Phân tích hệ số khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích tài chính tại công ty TNHH XNK thương mại và dịch vụ đại dương (Trang 43 - 58)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011- 2010 So sánh 2012- 2011

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu ( ROS) 4,5% 4,4% 3,8% -0,1% -0,6%

Tỷ suất lợi nhuận trên tài

sản (ROA) 5,4% 6,4% 6,2% 1,0% -0,3%

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

(ROE) 18,3% 18,1% 15,5% -0,2% -2,6%

(Nguồn: SV tự tổng hợp)

ROS phản ánh mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 4,5 đồng lợi nhuận, năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thì có 4,4 đồng lợi nhuận, giảm không đáng kể so với năm 2010, nhưng sang năm 2012 thì cứ 100 đồng doanh thu chỉ có 3,8 đồng lợi nhuận giảm 0,6 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu cao trong khi tốc độ tăng lợi nhuận có phần thấp hơn, đó là tín hiện xấu cho thấy hoạt động kém hiệu quả nên cơng ty cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ phù hợp để cải thiện tình hình thu nhập của doanh nghiệp.

Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu để thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, ta cịn so sánh với bình qn tổng tài sản để xem xét khi bỏ đầu tư bình quân một đồng tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng tính chỉ tiêu, ROA của cơng ty khá là tương đối và ổn định. Năm 2010 là 5,4%,trong các năm 2011 va 2012, ROA khá là ổn định với 6,4% và 6,2%; có nghĩa là cứ bình qn bỏ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản thì sinh ra 6,4 đồng và 6,2 đồng lợi nhuận sau thuế.

ROE phản ánh bình quân 1 đồng VCSH đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng tính tốn cho thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữu ổn định ở mức cao trong năm 2010 và 2011 là 18,3% và 18,1%, có nghĩa một đồng vốn

chủ sở hữu bỏ ra thu được nhiều lợi nhuận và ổn định. Tuy năm 2012 ROE có giảm xuống cịn 15,5% nhưng lý do là sự gia tăng vốn điều lệ lên gấp đôi từ 2.000.000.000 đồng lên 4.000.000.000 đồng. Cho nên đây khơng phải tín hiệu xấu của hoạt động kinh doanh mà thậm chí cịn cho thấy cơng ty đang kinh doanh đầu tư đúng hướng và có hiệu quả.

Chương 3: Các phát hiện và một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của cơng ty

Căn cứ vào các kết quả phân tích tổng hợp ở chương 2, đi sâu vào tìm

hiểu nhận thấy cơng tác quản lý cũng như cơng tác phân tích tài chính đã tương đối hợp lý song bên cạnh đó vẫn cịn rất nhiều vấn đề chưa được phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện quy trình phân tích tài chính cũng như từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao tình hình tài chính của cơng ty, có một số nhận xét và phát hiện như sau:

3.1.1. Ưu điểm

Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của cơng ty, mặc dù cơng tác phân tích chỉ được thực hiện trong những năm gần đây nhưng công ty Đại Dương đã thực hiện khá tốt việc phân tích tính hình tài chính chủ yếu trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thơng qua phân tích cơng ty đã xác định được những ngun nhân và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm tiếp theo.

Cơng tác phân tích tài chính đã được thực hiên trên nhiều mặt về cơ cấu tài chính, về khả năng thanh tốn cũng như đánh giá các hệ số sinh lời của cơng ty qua các năm. Qua đó chỉ ra nguy cơ trong bộ máy quản lý tài chính hay những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện đầu tư tài chính, khi lập kế hoạch tài chính.

Trên góc độ tài chính, Cty đã tự chủ được về tài chính, chủ động trong cơng tác quản trị mang lại tình hình tài chính nhìn chung vững mạnh và an tồn.

- Khả năng thanh toán của Cty Đại Dương qua các năm là khá ổn định, khá tốt. Có sự điều tiết kịp thời chủ động của nhà quản trị thể hiện qua sự cải thiện các hệ số trong năm 2012. Khả năng thanh toán chung và khả năng

thanh toán lãi vay đảm bảo an tồn và mang lại uy tín cho cơng ty đối với các đối tượng bên ngồi.

- Cơng tác quản trị hàng tồn kho cũng như mơ hình quản trị hàng tồn kho của công ty là khá tốt, cho thấy triển vọng phát triển của công ty. Đánh giá chung vịng quay hàng tồn kho của cơng ty là tốt và khá ổn định, theo đó kì nhập hàng bình qn cũng như tốc độ chu chuyển hàng hóa là khá cao.

- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ở mức cao và khá ổn định. ROE cho thấy công ty đang kinh doanh đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Đó là tín hiệu lạc quan cho nhà quản trị cũng như các đối tượng ngồi cơng ty trong thời kỳ tình hình nền kinh tế gặp khó khăn.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Tuy rằng việc tổ PTTC được đánh giá là khá tốt xong trong quá trình thực hiện cịn có nhiều hạn chế.

