Công tác quản lý dự án của Ban QLDA trên dự án Đường dây và trạm biến áp 500KV Hà Tĩnh Thường Tín.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án các công trình điện miền bắc tổng công ty truyể (Trang 48 - 51)

500KV Hà Tĩnh- Thường Tín.

Dự án Đường dây và trạm biến áp 500KV Hà Tĩnh – Thường Tín là dự án nhóm A được đầu tư xây dựng theo quyết định số 632/ QĐ- TTg ngày 13/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Cơng trình có nhiệm vụ truyền tải điện trong hệ thống điện quốc gia, đảm bảo an toàn cung cấp điện, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tạp tiền đề liên kết hệ thống điện giữa các nước trong khu vực. Tổng mức đầu tư là 2.503.569.602.000 đồng. Cơng trình khởi cơng vào q II/2003 hồn thành đóng điện vào đầu năm 2006.

Do tính cấp thiết của dự án nên tất cả các gói thầu xây lắp đều được EVN chỉ định thầu, gói thầu cung cấp dây dẫn, dây chống sét thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Gói thầu cáp quan và phụ kiện lắp đặt thực hiện theo hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi. Gói thầu phụ kiện các điện thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh, gói thầu thiết bị điều độ và thơng tin, gói thầu VTTB mở rộng trạm Hà Tĩnh, VTTB trạm Nho quan, Thường Tín được thực hiện theo hình thức mua sắm trực tiếp.

Đây là dự án lớn và phức tạp, vì vậy, Ban QLDA các cơng trình điện Miền Bắc phải nỗ lực hết mình trong việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư.

Đầu tiên trong công tác quản lý dự án về thời gian, ban QLDA lập tiến độ các cơng việc trong q trình thực hiện đầu tư do phòng Kế hoạch cùng với bên nhà thầu là Công ty tư vấn xây dựng Điện I thực hiện dựa trên đặc trưng của dự án này. Qua đó, Ban tiến hành quản lý các phần việc thơng qua sơ đồ gang và hệ thống các báo cáo tiến độ được theo dõi qua từng tuần,tháng,quý. Đối với từng giai đoạn của dự án, cán bộ giám sát tiến độ đều phải lập báo cáo cụ thể, phòng Kế hoạch sẽ tổng hợp và trình lên trưởng Ban.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quản lý thời gian, vẫn có nhiều phần việc bị chậm hơn. Cụ thể:

- Khảo sát thiết kế còn chậm so với yêu cầu của Hợp đồng ( tháng 04/2003 phải xong công tác khảo sát thiết kế, thực tế tháng 08/2003 thiết kế kĩ thuật- tổng dự tốn mới xong);

- Cơng tác thiết kế kĩ tuật tổng dự toán, thẩm định phê duyệt còn chậm. Này 19/12/2003 thiết kế kỹ thuật gói 11 được thẩm đinh và phê duyệt, khi đó, dói thầu đã thi cơng xong. Dự tốn gói thầu số 10 đã được thẩm đinh và phê duyệt ngày 12/01/2004 trong đó gói thàu đã thi cơng từ tháng 12/2002

- Việc ký kết hợp đồng với các nhà thầu thi công xây lắp cũng còn chậm. Thực tế sau khi các nhà thầu đã và đang thi công, hợp đồng kinh tế mới được kỹ kết như gói thầu số 11, hợp đồng được ký sau khi nhà thầu đã thi công xong, gói thầu số 10 thi cơng từ tháng 12/2002, hợp đồng ký kết tháng 12/2004.

Tuy vậy, do các gói thầu thuộc dự án đã được triển khai trước đó 06 tháng (12/2002) nên tuy có những cơng việc chậm tiến độ yêu câu, nhưng dự án vẫn hồn thành vượt chỉ tiêu tiến độ, đóng điện vào tháng 9/2005.

Trong công tác quản lý về chi phí trong dự án này: Tổng dự tốn:2.471.418.397.000 đồng , Bao gồm:

- Chi phí xây lắp: 1.377.252.361.000 đ - Chi phí thiết bị: 581.095.576.000 đ - Chi phí khác: 314.768.025.000 đ - Dự phòng 10%: 198.302.435.000 đ

Ban QLDA luôn đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý với tính khách quan, trung thực ln được đặt lên hàng đầu. Ban quản lý rất chặt chẽ những chi phí trong q trình thực hiện dự án, nhằm tránh phát sinh thêm và tránh thất thốt lãng phí. Tuy nhiên trên thực tế thực hiện dự án khơng thể tránh khỏi những sai sót dẫn đến làm phát sinh chi phí. Cụ thể:

- Sử dụng sai nguồn vốn chi hỗ trợ cho 02 xã với giá trị 1 tỷ đồng. - Trích chi phí quản lý dự án vượt tỷ lệ quy định số tiền: 688 triệu đồng.

