Cơ cấu tài sản trong 3 năm 2010-2012

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích tài chính tại công ty TNHH XNK thương mại và dịch vụ đại dương (Trang 37)

2010 2011 2012 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

Từ bảng tính về cơ cấu nguồn vốn của Cty Đại Dương, ta thấy hệ số nợ và hệ số VCSH qua các năm khơng có sự thay đổi nhiều. Năm 2010 nguồn vốn của công ty được tài trợ bởi 70,38% là các khoản nợ tương đương với 5.237.742.967 đồng nợ phải trả trong 7.441.834.576 đồng tổng nguồn vốn. Năm 2011 trong 12.128.932.425 đồng tổng nguồn vốn thì các khoản nợ chiếm đến 80,49% tương đương với 9.762.870.188 đồng. Tuy nhiên đến năm 2012 thì hệ số nợ lại ổn định ở mức 72,82% tức là các khoản nợ chiếm 12.194.625.662 đồng trong 16.747.154.844 đồng tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy cơng ty có chính sách tài chính duy trì, tận dụng tối đa nguồn vốn vay nợ hiệu quả trong kinh doanh. Song song với đó thì hệ số VCSH ( hệ số tự tài trợ) qua các năm cũng biến động không quá lớn. VCSH tài trợ 29,62%; 19,51% ; 27,18% tổng nguồn vốn qua các năm tương ứng với 2.204.091.609 đồng, 2.366.062.237 đồng và 4.552.529.182 đồng. Giải thích cho sự tăng lên đáng kể của năm 2012 so với năm 2011 đó là lần thay đổi vốn điều lệ từ 2.000.000.000 đồng lên 4.000.000.000 đồng của công ty. Với sự thay đổi VCSH cho thấy cơng ty có chủ động về khả năng tự chủ về tài chính. Hệ số nợ cao cho công ty khả năng gia tăng lợi nhuận nhanh nhưng đi cùng với đó yêu cầu quản lý chặt chẽ về tài chính để tránh rủi ro trong thanh khoản.

Cơng ty Đại Dương là doanh nghiệp Thương mại XNK ngành nơng nghiệp do đó tỷ lệ TSNH chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản. Tỷ trọng TSNH năm 2010 là 86,60 % ; năm 2011 là 75,49%; năm 2012 là 87,51% hay cứ 1 đồng tài sản thì cơng ty đầu tư và 0,8660 đồng; 0,7549 đồng ; 0,8751 đồng vào TSNH qua các năm. Nhìn vào số liệu và biểu đồ ta có thể thấy cơng ty duy trì một mức tỷ trọng TSNH cao qua các năm. Điều đó là phù hợp với số liệu ngành nhưng cũng cần cân đối tỷ trọng để đảm bảo tình hình tài chính thích hợp cho cơng ty. Đánh giá tỷ trọng của TSDH. do đặc điểm tính chất kinh doanh nên hệ số này có xu hướng nhỏ, tức là TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ

trong công ty. Năm 2010 là 13,40%; năm 2008 là 24.41% và năm 2009 là 12,49%.

2.3.3.2. Phân tích khả năng thanh tốn

Khả năng thanh tốn của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh tốn trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ đồng thời thể hiện rõ nét chất lượng cơng tác tài chính. Tại một thời điểm nếu doanh nghiệp khơng đủ khả năng thanh tốn đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính, cịn nếu nghiêm trọng hơn có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản. Vì vậy, khả năng thanh tốn là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiêp, nó sẽ phản ánh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi phân tích nhóm chỉ tiêu khả năng thanh tốn, sử dụng các chỉ tiêu sau: hệ số khả năng thanh toán chung, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền, hệ số khả năng thanh toán lãi vay.