- Cơng ty chưa có hẳn một đội ngũ tham gia phân tích, việc phân rõ nội dung và cơng viêc phân tích chỉ là do phịng kế tốn tài chính của cơng ty và cụ thể là do kế toán trưởng đảm nhận nên cán bộ tham gia chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng phân tích.

- Thơng tin sử dụng trong phân tích cịn sơ sài và chưa đầy đủ kịp thời. Thông tin sử dụng chủ yếu của cơng ty vào phân tích là dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Mặt khác lại khơng có các thơng tin về chỉ tiêu tài chính trong ngành khi đó sẽ khó khăn trong việc đối chiếu thơng tin tài chính của cơng ty để đánh giá và nhận xét tình hình tài chính hiện tại và tương lai.

- Nội dung phân tích và phương pháp phân tích của cơng ty cịn sơ sài. Công ty mới chỉ đi sâu vào phương pháp phân tích hệ số tài chính với 3 hệ chỉ tiêu về hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, hệ số khả năng thanh toán và hệ số khả năng sinh lời. Hệ số khả năng hoạt động cơng ty khơng tiến

hành đi sâu phân tích. Điều này sẽ khơng thấy được rõ được tồn bộ tình hình tài chính của Cty.

Về tình hình tài chính doanh nghiệp, cơng ty cịn có các mặt hạn chế như sau:

- Một số chỉ tiêu có cơ cấu chưa thực sự an toàn : TSNH chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản; Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu TSNH; hay NPT chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn vốn. Nguyên nhân là do đặc thù ngành kinh doanh, loại hình doanh nghiệp. Cơng ty Đại Dương là công ty Thương Mại hoạt động trong lĩnh vực XNK thiết bị Ngành Nơng nghiệp. Khách hàng có thể là các cơng ty, sở nơng nghiệp nhà nước. Do đó nền kinh tế trong nước khó khăn, q trình xúc tiến dự án, giải ngân dự án ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của cơng ty. Tiếp đó là chính sách tín dụng thương mại, bán chịu của cơng ty.

- Lợi nhuận là mục tiêu cốt lõi của bất kì doanh nghiệp nào, doanh nghiệp có thể đạt doanh thu cao nhưng các khoản chi cho sản xuất kinh doanh quá cao có thể làm thâm hụt hết lợi nhuận mà doanh nghiệp mong muốn. Công ty Đại Dương với mức độ tăng trưởng về doanh thu thuần qua 3 năm lần lượt là 9.013.896.232 đồng năm 2010, 14.390.731.280 đồng năm 2011, 23.536.979.534 đồng năm 2012. Nhưng đi cùng đó là tăng chi phí cho nên có thể vẫn chưa đạt được lợi nhuận tối đa. Trong khi Giá vốn hàng bán có tính chất cố định, năm 2010 là 6.057.312.754 đồng, năm 2011 là 10.036.041.681 đồng, đến năm 2012 là 17.762.523.318 đồng ; Chi phí tài

chính trong 3 năm là khơng đáng kể; Chi phí quản lý kinh doanh tăng mạnh

từ 2.406.100.954 đồng năm 2010, đến năm 2011 là 3.447.602.085 đồng, và đến năm 2012 đã là 4.533.674.188 đồng. Vậy muốn tối đa được lợi nhuận thì vấn đề nội tại đặt ra chính là tối ưu hóa chi phí quản lý kinh doanh

- Khả năng thanh tốn nhanh cơng ty là chưa được tốt, chưa đảm bảo tính thanh khoản cao khi có những phát sinh bất ngờ. Nguyên nhân là do các

khoản nợ ngắn hạn thì phần tài sản đảm bảo thanh tốn của cơng ty chủ yếu là tiền và các khoản thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên với khoản tiền dự trữ thì khơng đủ để thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn trong khi các khoản nợ ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh qua các năm.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa được cao và có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu cao trong khi tốc độ tăng lợi nhuận có phần thấp hơn, đó là tín hiện xấu cho thấy hoạt động kém hiệu quả.

- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty là thấp khi mà biểu hiện vòng quay tổng tài sản là rất thấp. Điều này phụ thuộc vào trình độ quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

3.2. Các hướng giải quyết vấn đề phát hiện

3.2.1. Một số hướng giải quyết, nâng cao năng lực tài chính của cơng ty

3.2.1.1. Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán nhanh

- Đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến nợ và trích lập dự phịng cho những phát sinh

- Một tài sản lưu động cần quan tâm nữa là Các khoản phải thu ngắn hạn, Cơng ty nên có chính sách tín dụng thương mại cụ thể, làm tăng tính thanh khoản cho các khoản phải thu nhưng khơng ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh.

- Cơ cấu lại các khoản phải trả ngắn hạn, đảm bảo quản lý chặt chẽ, khả năng thanh tốn phát sinh tức thì.

