Đa dạng hoá nguồn vốn để đầu tư TSCĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị tài sản cố định tài công ty TNHH xây dựng tiên du (Trang 50)

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TSCĐ TẠI CÔNG TY

3.2 Các hướng giải quyết vấn đề phát hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản trị

3.2.2 Đa dạng hoá nguồn vốn để đầu tư TSCĐ

Qua phân tích ban đầu, có thể thấy cơng ty chỉ sử dụng phần vốn tự có để đầu tư mua sắm, đổi mới TSCĐ của mình. Cơng ty khơng sử dụng thêm bất cứ nguồn vốn nào khác, do đó việc đổi mới tồn diện TSCĐ của cơng ty còn nhiều hạn chế. Trong những năm tới, cơng ty nên có những hình thức huy động vốn khác để có thể tiến hành đầu tư đổi mới TSCĐ đồng thời nâng cao chất lượng TSCĐ.

 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng.

Do cơng ty chưa tiến hành cổ phần hố nên nguồn vốn có thể huy động thêm chủ yếu vẫn là nguồn vay từ các tổ chức tín dụng, mà cụ thể là các ngân hàng thương mại.

Với hình thức này, cơng ty có thể huy động được một lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các NHTM tham gia thẩm định dự án nếu có nhu cầu vay đầu tư lớn. Tuy hình thức huy động này sẽ giúp cơng ty nâng cao được hiệu quả hoạt động nhờ địn bẩy tài chính, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay thì việc tiếp cận với nguồn vốn vay không phải là dễ dàng hơn nữa chi phí vay vốn lại có nhiều biến động, do đó cơng ty cần tính tồn và lập kế hoạch vay vốn một cách cẩn trọng và hợp lý, tránh tình trạng sau khi vay vốn đầu tư lợi ích mang lại khơng đủ bù đắp cho những chi phí phát sinh (trong đó bao gồm cả chi phí lãi vay).

Ngồi ra, để thực hiện được những hợp đồng vay vốn lớn với NHTM, doanh nghiệp cần phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán và nhiều khi phải chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt nghèo. Hơn nữa, cơng ty có thể sẽ bị kiểm sốt các hoạt động trong thời gian cho vay…

Bỏ qua những hạn chế nêu trên thì đây là một nguồn vốn mà cơng ty nên quan tâm khai thác để có thể đáp ứng nhu cầu vồn cần thiết để đổi mới và nâng cấp chất lượng TSCĐ của mình.

 Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp

Hình thức tín dụng thương mại mà cơng ty có thể sử dụng là trong các trường hợp sau: khi cơng ty mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải theo hình thức trả chậm. sẽ chỉ có được hình thức tín dụng này nếu được ghi rõ trong hợp đồng mua bán về giá cả, số lần trả và số tiền trả mỗi lần, khoảng cách giữa các lần thanh tốn. Như vậy cơng ty có TSCĐ dung ngay mà chưa phải thanh tốn tồn bộ giá mua của tài sản, số tiền chưa phải trả là số tiền doanh nghiệp chiếm dụng được của nhà cung ứng.

3.2.3 Hồn thiện cơng tác tính khấu hao

Hiện nay, trong cơng tác tính khấu hao TSCĐ cơng ty chỉ áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng đối với tất cả các loại TSCĐ của mình. Phương pháp này có tính chất đơn giảnm dễ sử dụng, mức khấu hao ổn định song có hạn chế lớn đó là đã bình qn hố mức khấu hao theo thời gian của TSCĐ. Do đó khơng phản ánh đúng mức độ sử dụng TSCĐ cũng như tốc độ hao mòn của nó. Với tỷ lệ nhất định, cơng ty đã gặp khó khăn trong việc trích khấu hao ở những năm cuối do năng lực sản xuất của TSCĐ giảm dần theo quá trình hoạt động. Việc này làm giảm tốc độ thu hồi vốn đầu tư và đổi mới TSCĐ. Đặc biệt phương pháp khấu hao đường thẳng khi áp dụng đối với TSCĐ là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải thì khơng hợp lý. Áp dụng phương pháp trên sẽ kéo dài thời gian thu hồi vốn đầu tư để đổi mới phương tiện vận tải, dễ dẫn tới tình trạng có nhiều máy móc thiết bị và phương tiện vận tải khơng cịn đủ điều kiện kỹ thuật để vận hành, làm cho hiệu quả hoạt động giảm trong khi chi phí vận hành lại cao, gây thiệt hại về mặt kinh tế cho cơng ty.

