D. Tổ chức bộ máy hoạt động xuất khẩu càphê còn yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả.
3. Các giải pháp nhằm hồn thiện hệ thống chính sách tài chính ,tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.
dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.
Về chính sách tín dụng: Đổi mới chính sách tín dụng theo hứong xóa bỏ bao cấp,thực hiện nguyên tắc lãi suất theo thị trường nhưng bảo đảm các chức năng sau
+ Cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,với thời gian trả nợ dài hơn,điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi hơn.
+ Bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,với thời gian trả nợ dài hơn,điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi hơn.
+ Bảo lãnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu để vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
+ Cấp tín dụng cho các nhà nhập khẩu.
Theo hướng này,đề nghị Chính phủ giao cho Bộ công thương cùng thống nhát với Bộ Tài Chính,Bộ Kế hoạch và đầu tư …và các Bộ quản lí hoạt động của các
ngành sản xuất để xác định danh mục các sản phẩm xuất khẩu được tiếp cận nguồn tín dụng này.
- Về chính sách thuế : Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách hồn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu để cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu trong nước.
- Về chính sách tỉ giá : Trước mắt,cần thực hiện công tác điều hành tỉ giá theo hướng dẫn bảo đảm giữ ổn định tỉ giá trong trường hợp cần thiết điều chỉnh thì chỉ điều chỉnh tỉ giá ở biên độ nhỏ và có thể hướng giảm giá đồng tièn nội tệ. - Về chính sách đầu tư : Ban hành danh mục các lĩnh vực,dự án đầu tư trọng
điểm quốc gia cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên,cụ thể là tập trung vào đầu tư sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có nhiều tiềm năng và có thị trường xuất khẩu lớn.Giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,phối hợp với Bộ Cơng Thương và các Bộ quản lí hoạt động của các ngành sản xuất xác định danh mục này.Đây cũng sẽ là danh mục các lĩnh vực,dự án đầu tư được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển mà chính phủ đã có chủ trương thành lập.
3.2.2: Về phía doanh nghiệp:
A. Nâng cao chất lượng cà phê thông qua thực hiện nghiêm chỉnh tiêu
chuẩn chất lượng:
Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT cho biết, một trong những giải pháp chính để nâng cao chất lượng cà phê là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để tạo điều kiện cải thiện chất lượng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thi trường thế giới. Đây là hệ thống tiêu chuẩn mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO).
Việc áp dụng tiêu chuẩn mới còn được xem là bước đột phá để hướng dẫn nông dân thay đổi tạp quán tư duy sản xuất và nâng cao chất lượng cà phê cũng
là xu hướng tất yếu trong quá trình hội nhập. Thật ra TCVN 4193:2005 đã ban hành từ năm 2006 nhưng đến nay mới có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay vẫn theo hình thức thoả thuận về chất lượng dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa trên 3 tiêu chí: độ ẩm, tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ, chưa theo tiêu chuẩn mới,điều đó dễ khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bị ép giá khi giao dịch với đối tác.
B. Xây dựng quảng bá thương hiệu
Giới kinh doanh cà phê cũng đánh giá rằng
cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cà phê tại Việt Nam đang ngày càng trở nên khốc liệt. Do đó mỗi nhãn hiệu phải nỗ lực hết sức mình nhằm xây dựng thương hiệu riêng và chiếm lĩnh thị trường.
Hiện nay tại Việt Nam,Trung Nguyên là thương hiệu khá mạnh,có đến 500quán ở khắp 64 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, quán cà phê Trung Ngun cịn có mặt tại Thái Lan, Campuchia, Singapore và Nhật. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên hiện được xuất đi 16 quốc gia trên thế giới. Với việc nhượng quyền thương hiệu thành công tại Singapore và Nhật, Trung Nguyên là thương hiệu đầu tiên nhượng quyền thương hiệu ở nước ngoài và là công ty đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mơ hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Với cà phê hòa tan G7, sản phẩm mới nhất hiện nay, Trung Nguyên đang hướng đến thị trường các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp…
C.Đa dạng hóa sản phẩm,mẫu mã bao bì đổi mới
Việt Nam vốn chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân,cà phê rang và cà phê rang
xay.Đây là một loại sản phẩm cà phê thơ,do đó chưa làm tăng được thương hiệu cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.Do đó các doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hóa sản phẩm để tạo thương hiệu riêng cho mình.Cà phê bột pha phin kiểu truyền thống vốn có tiền lệ là khơng có nhiều
thay đổi trong thành phần chất lượng mà chủ yếu tìm kiếm sự mới lạ trong phong cách trình bày bao bì sản phẩm. Thế nhưng thời gian gần đây, giới sản xuất chế biến cà phê đã bắt đầu áp dụng những công nghệ mới để tạo nên những hương vị cà phê tổng hợp đặc sắc riêng.
