(.4) Trong đó: VB ave là chiều cao trung bình của vùng mòn

Một phần của tài liệu tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích phủ tin trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu s45c (Trang 54)

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TN

Thể tích mòn mặt trước: 𝑉𝑐𝑡 = 2𝑏 𝐾𝐵−𝐾𝐹 𝐾𝑇3 (2.5)

Các kích thước dùng để xác định mòn chỉ trên hình 2.16. Có thể đo bằng kính hiển vi dụng cụ, thiết bị quanh học khác hoặc bằng phương pháp chụp ảnh. Ngoài ra người ta còn đo khối lượng dụng cụ và sử dụng phương pháp đo radiotracer( phương pháp đồng vị phóng xạ) để xác định.

2.1.6. Ảnh hƣởng của mòn dụng cụ đến chất lƣợng bề mặt gia công

Khi mòn sẽ làm cho hình dạng và các thông số hình học phần cắt của dụng cụ thay đổi, dẫn đến các hiện tượng vật lý sinh ra trong quá trình cắt thay đổi( như nhiệt cắt, lực cắt…) và ảnh hưởng xấu đến chất lượng bề mặt gia công.

2.1.7. Mòn của dao phay lăn đĩa xích

Nhìn chung các dạng mòn và cơ chế mòn của dao phay lăn đĩa xích cũng giống như các dạng và cơ chế mòn của dụng cụ cắt nói chung. Nhưng về cơ bản ta thấy rằng mòn của dao phay lăn đĩa xích chủ yếu mòn theo mặt sau và hiện tượng mòn chủ yếu là do cào xước bề mặt giữa dao và chi tiết gia

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TN

công. Tuy nhiên sự mòn xảy ra rất chậm. Ở giai đoạn đầu hiện tượng mòn xẩy ra nhanh hơn nhưng sang giai đoạn thứ hai thì hiện tượng mòn xẩy ra rất chậm do thời kỳ làm việc của dao phụ thuộc vào các điều kiện gia công và có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến sự mòn của dao. Đặc biệt là việc lựa chọn dung dịch bôi trơn và lựa chọn chế độ cắt hợp lý cho quá trình gia công.

Đối với dao phay đĩa xích phủ TiN trong nghiên cứu này thì khi dao mới nó được phủ cả mặt trước và mặt sau nhưng khi mài sắc lại thì chỉ mài sắc theo mặt trước. Vì vậy dao sau khi được mài sắc lại chỉ có mặt sau còn lớp phủ dẫn đến tuổi bền của dao sau khi mài sắc có thể thay đổi nhưng trong thực tế lại chưa có nghiên cứu để xác định vấn đề này. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng việc nghiên cứu tuổi bền của dao phay đĩa xích phủ TiN trước và sau khi mài sắc lại là rất cần thiết và khả thi.

2.1.8. Các phƣơng pháp đo mòn dụng cụ cắt

Nhìn chung khi dụng cụ cắt mòn đến giới hạn cho phép thì khả năng cắt gọt kém, chất lượng sản phẩm và năng suất giảm. Biểu hiện để có thể nhận biết được thời điểm này là:

- Kích thước gia công tăng đột biến: Biểu hiện này thường xuất hiện khi dao bị sứt, mẻ hoặc mòn khốc liệt.

- Hình dạng phoi thay đổi: Do dụng cụ cắt mòn quá nên hình dáng hình học phần cắt bị thay đổi dẫn đến sự biến dạng của vật liệu gia công thay đổi. Hình dạng và cách thức ra phoi thay đổi đột ngột.

- Chất lượng bề mặt gia công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra: Thông thường đánh ra qua hai thông số Ra, Rz.

- Có xuất hiện vạch sáng trên chi tiết: Do dụng cụ cắt mòn, tính chất cắt gọt của dụng cụ cắt thay đổi, nhiệt cắt tăng làm tăng biến dạng dẻo.

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TN

- Có tiếng kêu khác thường - Rung động xẩy ra lớn - Lực cắt tăng đột biến…

Các hiện tượng trên chứng tỏ dụng cụ cắt đã mòn đến gần hoặc vượt quá giới hạn mòn cho phép. Tuy nhiên trong thực tế rất khó xác định được vì một số hiện tượng đó xẩy ra còn do một số nguyên nhân khác như hệ thống công nghệ kém cứng vững (gây rung động và có tiếng kêu), vật liệu gia công không đồng nhất( gây ra hiện tượng có vết sáng, phoi thay đổi…) Chính vì vậy, muốn xác định chính xác thời điểm phải thay dụng cụ cắt thì phải có phương pháp đo lượng mòn của dụng cụ cắt.

Để xác định lượng mòn của dụng cụ cắt cũng như thời điểm dụng cụ cắt bị mòn phải thay dao, thông thường người ta hay dùng các phương pháp sau:

Một phần của tài liệu tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích phủ tin trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu s45c (Trang 54)