Bảng 5. Phân tích hệ số khả năng thanh tốn của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2011-2010

So sánh 2012-2011

Hệ số khả năng thanh toán chung 1,421 1,242 1,373 -0,178 0,131

Hệ số khả năng thanh toán NH 1,230 0,938 1,202 -0,293 0,264

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,063 0,809 0,969 -0,254 0,160

Hệ số thanh toán lãi vay 27,142 11,299 15,670 -15,843 4,371

(Nguồn : SV tự tổng hợp)

Hệ số khả năng thanh toán chung của Cty qua các năm 2007 2008 và 2009 khơng có sự thay đổi lớn, và đều lớn hơn 1 điều đó cho thấy sự đảm bảo trong khả năng thanh tốn. Nhìn vào bảng ta thấy năm 2010 cứ 1 đồng vay nợ được đảm bảo thanh toán bởi 1,421 đồng tài sản; năm 2011 là 1,242 đồng tài sản; năm 2012 là 1,373 đồng tài sản. Trong khi đó hệ số khả năng thanh tốn ngắn hạn năm 2011 có giảm 0,293 từ 1,230 năm 2010 xuống còn 0,938. Nguyên nhân là sự gia tăng cao của nợ ngắn hạn năm 2011, phản ánh một phần tình hình khó khăn của nền kinh tế năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, hệ số đã đảm bảo ở mức an tồn 1,202. Điều đó cho thấy sự thay đổi tích cực của công ty khi gia tăng TSNH để đảm bảo khả năng thanh toán cho nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty là khá thấp và có xu hướng cải thiện. Có thể nhìn vào hệ số khả năng thanh toán nhanh qua 3 năm lần lượt là 1,063 năm 2010; 0,809 năm 2011; 0,969 năm 2012. Tuy rằng năm 2011 giảm 0,254 và năm 2012 tăng thêm 0,160 nhưng vẫn chưa đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Hệ số này so với hệ số thanh toán chung và hệ số thanh toán ngắn hạn là nhỏ hơn vì hàng tồn kho dự trữ gia tăng qua các năm cùng với đó là sự gia tăng của nợ ngắn hạn. Đây là dấu hiệu xấu cho khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng là xu hướng chung cho các doanh nghiệp trong năm 2011 và 2012 khi mà nền kinh tế bị trì trệ.

Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay qua các năm là rất cao, năm 2010 là 27,142; năm 2011 là 11,299 và năm 2012 là 15,670. Nhìn vào có thể thấy cơng ty có thể đảm bảo tốt khả năng thanh toán các khoản vay nhưng so với ngành thì cịn q cao, do vậy cơng ty cần có chú ý sử dụng gia tăng các khoản vay để tận dụng lợi thế của khoản vay. Nhìn chung, khả năng thanh tốn của Cty Đại Dương qua các năm là khá ổn định, khá tốt. Có sự điều tiết kịp thời chủ động của nhà quản trị thể hiện qua sự cải thiện các hệ số trong năm 2012. Tuy nhiên xét về hệ số thanh toán nhanh, cơng ty cần có các biện

pháp để nâng cao hệ số, đảm bảo khả năng trả nợ và duy trì hoạt động bình thường.

2.3.3.3. Phân tích khả năng hoạt động

Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để tài trợ cho các loại tài sản khác nhau như tài sản lưu động, tài sản cố định. Do đó, các nhà phân tích khơng chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tài sản, vốn liếng của doanh nghiệp đã được huy động và sử dụng để đem lại hiệu quả như thế nào bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau.

Số ngày trong kỳ tính trong một năm = 360 ngày.