3.2.1.2. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời

Với tỷ suất doanh lợi doanh thu là thấp, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là chưa cao, đi đơi với nâng cao hiệu quả tài chính thì quan trọng nhất là nâng cao năng lực sinh lời của doanh nghiệp. Năng lực sinh lời là khả năng thu được lợi nhuận của Cty. Do đó, năng lực thu được lợi nhuận luôn là điều quan tâm nhất của các đối tượng liên quan. Để nâng cao khả năng sinh lời, một mặt phải sử dụng và quản lý vốn một cách hiệu

quả thì cịn cần có biện pháp thích hợp để làm tăng lợi nhuận. Như đã biết, các yếu tố cấu thành của lợi nhuận doanh nghiệp là: các loại thu nhập, các kinh phí và tổn thất.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

- Muốn tăng doanh thu và thu nhập để từ đó đạt được mục tiêu là tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh. Trong điều kiện các nhân tố khác tương đối ổn định thì số lượng sản phẩm bán ra trong kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức lợi nhuận. Do vậy tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, tăng doanh thu bán hàng là một biện pháp quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và mở rộng quy mô kinh doanh. Để cạnh tranh được với các đối thủ, Cty cần đưa ra một chính sách giá cả phù hợp và linh hoạt cho từng sản phẩm và phải điều chỉnh theo quan hệ cung cầu của thị trường. Đi cùng với đó là phải đa dạng các phương thức bán hàng, chứ khơng chỉ có một kiểu bán hàng duy nhất là bán trực tiếp tại công ty. Với công tác tổ chức bán hàng và thanh tốn theo dõi cơng nợ tốt tất cả nâng cao con số doanh thu của doanh nghiệp và tăng lợi nhuận

- Để giảm tối thiểu chi phí, Cty cần lập các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể, khoa học, đảm bảo chất lượng và số lượng. Ngồi ra, giảm thiểu chi phí cịn kể đến việc tổ chức quản lý lao động khoa học và hợp lý, thực hiện chế độ tiết kiệm trong quản lý, chống lãng phí.

3.2.1.3. Cơ cấu lại một số chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn

- Tăng cường cơng tác quản lý vốn, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn đi qua. Làm được điều này giúp cho Cty rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn, tăng số vòng quay của tài sản.

- Các khoản nợ phải trả ngắn hạn : Mua chịu là một hình thức đã rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính

mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các DN nhỏ khác. Ngồi ra, cơng ty cần tận dụng tối đa thời hạn mua chịu, nếu muốn hưởng chiết khấu, cơng ty nên thanh tốn vào ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu; Nguồn lợi tích luỹ: Là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh tốn như nợ lương CBCNV, nợ thuế,... đây là hình thức tài trợ miễn phí vì cơng ty sử dụng mà khơng phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng các khoản nợ là có giới hạn bởi lẽ cơng ty chỉ có thể trì hỗn nộp thuế trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên cần có chính sách hợp lý cũng như quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản và uy tín của cơng ty

- Các khoản phải thu ngắn hạn : Cơ cấu lại danh sách khách hàng, thắt chặt chính sách tín dụng nhưng vẫn đảm bảo cân đối hợp lý việc thu hút khác hàng tiềm năng.

3.2.2. Kiến nghị

3.2.2.1. Kiến nghị hồn thiện cơng tác phân tích tài chính

- Thứ nhất, hồn thiện tổ chức cơng tác PTTC : Để nâng cao chất lượng công tác PTTC cũng như công tác quản trị điều hành doanh nghiệp, công ty cần xác định rõ vai trị của cơng tác PTTC; xây dựng quy trình PTTC của cơng ty một cách cụ thể chi tiết làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ PTTC; tổ chức nguồn nhân sự cho công tác PTTC, đào tạo cán bộ có chun mơn để phân tích chun sâu tình hình tài chính.

- Thứ hai, hồn thiện nguồn thơng tin : Đối với nguồn thông tin bên trong, sử dụng thông tin phải đi đôi với yêu cầu chất lượng của thông tin.

Đối với nguồn thông tin bên ngồi: Để các kết luận trong báo cáo PTTC có tính thuyết phục cao, cơng ty cần sử dụng các thông tin liên quan đến hoạt đông kinh doanh như: Thông tin ngành, thơng tin về tình hình kinh tế, lạm phát, lãi suất... Bên cạnh đó cần chú trọng tới các thơng tin về hoạt động XNK, chính sách thuế đối với mặt hàng XNK.

3.2.2.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng

- Với Nhà nước cần hồn thiện chế độ kế tốn, chuẩn mực kế tốn chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hoà nhập với sự thay đổi đó. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có chính sách riêng giúp các cơng ty phát triển. Nhà nước phải khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật trong đó luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra mơi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

- Với các ngân hàng cần có cơ chế chính sách lãi suất hợp lý nhất là

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích tài chính tại công ty TNHH XNK thương mại và dịch vụ đại dương (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)