Đánh giá về xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam singapore thực trạng và triển vọng (Trang 54 - 58)

2.2. Nhận xét về quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Singapore

2.2.1. Đánh giá về xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore

* Nhận định chung

Qua phân tích kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Singapore so với các nước ASEAN ở trên, chúng ta thấy tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu với ASEAN, Singapore chiếm hơn 60% hàng năm. Về cơ cấu hàng xuất khẩu sang Singapore các năm hầu như khơng có thay đổi nhiều. Trong những năm gần đây, kinh tế khu vực giảm sút, tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào Singapore vẫn được

giữ vững và có chiều hướng tăng vào năm 2001, 2002. Điều đó chứng tỏ sự cố gắng rất lớn của nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.

* Những mặt tích cực

Có thể nói chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hoạch định các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của nước ta. Cùng với sự cố gắng liên tục của các doanh nghiệp, ngồi ra cịn phải nói đến những ưu đãi từ phía chính phủ Singapore đã dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có Việt Nam như:

Singapore là thị trường hoàn toàn tự do với 98 % hàng hoá xuất nhập khẩu với thuế suất bằng 0.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển khẩu hàng hoá (cảng khẩu, đường xá, sân bay... ) và các dịch vụ khác tốt nhất thế giới. Hàng nhập khẩu, tái xuất, chuyển khẩu với thủ tục tối thiểu, lưu kho ngoại quan được hưởng chế độ miễn phí 30 ngày, dễ dàng nối tuyến vận tải đi các khu vực khác. Hàng xuất nhập khẩu từ tất cả các cảng biển Việt Nam đều nối thẳng tới cảng Singapore (thời gian từ 2 -5 ngày), từ đây đi tiếp hoặc chuyển tải hàng đi bất kỳ cảng nào trên thế giới. Thực tế hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam chuyển tải qua cảng này lớn hơn nhiều so với khối lượng hàng mà Việt Nam nhập khẩu trực tiếp vào Singapore.

Hệ thống dịch vụ phục vụ cho kinh doanh rất phát triển, đạt trình độ quốc tế, tin cậy cao như hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, hải quan, viễn thông và các dịch vụ liên quan khác.

Đỗi với hàng hố xuất nhập khẩu của Việt Nam thì Singapore cịn là thị trường tiêu thụ và đầu cầu trung chuyển hàng hoá xuất nhập khảu quan trọn.

Thương nhân ở khu vực này đã quen với cung cách làm ăn, chất lượng chủng loại hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Tại khu vực châu Á, trừ Hồng kơng thì chỉ có Singapore là nơi góp mặt khá đầy đủ các đại diện của các tổ hợp công ty, công ty lớn của các nước phát triển trên thế giới. Chính lực lượng bạn hàng tiểm năng này đã thu hút khối lượng lớn hàng xuất của Việt Nam đi khẵp nơi trên thế giới. Ví dụ: mặt hàng cà phê, riêng cơng ty Toffer của Đức (chi nhánh tại Singapore) đã thực hiện hợp đồng nhập khẩu 1998/1999 trên 150 000 tấn; các hợp đồng nhập khẩu gạo, dầu thô... phần lớn cũng do các công ty châu Âu (chi nhánh tại Singapore) thực hiện hoặc tài trợ tín dụng.

Với những thuận lợi trên, có thể nói hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể phát huy được những lợi thế và còn rất nhiều tiềm năng để tăng khối lượng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này và qua đây đi tiếp các nước trong khu vực hoặc đi các nơi khác trên thế giới.

*Những mặt hạn chế

Mặc dù đã có những cố gắng của cả nhà nước và doanh nghiệp, cùng với những lợi thế rất hấp dẫn của thị trường Singapore, song kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường Singapore vẫn còn rất thấp, rất nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore từ các nước khác. Nguyên nhân chủ yếu là vào thời điểm này hàng xuất khẩu của ta có nhiều bất lợi, do giá của hầu hết những mặt hàng nơng sản có khối lượng kim ngạch lớn của ta giá bị giảm, không ổn định; do kinh tế khu vực bị suy giảm (những nước mà Singapore nhập khẩu hàng của Việt Nam để tái xuất sang như Indonesia, Philipin ... đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lớn). Ngồi những ngun nhân chủ yếu trên Việt Nam cịn gặp phải những khó khăn như:

