Cách xác định tuổi bền dụng cụ cắt

Một phần của tài liệu tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích phủ tin trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu s45c (Trang 69)

.𝑆 𝑥 𝐾1 𝐾𝜑 𝑝ℎú𝑡 ( 2.12)

2.2.3.Cách xác định tuổi bền dụng cụ cắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố của quá trình cắt đến tuổi bền bằng phương pháp thực nghiệm ( đo độ mòn cho mặt phép sau [hs]). Với các kết quả thực nghiệm, các đồ thị quan hệ giữa độ mòn, tuổi bền và các nhân tố ảnh hưởng được xác lập. Từ đó xác định được quan hệ giữa tuổi bền và các nhân tố ảnh hưởng. Quan hệ giữa tốc độ, độ mòn và thời gian được thể hiện trên hình 2.22. Với độ mòn [hs] đã xác định được thời gian làm việc của dụng cụ cắt với các tốc độ cắt khác nhau ( t1 với V1; t2, t3 với V2, V3, với V1 <V2 < V3; t1, t2, t3 chính là tuổi bền T của dụng cụ ứng với các vận tốc V1, V2, V3.

Khi các yếu tố cắt khác được có định trên cơ sở đó lập được đồ thị quan hệ giữa tốc độ cắt và tuổi bền Hình 2.23 và chuyển sang đồ thị lôgarit Hình 2.24.

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TN

Qua đồ thị quan hệ tốc độ cắt V và tuổi bền T của dao, ta thiết lập được công thức liên hệ giữa tốc độ cắt và tuổi bền T:

lgV = lgA – mlgT (2.13)

Hình 2.23. Quan hệ giữa tốc độ cắt V và tuổi bền T của dao

Hình 2.24. Quan hệ giữa tốc độ cắt V và tuổi bền T của dao ( đồ thị lôgarit )

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TN 𝑚 = 𝑙𝑔𝐴 −𝑙𝑔𝑉 𝑙𝑔𝑇 → 𝑉 = 𝐴 𝑇𝑚 V.Tm = const → 𝑇 = 𝐴 𝑉𝑚 (2.14) Trong đó:

T – tuổi bền của dao (phút); V – vận tốc cắt (m/phút)

A – đại lượng không thay đổi phụ thuộc vào vật liệu gia công, vật liệu làm dao, chiều sâu cắt, lượng chạy dao và điều kiện gia công.

m – số mũ, nói nên ảnh hưởng của vận tốc cắt đến tuổi bền.

2.3. Kết luận chƣơng 2

Mòn và tuổi bền dụng cụ cắt là một vấn đề hết sức phức tạp. Khảo sát các hiện tượng vật lý, hóa học,… xảy ra khi cắt và rất nhiều yếu tố là nguyên nhân là cho dụng cụ cắt bị mòn. Đó chính là thông số quan trọng làm giảm tuổi bền dụng cụ cắt. Nghiên cứu mòn của dụng cụ cắt thực tế là nghiên cứu sự phá hủy phần cắt của dụng cụ, trên cơ sở đó tìm ra được các biện pháp tối ưu đảm bảo tăng bền cho dụng cụ cắt. Dụng cụ cắt thông thường bị phá hủy do mòn quá giới hạn cho phép. Nguyên nhân của quá trình phá hủy và mài mòn là do nhiệt độ và áp lực cao, quá trình tiếp xúc trên mặt trước của dụng cụ cắt với phoi và mặt sau với chi tiết gia công.

Trên cơ sở nghiên cứu về mòn và tuổi bền của dụng cụ cắt, ta có thể nghiên cứu thực nghiệm mòn và tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích. Từ đó có thể giảm độ mòn và nâng cao tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích. Khi đó cần có các nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của các thông số chế độ cắt cũng như điều kiện bôi trơn( bôi trơn làm nguội).

Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TN

Chƣơng 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TUỔI BỀN CỦA DAO PHAY LĂN ĐĨA XÍCH PHỦ TiN TRƢỚC VÀ SAU KHI MÀI SẮC LẠI KHI GIA CÔNG VẬT LIỆU S45C

Một phần của tài liệu tuổi bền của dao phay lăn đĩa xích phủ tin trước và sau khi mài sắc lại khi gia công vật liệu s45c (Trang 69)