Đối với Ngân hàng Công Thƣơng Cà Mau.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 96 - 98)

CV NPV = NPV kivong

b. Loại tài sản đảm bảo và giá trị tài sản đảm bảo.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Công Thƣơng Cà Mau.

Ngân hàng Công Thương Cà Mau trải qua quá trình hoạt động lâu dài đã đút kết được rất nhiều kinh nghiệm trong thẩm định dự án, nhất là các dự án về thủy sản như dự án CMFISH vì đây là thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Trong thời gian qua, chi nhánh đã tiếp nhận và thẩm định được khá nhiều dự án thuộc lĩnh vực này nhưng nhìn chung là các dự án tương đối nhỏ, còn đối với dự án nhà máy CMFISH là dự án khá lớn và quy mô trong tỉnh nên NHCT Cà Mau cần phải hết sức thận trọng và kỹ càng để vừa mang lại lợi ích cho ngân hàng, vừa củng cố được khách hàng lớn như CMFISH. Cụ thể, Ngân hàng Công Thương Cà Mau cần chú trọng một số vấn đề sau khi thẩm định dự án nhà máy CMFISH nói riêng và các dự án về chế biến thủy sản nói chung:

- Khơng rập khn theo quy trình thẩm định chung của Ngân hàng Công Thương Việt Nam mà chi nhánh cần có sự linh hoạt trong các mặt thẩm định tùy theo lĩnh vực của dự án, như lĩnh vực chế biến thủy sản của dự án CMFISH là một lĩnh vực thế mạnh của tỉnh thì ngân hàng có thể khơng chú trọng q chi tiết đến quy trình cơng nghệ, quy trình sản xuất hoặc máy móc thiết mà chỉ nên xem xét tính khả thi của chúng mà thôi để đảm bảo thời gian thẩm định không kéo dài gây sự lãng phí cho ngân hàng và gây sự chờ đợi cho khách hàng.

- Lập kế hoạch thẩm định trước khi thẩm định để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong q trình thẩm định.

- Phân cơng cán bộ thẩm định có kinh nghiệm và năng lực để thẩm định những dự án lớn như dự án nhà máy CMFISH.

- Lãnh đạo ngân hàng cần giám sát chặt chẽ hơn đối với công tác thẩm định dự án và xét duyệt cho vay tại chi nhánh ngân hàng mình, để kịp thời phát hiện những sai sót và điều chỉnh đúng lúc.

- Đưa cán bộ tín dụng đi học tập, bỗi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhằm làm tốt các cơng tác tại ngân hàng, trong đó có cơng tác thẩm định – một công tác rất quan trọng của bất kỳ một ngân hàng nào.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan trong việc thẩm định dự án đầu tư để từ đó có thêm những thơng tin đầy đủ hơn về khách hàng và về dự án mà ngân hàng cần thẩm định.

- Đội ngũ cán bộ tín dụng làm cơng tác tín dụng tại ngân hàng hiện nay còn thiếu, nên trong thời gian tới chi nhánh cần huy động và tuyển dụng thêm những cán bộ có năng lực để làm công tác này được tốt hơn.

- Kiến nghị với NHCT Việt Nam về những vấn đề mà chi nhánh gặp khó khăn như: hạn mức xét duyệt cho vay vào dự án của chi nhánh.

- Ưu đãi và khuyến khích đối với chủ đầu tư chiến lược của ngân hàng để họ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng khi thẩm định của ngân hàng sẽ giảm xuống.

- Lưu trữ đầy đủ những thông tin về khách hàng để làm cơ sở cho việc đánh giá khách hàng được thuận tiện hơn mỗi khi khách hàng có dự án xin vay vốn tại chi nhánh.

- Có chính sách khuyến khích phù hợp với các cán bộ của ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ làm công tác thẩm định để khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Chẳng hạn như đối với dự án nhà máy CMFISH là dự án lớn, công tác thẩm định tốn nhiều thời gian và cơng suất thì lãnh đạo ngân hàng cần có chính sách khen thưởng đối với đội ngũ cán bộ làm tốt dự án này.

- Xin ý kiến của Ngân hàng Công Thương Việt Nam trong những trường hợp dự án đầu tư có quy mơ về vốn vượt quyền phán quyết của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư xây mới nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu CMFISH tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)