+ Đặc điểm thị trường hàng hoá Singapore hiện nay là tăng nhanh nhập khẩu hàng công nghiệp, bán thành phẩm công nghiệp nhằm chuyển hố nhanh thành hàng cơng nghiệp để xuất khẩu, tái xuất khẩu đạt tới thu về lợi nhuận cao. Trong khi đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này chưa có những chuyển biến về căn bản để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của thị trường, mà chủ yếu vẫn tập trung vào hàng nông lâm sản sơ chế thô.

Chúng ta vẫn còn nhiều yếu kém, non nớt về nhận thức. Nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng “ phải bán tới tận tay người mua hàng, không qua trung gian mới là hiệu quả. Điều đó chỉ đúng trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ tầm về mọi mặt. Tiến tới mục tiêu “ xuất khẩu thẳng không qua trung gian “ là một q trình đầy khó khăn và lâu dài. Trước mắt các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung vai trò trung gian của các Tập đoàn đa, xuyên quốc gia có mặt tại địa bàn này, phải coi đây là một lực lượng bạn hàng quan trọng, tiềm năng về nhiều mặt.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhiều năm tại thị trường này, song ít chịu nghiên cứu chưa linh hoạt để nắm được đặc điểm từng kênh phân phối, các quy chế luật lệ, tập quán làm ăn không rút ra được những kinh nghiệm cần thiết ... hệ quả là họ đã không khai thác được những lợi thế của khu vực thị trường tự do Singapore, thế mạnh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy, trong kinh doanh cịn chịu nhiều thua thiệt do thiếu hiểu biết, nonkém trong kinh doanh, trong khiếu kiện, cũng như trong vận dụng phương thức, nắm bắt thời cơ có lợi cho kinh doanh của doạnh nghiệp mình.

Cịn nhiều doanh nghiệp của Việt Nam còn làm ăn theo lối mòn, manh mún, chưa mạnh dạn tìm các phương thức làm ăn mới, chưa dám mở rộng tầm hoạt động kinh doanh vươn xa hơn như các hình thức làm ăn rất phổ biến tại địa bàn này, liên doanh, liên kết, mở các công ty, chi nhánh, đại lý bán hàng hoặc

văn phòng đại diện để chiếm lĩnh, thâm nhập thị trường nhằm bành trướng kinh doanh sang đầu cầu này.

Từ các phân tích trên, chúng ta thấy hạn chế lớn nhất của Việt Nam là không đẩy mạnh được khả năng tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Singapore xuất phát chính từ phía chủ quan của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là chưa mạnh dạn từ bỏ cách làm ăn manh mánh, chưa có cách nhìn lâu dài về bạn hàng, về cơ cấu mặt hàng, từ đó để có sự đầu tư phù hợp, chuyển đổi nhanh cơ cấu, tăng chất lượng, xây dựng uy tín, tăng sức cạnh tranh và đặc biệt chưa dám mạnh dạn thay đổi phương thức kinh doanh theo sự thay đổi của thị trường và xu thế hội nhập khu vực, vươn xa hơn tầm kinh doanh của doanh nghiệp.

Tóm lại, chúng ta phải hiểu rằng quan hệ thương mại với Singapore thực chất là quan hệ được với rất nhiều nước và khu vực trên thế giới đặcbiệt là những thị trường lớn như thị trường Mỹ và châu Âu. Do vậy, khi quan hệ buôn bán với Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn ý thức rằng, ngoài những thuận lợi từ phía Singapore đem lại, thì nền kinh tế Singapore cũng ẩn chứa đầy rủi ro nguy hiểm; thị trường Singapore hầu như hoàn toàn lệ thuộc vào các bạn hàng kiêm các nhà đầu tư lớn, chịu chung ảnh hưởng mỗi khi những nền kinh tế lớn tăng trưởng hoặc gặp khó khăn, giảm sút. Mỗi doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm có những đối sách hợp lý trước mắt cũng như lâu dài để tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Singapore trong những năm tới đây.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại việt nam singapore thực trạng và triển vọng (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)