Do đó, để đảm có quỹ khấu hao để thực hiện tái đầu tư TSCĐ, nhanh chóng đổi mới máy móc thiết bị và đặc biệt là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải thì

cơng tác khấu hao cần tính đến các yếu tố như sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự biến động của giá cả, mức hoạt động của TSCĐ…

Đối với máy móc thiết bị và phương tiện vận tải cơng ty có thể chuyển sang phương pháp khấu hao theo sản lượng. Đây là phương pháp khấu hao trong đó tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định trên cơ sở số lượng, khối lượng sản phẩm (sản lượng) mà TSCĐ thực tế sản xuất được trong kỳ và sản lượng biểu hiện thời gian sử dụng hưu ích của TSCĐ.

Cơng thức tính:

M(t) = S(t)×mo mo = NG/So Trong đó:

NG: ngun giá TSCĐ

M(t): mức trích khấu hao TSCĐ trong kỳ thứ t

So: tổng sản lượng theo công suất thiết kế của TSCĐ (số chuyến hoặc số vật liệu chuyên chở…)

S(t): sản lượng thực tế mà TSCĐ sản xuất được trong kỳ thứ t mo: mức trích khấu hao bình qn cho một đơn vị sản phẩm

3.2.4 Nâng cao chất lượng cơng tác bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ

Bảo dưỡng, sửa chữa là hoạt động cần thiết cho mọi doanh nghiệp. mọi yếu tố cấu thành doanh nghiệp: mặt bằng, nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…đều cần được bảo dưỡng và sửa chữa.

Hiện nay, với mỗi nhóm TSCĐ cơng ty áp dụng một chu kỳ bảo dưỡng chung cho tất cả không phân biệt TSCĐ mới hay cũ. Điều này là khơng hợp lý do các TSCĐ càng cũ thì tốc độ hao mịn sẽ càng lớn do đó nó địi hỏi phải có một chu kỳ bảo dưỡng và sửa chữa ngắn hơn so với các TSCĐ mới được đưa vào sử dụng. Nên trong thời gian tới cơng ty cần có sự điều chỉnh trong việc xác định các chu kỳ

sửa chữa cho các loại TSCĐ của mình đồng thời cũng nâng cao chất lượng cơng tác bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo nâng suất hoạt động của TSCĐ.

Để công tác sửa chữa bảo dưỡng được tốt công ty cần nâng cao chất lượng cơng tác sửa chữa, bảo dưỡng dự phịng theo kế hoạch. Trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng lên hoạch bảo dưỡng và sửa chữa, các nội dung cơ bản của kế hoạch này mà công ty cần chú ý là:

- Các công việc bảo dưỡng và sửa chữa cụ thể trong từng kế hoạch. - Xác định thời gian ngừng sản xuất để tiến hành hoạt động sửa chữa. - Xác định thứ tự ưu tiên các công việc bảo dưỡng, sửa chữa.

- Xác định tiến độ thời gian tiến hành đối với mỗi công việc. - Xác định các nguồn lực: lao động, vật tư, dụng cụ,…

- Những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, tiến độ và chất lượng.

Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phải được xây dựng trên cơ sở phân tích các nhân tố: dự báo tình trạng hao mòn đối với từng tài sản, thiết bị; kế hoạch sản xuất, kế hoạch huy động và sử dụng tài sản và thiết bị. Việc lập kế hoạch có chính xác thì các TSCĐ được bảo dưỡng đúng tiến độ, đảm bảo nâng cao chất lượng TSCĐ và nâng cao hiệu quả công tác quản trị TSCĐ cho công ty.

Chế độ sửa chữa theo lệnh: là chế độ sửa chữa chỉ được tiến hành khi phát hiện đối tượng sửa chữa bị hư hỏng và phát lệnh sửa chữa. Theo chế độ này các bộ phận phụ trách việc sửa chữa đều bị động trước việc ngừng hoạt động và tiến hành sửa chữa.

Trong hai chế độ bảo dưỡng và sửa chữa trên, công ty nên áp dụng chế độ bảo dưỡng và sửa chữa dự phịng, áp dụng chế độ này TSCĐ của cơng ty, đặc biệt là các loại máy móc thiết bị và phương tiện vận tải sẽ hạn chế hao mòn, ngăn ngừa được những hư hỏng bất thường, đảm bảo tài sản, thiết bị luôn ở trạng thái hoạt động ổn định.

3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ cơng nhân viên

 Đối với cán bộ quản lý

Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho công ty, đảm bảo cho cơng ty có thể phát triển mạnh mẽ, nhận thức được điều này, cơng ty cần:

- Khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ, tạo cơ hội cho họ tự phấn đấu vươn lên.

- Chăm lo công tác đào tạo về mọi mặt như đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ngày càng tiên tiến và hiện đại. cần đặt ra yêu cầu cho hok là phải thường xuyên cập nhật thông tin về các công nghệ hiện đại mà cơng ty chưa có điều kiện đầu tư để có thể tham mưu cho ban lãnh đạo khi cơng ty tiến hành đổi mới TSCĐ.

 Đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sử dụng TSCĐ

Hiệu quả sử dụng TSCĐ phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động này bởi họ là những người trực tiếp sử dụng TSCĐ. Do máy móc thiết bị, phương tiện vận tải ngày càng hiện đại hố nên trình độ của họ cũng phải được nâng cao để phát huy tính năng của chúng.

Để nâng cao trình độ của cán bộ cơng nhân viên, cơng ty cần:

- Khuyến khích họ có vai trị tự chủ, năng động sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc thông qua chế độ lương, thưởng…

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cơng nhân viên, giúp họ hồn thiện kỹ năng sử dụng các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.

- Tuyển dụng các lái xe phải là người đã được đào tạo qua trường lớp một cách kỹ lưỡng, có tay nghề, có tinh thần trách nhiệm và ý thức trong công việc…

3.3 Kiến nghị

Để tạo điều kiện hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị TSCĐ tại công ty xây dựng Tiên Du, theo em cơng ty cần phải có một mơi trường hoạt động phát triển và linh hoạt. Do đó, em xin đề xuất một số ý kiến sau:

- Xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong đó có thị trường bất động sản.

Chúng ta đều biết thị trường bất động sản liên quan nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là liên quan thị trường tài chính, tiền tệ, các lĩnh vực sản xuất như vật liệu xây dựng, thép, nội thất; ngồi ra cịn cung ứng hạ tầng cho các khu công nghiệp để tạo nền tảng cho một nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, thị trường bất động sản khó khăn sẽ gây ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác mà nó cịn làm giảm thu nhập của người lao động, ảnh hưởng việc giải quyết lao động, việc làm, do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của nền kinh tế và tất cả mọi người dân sẽ chịu thiệt thịi khi nền kinh tế thiếu tăng trưởng. Vì vậy, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản là một nhiệm vụ cần thiết.

- Hồn thiện cơ chế quản lý vĩ mơ của Nhà nước về quản lý TSCĐ trong các doanh nghiệp.

