VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
5.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh với quyết định vay
Nhìn vào bảng mối liên hệ giữa việc tham gia tín dụng ngân hàng với mức độ cạnh tranh của từng doanh nghiệp (mức độ cạnh tranh do chủ doanh nghiệp tự đánh giá), em thấy những doanh nghiệp ý thức mức độ cạnh tranh
cao sẽ vay nhiều hơn 83,3% doanh nghiệp loại này vay và 60% doanh nghiệp loại còn lại vay.
Bảng 19: SỐ DOANH NGHIỆP CĨ VAY VÀ KHƠNG VAY PHÂN THEO MỨC ĐỘ CẠNH TRANH
Mức độ cạnh tranh Tổng
Không cao Cao
Phân loại Không vay Số doanh nghiệp 6 6 12 % 40,0% 16,2% 23,1% Có vay Số doanh nghiệp 9 31 40 % 60,0% 83,8% 76,9% Tổng 15 37 52
KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ MẪU
Value Asymp. Sig.
(2-sided) Exact Sig. (2-sided) Exact Sig. (1-sided) Pearson Chi-Square 3,401 0,065 Likelihood Ratio 3,191 0,074
Fisher's Exact Test 0,081 0,072
(Nguồn: Tính tốn từ số liệu thu thập trực tiếp năm 2006)
Giả thiết đặt ra H0: mức độ cạnh tranh khơng có liên hệ với quyết định vay hay quyết định vay không bị ảnh hƣởng bởi mức độ cạnh tranh trong tổng thể.
Kết quả xử lý các loại kiểm định, kiểm định Chi bình phƣơng cho giá trị 3,401 với độ tự do 1 cho mức ý nghĩa 6,5% < 15% do đó em bác bỏ giả thiết H0. Do bảng chéo của mối liên hệ này có dạng 2x2 nên số ơ quan sát thấp do đó để tăng thêm độ tin cậy của kiểm định, em sử dụng thêm loại thống kê khác là Fisher’s Exact. Giá trị ý nghĩa quan sát khi kiểm định 2 chiều là 8,1% và kiểm định 1 chiều là 7,2% của kiểm định này cho giá trị thấp hơn mức xử lý 15%. Do đó, em kết luận rằng với tập dữ liệu có đƣợc, có đủ bằng chứng để nói rằng mức độ cạnh tranh có liên hệ với quyết định vay.