Bảng 6. Phân tích hệ số khả năng họat động của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2011-2010 So sánh 2012-2011 Vòng quay tổng tài sản 1,211 1,192 1,433 -0,020 0,241 Vòng quay TSNH 1,399 1,845 1,977 0,446 0,132

Vòng quay các khoản phải thu 1,628 1,887 2,020 0,259 0,133

Vòng quay hàng tồn kho 6,889 5,894 5,112 -0,995 -0,782

Kỳ thu tiền bình quân 221 191 178 -30 -13

Kỳ nhập hàng bình quân 52 61 70 9 9

(Nguồn : SV tự tổng hợp) Vịng quay tổng tài sản qua các năm khơng có sự thay đổi nhiều, tuy cịn khá nhỏ nhưng có xu hướng cải thiện. Cụ thể là năm 2010 vòng quay

tổng tài sản là 1,211; năm 2011 là 1,192 vòng/năm và năm 2012 là 1,433 vòng, tăng 0,241 vòng so với năm 2011. Hệ số này cho biết năm 2012 cứ 1 đồng tài sản tạo ra 1,433 đồng doanh thu, con số này có tăng so với năm 2011 và 2012 nhưng vẫn cịn thấp, doanh nghiệp cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua bảng ta thấy Vòng quay TSNH có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 là 1,977 vòng tăng 0,132 vòng so với 1,845 vòng của năm 2011; năm 2010 là 1,399 vòng. Nghĩa là năm 2012 cứ 1 đồng TSNH tạo ra 1,977 đồng doanh thu thuần, trong khi đó năm 2011 là 1,845 đồng và năm 2010 là 1,399 đồng. Điều đó cho thấy việc thu hồi vốn lưu động của công ty được cải thiện tương đối tốt, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty có tín hiệu khả quan.

Vịng quay các khoản phải thu qua các năm tăng lên khá rõ rệt, năm 2010 là 1,628 vòng; năm 2011 là 1,887 vòng và năm 2012 là 2,020 vịng. Do có sự tăng lên này nên kỳ thu tiền bình qn cũng có sự thay đổi. Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Kỳ thu tiền bình quân tăng cao năm 2010 là 221 ngày, năm 2011 là 191 ngày, năm 2012 là 178 ngày. Tuy rằng có sự giảm về số ngày thu tiền nhưng so với ngành thì cịn rất cao. Lí giải ngun nhân là do đặc thù ngành kinh doanh của công ty Đại Dương là ngành nông nghiệp, khách hàng là các công ty, sở nông nghiệp nhà nướ gắn với các dự án. Điều đó vịng quay các khoản phải thu phụ thuộc lớn vào tiến độ của dự án cũng như tiến trình giải ngân của dự án. Do đó có thể thấy công ty đã ổn định về vốn và đang áp dụng chính sách cho vay nợ để thu hút khách hàng, chính sách này đã phát huy tác dụng. Cụ thể là doanh thu thuần của công ty không ngừng tăng qua 3 năm là 9.013.896.232 đồng năm 2010; 14.390.731.280 đồng năm 2011và 23.536.979.534 đồng năm 2012. Tuy nhiên để rút ngắn kỳ thu tiền bình qn cơng ty cần xem xét lại cơng tác

phân tích và cần có một chính sách bán hàng đúng đắn, nhất là điều khoản bán chịu với khách hàng.

Vịng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm qua các năm, năm 2010 là 6,889; năm 2011 là 5,894; năm 2012 là 5,112. Theo đó kỳ nhập hàng bình quân sẽ tăng lên qua các năm cụ thể là năm 2007 là 52 ngày; năm 2008 là 61 ngày và năm 2009 là 70 ngày. Số vịng quay cũng như kỳ nhập hàng bình qn như vậy là hợp lý so với ngành, theo đó tốc độ chu chuyển hàng của doanh nghiệp là khá cao. Tóm lại là đánh giá chung vịng quay hàng tồn kho của công ty là tốt và khá ổn định. Điều đó cho thấy cơng tác quản trị cũng như mơ hình quản trị hàng tồn kho của cơng ty là khá tốt, cho thấy triển vọng phát triển của cơng ty.

