Môi trƣờng cạnh tranh của công ty trong hoạt độngxuấtkhẩu hàng may

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may 19 sang thị trường EU (Trang 25 - 26)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGXUẤTKHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA

6. Môi trƣờng cạnh tranh của công ty trong hoạt độngxuấtkhẩu hàng may

sang thị trƣờng EU

Ngành may mặc Việt Nam nói chung và công ty Cổ phần May 19 nói riêng hiện đang phải cạnh tranh với các quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu hàng may mặc như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan tại thị trường EU. Năm 2001, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thị phần của hàng may mặc Trung Quốc tại EU tăng từ 3,1% lên 19,2%. Từ năm 2004, Trung Quốc ln là quốc gia Châu Á có thị phần hàng may mặc lớn nhất tại EU với 45,24% năm 2010 và 46% năm 2012. Tiếp theo là Ấn Độ với thị phần tăng lên đáng kể từ 9,46% năm 2010 lên 10% năm 2012.

Vị trí của Việt Nam hiện vẫn rất khiêm tốn trong các nước Châu Á xuất khẩu hàng may mặc vào EU, nhưng cũng đã có sự cải thiện đáng kể. Năm 2010, thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại EU đạt 1,8 tỉ USD và đến năm 2012 đạt 2,157 tỉ USD. So với các nước trong khu vực thì hiệu quả sử dụng nhiên liệu của ngành may mặc Việt Nam nói chung và cơng ty Cổ phần May 19 nói riêng chỉ đạt 70%-80%. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc trong nước. So sánh giữa các sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipine...thì các sản phẩm may mặc Việt Nam có giá thành cao hơn từ 10% đến 20% mặc dù giá nhân công lao động thuộc loại thấp so với các nước trong khu vực.

Thời gian giao hàng và dịch vụ khách hàng là những điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc nước ta. Khoảng cách xa xôi giữa Việt Nam với EU và công suất của các cảng Việt Nam đã làm cho các doanh nghiệp trong nước giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ như Trung Quốc và Ấn Độ trên thị trường EU.

Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia là những nước có ngành may mặc nội địa phát triển và họ là những nhà xuất khẩu sản phẩm may với nhiều năm kinh nghiệm. Họ có lợi thế chi phí ngun vật liệu thấp hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn so với các nước luôn phải nhập khẩu nguyên liệu như Việt Nam, Banglades và Thái Lan. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh quốc tế, cơng ty Cổ phần May 19 cịn phải đối mặt với các doanh nghiệp trong nước cũng xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU như Công ty Cổ phần May 10, Công ty Cồ phần sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may Vina Teximex, Cơng ty Cổ phần May Chiến Thắng,...

Hình 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trƣờng EU của một số doanh nghiệp trong nƣớc năm 2012

(Đơn vị: Triệu đồng)

Nhìn chung, đây là những doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU với kim ngạch xuất khẩu hàng năm cao. Các doanh nghiệp này đã có một vị trí nhất định trong thị trường may mặc EU. Vì vậy muốn nâng cao thị phần của công ty Cổ phần May 19 trên thị trường may mặc EU, trước hết cơng ty cần có các biện pháp cạnh tranh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc trong nước.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may 19 sang thị trường EU (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)