Một số nhãn hiệu như cà phê Bảo Lộc, cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên... đang đưa ra thị trường các sản phẩm cà phê bột pha trộn giữa cà phê Moka và Robusta; hoặc cà phê ướp hương lài, bưởi... Doanh nghiệp cà phê Thu Hà cũng vừa đưa ra thị trường loại sản phẩm mới sản xuất theo công nghệ hút chân không của tiêu chuẩn châu Âu. Đây là loại sản phẩm kết hợp cả hai hương vị của cà phê Moka và Robusta. Cũng theo Nestlé, không chỉ ở Việt Nam mà tại những thị trường xuất khẩu khác, người tiêu dùng cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với từng đối tượng, đồng thời vẫn phải đảm bảo chất lượng và nhất là hương vị đặc trưng của cà phê Việt Nam
Rõ ràng người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trong sự cạnh tranh đổi mới sản
phẩm của các doanh nghiệp.Điều này cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp trong tương lai
3.2.3: Về phía người nơng dân:
A.Tăng cường thâm canh tăng năng suất và hồn chỉnh cơng tác quy hoạch
Nước ta có điều kiện thuận lợi để sản xuất ra cà phê có chất lượng cao và giá thành hạ để có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trên thực tế nhu cầu về cà phê Arabica thường cao hơn và ngày càng tăng cao. Vì vậy để có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, cách tốt nhất là sản xuất theo nhu cầu khách hàng quốc tế, nâng cao sản lượng cà phê Arabica, xoá bỏ những cây cà phê già, sâu bệnh, hiệu quả thấp.Theo định hướng của chính phủ đến năm 2010, Việt Nam sẽ có 100.000 ha cà phê Arabica, muốn vậy cơng tác quy hoạch khảo sát thiết kế các vùng trồng mới phải được tiến hành trước một bước và bố trí các mơ hình
sản xuất thử nghiệm nhằm xác định vùng sinh thái phù hợp, thực hiện khuyến nông cho nông dân nắm rõ kỹ thuật sản xuất.Đối với cà phê vối, cần ổn định diện tích hiện có, lấy thâm canh và nâng cao chất lượng làm hướng chính, giảm diện tích cà phê già.Hiện nay, hầu hết cà phê được trồng trong Tổng công ty cà phê Việt Nam và các hộ gia đình quy mô vườn 0,5 – 1 ha và đabf độ tuổi sung sức, có năng suất cao tập trung thành các vùng lớn ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưâ nhiều, mơi trường sinh thái đã có sự thay đổi lớn, cà phê sinh trưởng trong các vùng tâp trung, sâu bẹnh sẽ phát triển mạnh và dễ dàng trở thành dịch. Mấy năm nay sâu bệnh đã gây hại ở một số nơi cần tập trung chữa trị dứt điểm tránh thành dịch lan rộng gây thiệt hại lớn như ở một số nước. Mặt khác, cũng cần ngăn chặn những khuynh hướng khai thác bóc lột vườn cây như sử dụng phân hóa học nhiều, lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, tưới ồ ạt... thúc đẩy ra hoa quả nhiều để có năng suất rất cao trong một năm nhưng sau đó vườn cây lại chóng tàn lụi làm cho hiệu quả kinh tế thấp kém. Thâm canh chăm sóc vườn cây, duy trì năng suất cao ổn định tạo mơi trường sinh thái bền vững suốt chu kỳ sinh trưởng phải là giải pháp quan trọng của toàn ngành. Phương hướng thâm canh cà phê trong thế kỷ 21 là đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi tiến bộ sinh học và kỹ thuật mới vào các khâu giống, chăm sóc để tăng chất lượng cà phê.