2.3.3.4. Phân tích khả năng sinh lời

Bất kể một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới hiệu quả kinh tế. Họ đều có một mục tiêu chung là tối đa hoá giá trị tài sản sở hữu, vốn đầu tư có khả năng sinh lời nhiều nhất. Do đó, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính để đánh giá tổng hợp kết quả đồng thời cũng là mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta không chỉ dựa trên tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra bằng số tuyệt đối. Bởi vì phần lợi nhuận này có thể khơng tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng mà phải dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận bằng số tương đối thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

Bảng 7. Phân tích hệ số khả năng sinh lời

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011- 2010 So sánh 2012- 2011

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu ( ROS) 4,5% 4,4% 3,8% -0,1% -0,6%

Tỷ suất lợi nhuận trên tài

sản (ROA) 5,4% 6,4% 6,2% 1,0% -0,3%

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

(ROE) 18,3% 18,1% 15,5% -0,2% -2,6%

(Nguồn: SV tự tổng hợp)

ROS phản ánh mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 4,5 đồng lợi nhuận, năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thì có 4,4 đồng lợi nhuận, giảm không đáng kể so với năm 2010, nhưng sang năm 2012 thì cứ 100 đồng doanh thu chỉ có 3,8 đồng lợi nhuận giảm 0,6 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu cao trong khi tốc độ tăng lợi nhuận có phần thấp hơn, đó là tín hiện xấu cho thấy hoạt động kém hiệu quả nên cơng ty cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ phù hợp để cải thiện tình hình thu nhập của doanh nghiệp.

Ngồi việc so sánh lợi nhuận với doanh thu để thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, ta cịn so sánh với bình qn tổng tài sản để xem xét khi bỏ đầu tư bình quân một đồng tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng tính chỉ tiêu, ROA của cơng ty khá là tương đối và ổn định. Năm 2010 là 5,4%,trong các năm 2011 va 2012, ROA khá là ổn định với 6,4% và 6,2%; có nghĩa là cứ bình qn bỏ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản thì sinh ra 6,4 đồng và 6,2 đồng lợi nhuận sau thuế.

ROE phản ánh bình quân 1 đồng VCSH đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng tính tốn cho thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữu ổn định ở mức cao trong năm 2010 và 2011 là 18,3% và 18,1%, có nghĩa một đồng vốn

chủ sở hữu bỏ ra thu được nhiều lợi nhuận và ổn định. Tuy năm 2012 ROE có giảm xuống cịn 15,5% nhưng lý do là sự gia tăng vốn điều lệ lên gấp đôi từ 2.000.000.000 đồng lên 4.000.000.000 đồng. Cho nên đây khơng phải tín hiệu xấu của hoạt động kinh doanh mà thậm chí cịn cho thấy cơng ty đang kinh doanh đầu tư đúng hướng và có hiệu quả.

Chương 3: Các phát hiện và một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của cơng ty

Căn cứ vào các kết quả phân tích tổng hợp ở chương 2, đi sâu vào tìm

hiểu nhận thấy cơng tác quản lý cũng như cơng tác phân tích tài chính đã tương đối hợp lý song bên cạnh đó vẫn cịn rất nhiều vấn đề chưa được phù hợp. Với mong muốn hồn thiện quy trình phân tích tài chính cũng như từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao tình hình tài chính của cơng ty, có một số nhận xét và phát hiện như sau:

3.1.1. Ưu điểm

Nhận thức vai trị và tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của cơng ty, mặc dù cơng tác phân tích chỉ được thực hiện trong những năm gần đây nhưng công ty Đại Dương đã thực hiện khá tốt việc phân tích tính hình tài chính chủ yếu trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thơng qua phân tích cơng ty đã xác định được những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm tiếp theo.

Cơng tác phân tích tài chính đã được thực hiên trên nhiều mặt về cơ cấu tài chính, về khả năng thanh tốn cũng như đánh giá các hệ số sinh lời của cơng ty qua các năm. Qua đó chỉ ra nguy cơ trong bộ máy quản lý tài chính hay những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện đầu tư tài chính, khi lập kế

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích tài chính tại công ty TNHH XNK thương mại và dịch vụ đại dương (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)