- Tại gói thầu 3: quyết tốn nhầm vật tư xuất cho cơng trình khác vào đường dây và trạm biến áp 500KV Hà Tĩnh- Thường Tín; chưa thực hiện việc thu hồi các vật tư thừa từ đơn vị thi công để giảm giá trị cơng trình là 106 triệu đồng.

- Tại gói thầu 6: quyết tốn nhầm hàng dự phịng vào khối lượng VTTB chính- Bộ tiếp điểm 1 pha máy cắt của trạm Nho Quan là 263 triệu đồng.

Bên cạnh đó, một số khâu cơng việc thực hiện có sai cót cũng làm tăng chi phí của dự án. Cụ thể:

- Cơng tác thiết kế théo móng cột thiết kế thi cơng tính thiên cao hơn so với yêu cầu kỹ thuật của cơng trình mà trên thực tế đã sử dụng làm tăng chi phí cơng trình số tiền hơn 800 triệu đồng.

- Việc áp dụng đơn giá thanh quyết tốn ở gói thầu số 13,14 và gói thầu khảo sát thiết kế chưa chính các là tăng giá trị ngiệm thu 731 triệu.

- Trong cơng tác giải phóng mặt bằng vẫn cịn một số tồn tại như :số liệu quyết tốn chưa chính xác như đền bù cho huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An vượt quá 106 tiệu đồng do cộng sai số học và chi hỗ trờ xây dựng trụ sở UBND hai xã thuộc tỉnh Hà Tây 1 tỷ đồng…

Tuy nhiên trong q trình thực hiện dự án, có nhiều hạng mục có sai sót trong khâu khảo sát làm tăng chi phí của dự án trong tổng dự toán, do vậy trên thực tế, sau khi đã hiệu chỉnh sai lệch, chi phí trên thực tế đã giảm hơn so với tổng dự toán ban đầu. Vì thế, tuy có một số sai sót làm tăng chi phí thực tế trong các khâu nhưng chi phí của tồn bộ dự án cũng khơng tăng so với dự tốn ban đầu.

Đối với công tác quản lý chất lượng dự án. Tuy Ban đã nỗ lực hết mình nhưng trên thực tế, do đây là một công tác hết sức trừu tượng nên không thể tránh khỏi những sai sót. Cụ thể:

Quản lý chất lượng không tốt trong những khâu khảo sát thiết kế, dẫn đến việc phát hiện ra sai sót trong q trình thực hiện gây phát sinh thêm chi phí, hoặc dự tốn nhầm…Ví dụ: Phần san gạt mặt bằng ( tại các gói thầu số 8,9,10) thiết kế tính tốn khối lượng dự tốn chưa chính xác là tăng chi phí. Thiết kế bản vẽ thi cơng khơng hợp lý nên phỉa điều chỉnh lại chiều dài bu lơng tại 25 vị trí với giá trị 8.859.413 đ. Thép chịu lực

của một số vị trí móng cột do thiết kế thi tính thiên cao so với yêu cầu kỹ thuật của cơng trình mà trên thực tế đã sử dụng, làm tăng chi phí trên 800 triệu đ.

Cơng tác thiết kế lập biện pháp thi công chưa sát với thưc jtees dẫn đến cịn sai sót như cự ly vận chuyển đường ngắn, các vị trí lập biện pháp thi cơng móng bằng máy nhưng thực tế qua kiểm tra khơng thể thi cơng bằng máy được như gói thầu 8.

Đối với thực hiện quản lý chất lượng VTTB chủ yếu cung cấp cho cơng tình đều đúng chủng loại, quy cách theo thỏa thuận trong nội dung Hợp đồng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ các chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất và đối với vật tư sản xuất trong nước còn kèm theo các kết quả thử nghiệm do các cơ quan nhà nước có chức năng về kiểm tra tiêu chuẩn đo lường cấp.

Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện cịn có một số loại vật tư nhập khaaor thuộc gói thầu số 3( phụ kiện cách điện) chưa đúng với chủng loại và quy cách so với thiết kế ban đầu và chưa đúng với nội dung của quyết định phê duyệt và hợp đồng kinh tế nhưng khhoong có sự phê duyệt bổ sung cả EVN;

Ban QLDA và các nhà thầu đã thực hiện mua bảo hiểm cơng trình đầy đủ và đúng quy định cho dự án này.

Như vậy dự án đường dây 500KV và trạm biến áp Hà TĨnh- Thường Tín có chiều dài trên 350 Km đi qua 07 tỉnh với địa hình đồi núi phức tạp đã hoàn thành trước thời hạn 03 tháng đánh dấu sự phấn đấu nỗ lực của tập thể lãnh đạo Ban Quản lý dự án các cơng trình Điện miền Bắc. Dự án hoàn thành đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của phụ tải điện miền Bắc, tạo mối liên kết mạnh giữa các khu vực trong hệ thống điện toàn quốc, tăng cường độ vận hành an toàn và ổng định tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án các công trình điện miền bắc tổng công ty truyể (Trang 48 - 51)