Phân tích ngành và lĩnh vực đầu tư.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 33 - 35)

- Cơng nghệ và thiết bị có hiện đại không, giá cả, phương thức mua và thanh tốn máy móc, thiết bị có hợp lý và đầy đủ hay khơng.

c. Phân tích ngành và lĩnh vực đầu tư.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng dưới ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu: một là, sự gia tăng dân số thế giới; hai là, thủy sản có khả năng thay thế khá hồn hảo đối với các loại thịt gia súc, gia cầm. Nhân tố thứ hai đã trở thành xu hướng chung của thế giới từ những thập niên cuối thế kỷ 20, đặc biệt là tại châu Âu như Anh, Bỉ, Pháp,… Ngày nay, xu hướng này càng được cũng cố vững chắc hơn do mức an toàn về vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn các loại thực phẩm khác (50% thủy sản đánh bắt từ môi trường tự nhiên), trong khi đó dịch bệnh ở gia súc, gia cầm có chiều hướng gia tăng, như dịch bệnh bị điên, dịch cúm gà, bệnh than… Do ưu điểm của loại thực phẩm này, nhu cầu tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới đã tăng mạnh và tạo thành làn sóng chuyển từ tiêu dùng thịt gia cầm sang tiêu dùng thủy sản. Đây là một trong những thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng và trong đó có cơng ty CMFISH – một doanh nghiệp hàng đầu của Cà Mau trong lĩnh vực này.

Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trên lãnh thổ Việt Nam, NHCT Việt Nam không thể nào không chọn con đường cùng đi chung bền vững với ngành thủy sản, ngành hàng Việt Nam đang có nhiều lợi thế so sánh và có triển vọng thị trường nhất trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế toàn cầu sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, ngành kinh tế đứng vị trí thứ ba mang lại ngoại tê cho đất nước, ngành kinh tế có nhu cầu và khả năng sử dụng nhiều loại sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (tín dụng, bảo lãnh, thanh tốn quốc tế, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ ATM và thẻ tín dụng quốc tế, các dịch vụ ngân hàng trong nước) để phát triển toàn diện hoạt động ngân hàng.

Đối với Cà Mau – một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu là sản xuất, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản – thì hoạt động của NHCT Cà Mau

chỉ có thể tồn tại và phát triển hoạt động khi nó đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu thủy sản, trong đó cơng ty CMFISH ln là một khách hàng đáng tin cậy. Do đó, việc thẩm định và xét duyệt cho vay có hiệu quả đối với dự án nhà máy CMFISH vừa có mục tiêu tạo nguồn thu lâu dài cho ngân hàng vừa có mục tiêu giữ vững, củng cố và phát huy mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng quan trọng này.

3.3.1.2 Thẩm định mục tiêu đầu tƣ và hình thức đầu tƣ. * Tên dự án: “Đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu * Tên dự án: “Đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu

CMFISH”.

* Chủ đầu tư: Công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất

nhập khẩu CMFISH.

* Mục tiêu đầu tư: đầu tư xây mới, kết hợp với thanh lý nhà máy sản

xuất cũ của công ty đang gây ô nhiễm môi trường nội ô thành phố Cà Mau, từ đó tạo điều kiện để tiếp tục phát triển lĩnh vực sản xuất kinh doanh của cơng ty trong tương lai.

* Hình thức đầu tư và thời gian đầu tư: Nhà máy chế biến thủy sản

CMFISH được xây dựng tại địa điểm mới theo hình thức đầu tư kết hợp với những đặc điểm sau:

+ Xây dựng mới toàn bộ nhà máy với mục tiêu tạo phân xưởng sản xuất phù hợp với quy hoạch phát triển đơ thị và trình độ cơng nghệ chung của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu hiện nay. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải một cách khoa học, tiên tiến nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP. Xây dựng mới nhà làm việc, văn phịng điều hành, hệ thống cấp thốt nước, giao thông nội bộ, thông tin liên lạc…

+ Thanh lý hầu hết các trang thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện có vì nó đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp với u cầu hiện nay, để thu hồi một số tiền, bổ sung vào vốn tự có để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mới.

+ Đầu tư mua sắm mới hầu hết các trang thiết bị, dây chuyền sản xuất mới để lắp đặt cho nhà máy mới của công ty.

3.3.2 Thẩm định công ty CMFISH (chủ đầu tƣ dự án).

Khi thẩm định một dự án đầu tư nếu chỉ quan tâm đến tính khả thi dự án khơng thì chưa đủ, vì nếu dự án khả thi mà chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, quản lý và điều hành thì khi triển khai trên thực tế, dự án sẽ không thể đạt được kết quả như dự kiến, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do vậy ta cần thẩm định chủ đầu tư như một bước đi kèm với dự án để đánh giá khả năng tài chính, tư cách pháp nhân và năng lực đầu tư của chủ đầu tư để xem xét xem dự án có được đảm bảo bởi chủ đầu tư đủ năng lực hay không. Dự án nhà máy CMFISH do công ty CMFISH đầu tư, nên ta cần thẩm định công ty này trên các vấn đề như sau:

3.3.2.1 Thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn.

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng đầy đủ, hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh năm 2005, 2006 cũng đảm bảo yêu cầu.

- Địa điểm đầu tư của dự án có đủ điều kiện xử lý tránh tình trạng ơ nhiễm mơi trường. (quy hoạch dự án ở phần phụ lục 04; 05; 06)

- Dự án của khách hàng được UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định 1027/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2006.

- Mục đích xin vay của khách hàng hợp pháp và phù hợp với chủ trương theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Chính Phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.

3.3.2.2 Thẩm định năng lực của công ty CMFISH.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)