Sự đổi mới, hồn thiện cơ chế quản lý vĩ mơ của Nhà nước về TSCĐ trong các doanh nghiệp cũng có những tác động mạnh mẽ tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, hệ quả quản trị TSCĐ của các doanh nghiệp. Một cơ chế chính sách hợp lý của Nhà nước sẽ là điều kiện thuận lợi tạo đà khuyến khích các doanh nghiệp phát triển. Do đó với cơng tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, ở tầm vĩ mô Nhà nước cần có chính sách hợp lý để hướng các doanh nghiệp đầu tư, mua sắm TSCĐ sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình, đồng thời Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như ưu đãi về thuế…

Việc quản lý sử dụng TSCĐ là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ sẽ giúp cơng ty nắm được tình hình thực tế về quản lý và sử dụng TSCĐ, trên cơ sở đó có thể đánh giá được những thành công và những điểm tồn tại, bất hợp lý trong quản lý sử dụng TSCĐ, đề xuất các biện pháp để hồn thiện cơng tác quản trị TSCĐ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.

KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu

Khố luận nghiên cứu thực trạng cơng tác quản trị TSCĐ tại công ty xây dựng Tiên Du. Trong q trình phân tích, nghiên cứu em nhận thấy tuy công ty khá chú trọng tới công tác đầu tư TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên công tác quản trị TSCĐ tại cơng ty cịn tồn tại nhiều điểm chưa hợp lý, làm sụt giảm hiệu suất sử dụng TSCĐ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của công ty. Cụ thể: tuy công ty xây dựng kế hoạch mua sắm TSCĐ nhưng do công tác khai thác và tạo lập nguồn tài trợ để hình thành TSCĐ chưa thật hợp lý khiến cho công tác này chưa được thực hiện một cách tồn diện; cơng tác xây dựng và tổ chức các quy trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chưa TSCĐ có được đưa ra nhưng chưa cụ thể, rõ ràng với từng loại TSCĐ tại công ty khiến TSCĐ dễ bị hư hỏng, gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế cho công ty; việc lập kế hoạch khấu hao và thưc hiện kế hoạch khấu hao chưa thật phù hợp khiến công tác khâu hao không đem lại hiệu quả thu hồi vốn cao để tiếp tục tiến hành đầu tư đổi mới TSCĐ.

Bắt nguồn từ những vấn đề nêu trên, em có đưa ra một số hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả quản trị TSCĐ tại công ty, cụ thể: Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ; đa dạng hoá nguồn vốn để đầu tư TSCĐ; hồn thiện cơng tác tính khấu hao; nâng cao chất lượng cơng tác bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ; nâng cao trình độ cán bộ cơng nhân viên.

2. Hạn chế nghiên cứu và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo

Do hiểu biết còn hạn chế, hơn nữa thời gian thực tập có hạn nên đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Những đánh giá trong bài cịn mang nhiều tính lý thuyết, các kết luận cịn chưa đề cập tới quy mơ hoạt động, môi trường kinh doanh tại địa bàn hoạt động của cơng ty…nên bài khố luận chưa thật sự bao quát và hoàn thiện. Để bài khố luận có thể hồn thiện hơn em mong nhận được sự nhận xét cũng như góp ý từ các thầy cơ giáo.

Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu em nhận thấy hoạt động huy động vốn của cơng ty cịn nhiều điểm hạn chế, xuất phát từ thực tế đó, em xin đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là: Giải pháp phát triển nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng Tiên Du.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty xây dựng Tiên Du giai đoạn 2010-2012

2. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” của Trường Đại học Thương Mại – Nhà xuất bản thống kê năm 2007 – PGS.TS. Đinh Văn Sơn

3. Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp” của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

4. Giáo trình “Quản trị doanh nghiệp” của Học viện Tài chính

5. Giáo trình” Quản trị tài chính doanh nghiệp” của Trường Đại học Thương Mại

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) quản trị tài sản cố định tài công ty TNHH xây dựng tiên du (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)