ báo. Để đủ "nguyên liệu" xây dựng tác phẩm đa phương tiện, địi hỏi người viết có ý thức ngay từ khi thu thập thông tin. Điều này phải được coi như kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động sáng tạo tác phẩm.

1.5.2.7. Hạn chế sử dụng từ địa phương

Trong hoàn cảnh nhất định và ở một mức độ nào đó, từ địa phương có khả năng diễn đạt và tăng sức biểu cảm cho văn bản. Tuy nhiên, do phạm vi sử dụng của từ địa phương chỉ gắn với địa phương hoặc một ngành, lĩnh vực nào đó nên nếu lạm dụng sẽ gây sự khó khăn trong tiếp nhận cho đơng đảo cơng chúng.

Một vài trường hợp, có thể dùng thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt ý tứ, song tránh lạm dụng hoặc dùng mà không hiểu rõ nghĩa.

nghiêm túc. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp vẫn có thể nói "lóng" nếu người viết có khả năng dùng một cách dí dỏm hoặc tương phản để làm nổi bật ý định viết.

1.6.2.8. Hạn chế sử dụng dạng bị động và thời quá khứ

Dạng bị động được dùng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật... Nó hướng người đọc chú ý đến hành động và kết quả hơn là chủ thể gây ra hành động đó. Hơn nữa, cách viết này dường như khách quan hơn. Tuy nhiên, dạng bị động có một hạn chế là dài dịng, khó hiểu. Ví dụ câu "Tơi ăn cơm" nếu chuyển sang dạng bị động sẽ là "Cơm bị tôi ăn". Nghe thật buồn cười và thiếu chuyên nghiệp! Ngồi ra, người đọc phải mất cơng và thời gian đọc thêm từ mà chẳng ích lợi. Vì vậy, chỉ khi nào cần thiết mới sử dụng dạng bị động chứ không nên lạm dụng.

Những trạng từ ở thời quá khứ cũng nên được sử dụng có mục đích. Trên báo mạng điện tử, thơng tin luôn online, được cập nhật từng giờ, từng phút nên những trạng từ kiểu như "ngày hôm qua", "sáng qua", "chiều qua"... sẽ làm người đọc cảm giác thông tin đã cũ rồi.

Một phần của tài liệu Bài giảng tổng quan về báo mạng điện tử (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w