Kết luận chƣơng 3.

Một phần của tài liệu tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích phủ tin trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu s45c (Trang 109)

- Dùng phương pháp tưới trực tiếp bằng dầu phức hợp Sunua Phrezon.

3.5. Kết luận chƣơng 3.

Nội dung chính của chương này là tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số vận tốc cắt V và lượng chạy dao S với chiều sâu cắt không đổi t = 6,84mm đến tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích phủ TiN trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu S45C. Quá trình được thực hiện trong điều kiện sản xuất thực tế trên máy phay lăn răng 53A80 tại Công ty TNHH Thuận Phát Thái Nguyên. Sau khi thực nghiệm xong, tác giả đã giải quyết được một số vấn đề sau:

 Đã tiến hành thí nghiệm thành công và thu được kết quả đảm bảo độ tin cậy.

 Đã so sánh được tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích phủ TiN trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu S45C là hầu như không đổi vì

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TN

HDKH: PGS.TS Nguy & 107

sau khi mòn mặt sau vẫn còn lớp phủ nên khi mài lại theo mặt trước ta được dụng cụ cắt như là mới tinh.

 Xây dựng được các đồ thị quan hệ lượng mòn mặt sau theo thời gian, độ nhám bề mặt Ra, Rz theo thời gian của dao phay đĩa xích trước và sau khi mài sắc lại.

 Đã xây dựng được mối quan hệ giữa các thông số công nghệ (v,s) với chiều sâu cắt không đổi t = 6,84mm đến tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích phủ TiN trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu S45C như sau: T = e10,923.V-1,209.S-0,799 ( phút). Mô hình cho phép đánh giá ảnh hưởng của chế độ cắt đến tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích và cũng là cơ sở lựa chọn chế độ cắt hợp lý hoặc tối ưu.

Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 4.1. Kết luận

Trong giới hạn nghiên cứu và điều kiện trang thiết bị thí nghiệm, được sự định hướng và hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quốc Tuấn, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài với nội dung : Tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích phủ TiN trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu S45C. Sau một thời gian thực hiện tích cực và nghiên túc đề tài đã hoàn thành và đạt được những kết quả sau:

- Đã nêu được nghiên cứu tổng quan về ứng dụng của phủ trong cắt kim loại.

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TN

- Đã nghiên cứu lý thuyết về mòn và tuổi bền của dụng cụ cắt, từ đó đưa ra được định hướng nghiên cứu của đề tài.

- Đã xây dựng được mô hình và ma trận quy hoạch thực nghiệm phù hợp với nội dụng và mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

- Đã so sánh được tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích phủ TiN trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu S45C là hầu như không thay đổi vì sau khi mòn mặt sau vẫn còn lớp phủ nên khi mài lại theo mặt trước ta được dụng cụ cắt như là mới tinh.

- Đã xây dựng được các đồ thị quan hệ lượng mòn mặt sau theo thời gian, độ nhám bề mặt Ra, Rz theo thời gian của dao phay đĩa xích trước và sau khi mài sắc lại.

- Đã xây dựng được mối quan hệ giữa các thông số công nghệ (v,s) với chiều sâu cắt không đổi t = 6,84mm đến tuổi bền của dao phay lăn răng đĩa xích phủ TiN trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu S45C như sau: T = e10,923.V-1,209.S-0,799 ( phút), mô hình cho phép đánh giá ảnh hưởng của chế độ cắt đến tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích và cũng là cơ sở lựa chọn chế độ cắt hợp lý hoặc tối ưu. Hàm hồi quy trên là hàm lôgarit bậc nhất, tuy nhiên trong điều kiện nhất định nào đó tác giả khuyến cáo nên dùng hàm logarit bậc hai để nhận được kết quả toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích phủ tin trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu s45c (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)