5. Kết cấu khóa luận:
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế
2.1.1 Tổng quan về Công ty TNHH thương mại Hợp Phát:
2.1.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp:
Công ty TNHH Thương Mại hợp phát bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ngày 03/10/2006. Số giấy phép đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 20/10/2006.
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Hợp phát
- Trụ sở: Số 7, Ngõ 300 Bạch Mai, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Số 10/106 Lê Thanh Nghị, Phường Bách Khoa, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- MST :102593246
- Điện thoại :0422110888-0436231293
- Fax :0436275938
- Người đại diện theo pháp luật : Phạm Quyết Thắng
- Chức danh : Giám đốc
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Theo giấy phép kinh doanh số 0102005792, công ty TNHH Thương Mại Hợp Phát là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh hệ thống điện – điện tử tự động hóa. Trong đó cơng ty đặc biệt có thế mạnh về lĩnh vực phân phối điện công nghiệp MCB, MCCB, RCCB, ACB, Contractor, biến tần, khởi động mềm...và thiết bị đo KIORITSU Nhật Bản. Với số vốn ban đầu là 2.062.500.000 đồng và diện tích mặt bằng của cơng ty khoảng 200m2 tại số 7, ngõ 300 Bạch Mai, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hiện tại cơng ty có 24 lao động với 10 người trên đại học và đại học, cịn lại trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Hiện nay công ty TNHH Thương Mại Hợp Phát có một thị trường khá rộng lớn ở gần hết các tỉnh phía bắc và cơng ty đang có xu hướng mở rộng địa bàn xuống các tỉnh miền trung và miền nam. Đây là chiến lược quan trọng của công ty trong những năm tới. Để làm được điều này tồn thể nhân viên trong cơng ty đang nỗ lực làm việc nhằm tạo dựng thương hiệu riêng cho công ty.
1.1.1.3. Nghành nghề kinh doanh của công ty là:
Công ty TNHH Thương Mại Hợp Phát hoạt động trong lĩnh vực thương mại với ngành nghề kinh doanh thiết bị điện – điện tử:
Thiết bị đóng ngắt:
- MCB (nhiều mã sản phẩm)
- MCCB: Dòng easy pact và dòng compact NS & NSX - Contractor
Thiết bị tự động hóa: - Biến tần và khởi động mềm - Tay điều khiển cần trục
- Thiết bị lập trình phần mềm PLC Schneider: Zeho logic Twido PLCM 340
Thiết bị đo KYORITSU: Đồng hồ vạn năng, Ampekim, Megomet (Mego ôm)...
1.1.1.4. Chức năng, nhiệm vụ:
- Chức năng: một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh hệ thống điện – điện tử tự động hóa, đặc biệt có thế mạnh về lĩnh vực phân phối điện cơng nghiệp MCB, MCCB, RCCB, ACB, Contractor, biến tần, khởi động mềm...và thiết bị đo KIORITSU Nhật Bản.
- Nhiệm vụ:
+ Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích nguồn vốn tự có. Bên cạnh đó sử dụng theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ đúng hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển.
+ Nghiên cứu khả năng kinh doanh, nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng để đề ra những chiến lược, mục tiêu cụ thể sao cho đem lại hiệu quả và lợi nhuận như doanh nghiệp mong muốn.
+ Cơng ty có nhiệm vụ đưa ra giá cả hợp lý với mức giá phù hợp với giá của thị trường. Chất lượng hàng hoá từ nguồn gốc, xuất xứ đến các tính năng kỹ thuật đúng như đã chào hàng và báo giá, công ty cam kết bán đúng giá, chính hãng , khơng bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...
Tuân thủ các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế và các văn bản công ty đã ký kết.
+ Ln tích cực chăm lo cho đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật cho nhân viên.
1.1.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Thương Mại Hợp Phát Hợp Phát
a, Đặc điểm phân cấp quản lý kinh doanh
Công ty TNHH Thương Mại Hợp Phát là một đơn vị hạch tốn độc lập bao gồm: Giám đốc, Phó giám đốc và các phịng ban (Phịng kế tốn, Phịng kinh doanh, Phịng hành chính).
b, Tổ chức bộ máy tại cơng ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại cơng ty
(Nguồn trích từ: Hồ sơ năng lực của cơng ty).
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành
mọi hoạt động thông qua bộ máy lãnh đạo của công ty, chịu trách nhiệm trong việc quản lý và và sử dụng hiệu quả toàn bộ số vốn kinh doanh.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc một số lĩnh vực hoạt động,
theo sự phân công của giám đốc, trong một số trường hợp có thể được ủy quyền chỉ đạo điều hành toàn diện thay cho giám đốc khi giám đốc đi vắng , và chịu trách nhiệm trước giám đốc đồng thời chịu trách nhiệm quản lý bộ máy nhân sự của cơng ty.
Các phịng ban: Có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện
tiến độ công việc. Lập kế hoạch cho ban giám đốc để từ đó giám đốc nắm rõ được Giám đốc
Phó giám đốc
Phịng kinh doanh
doanhdoanh
tình hình kinh doanh của cơng ty và đưa ra các chính sách, chiến lược mới.
- Phịng kinh doanh: Tham mưu giúp lãnh đạo công ty trong công tác xây
dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh của tồn cơng ty. Xây dựng kế hoạch kinh doanh, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện theo kế hoạch được giao, giúp lãnh đạo công ty quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, tổ chức thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa của cơng ty. Tổng hợp thơng tin kinh tế, giá cả thị trường, chính sách đối với khách hàng.
- Phịng kế tốn: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, giám sát mọi hoạt động
kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Báo cáo, đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo cơng ty để có đường lối phát triển đúng đắn nhất và đạt hiệu quả cao.
- Phịng hành chính: Phụ trách các vấn đề hành chính tổng hợp, lập hồ sơ dự
thầu, soạn thảo, lưu trữ, bảo quản toàn bộ các văn bản, hồ sơ kế hoạch, tài liệu liên quan theo chức năng nhiệm vụ của phịng và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan.
1.1.1.6 Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn Cơng ty TNHH thương mại HợpPhát: Phát:
a, Tổ chức bộ máy kế toán:
Cơng ty tổ chức bộ máy kế tốn theo phương thức trực tuyến, mơ hình tập trung, kế tốn trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế tốn theo sự phân cơng các công việc cụ thể. Cách tổ chức này đảm bảo cho mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán trở nên rõ ràng.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế tốn
(Nguồn trích từ: Hồ sơ năng lực của cơng ty).
Bộ máy kế tốn của cơng ty gồm bốn thành viên với nhiệm vụ cụ thế như sau: Kế toán trưởng Kế tốn tổng hợp Kế tốn vốn bằng tiền và cơng nợ Thủ kho kiêm thủ quỹ
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chung về cơng tác kế tốn trước
giám đốc, cũng như các hoạt động khác liên quan đến tài chính, Theo dõi hoạt động tài chính của cơng ty. Tổ chức cơng tác kế tốn phù hợp với cơng ty, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn chế độ kế tốn và phân cơng cơng việc cho các thành viên còn lại trong phịng kế tốn, chỉ đạo về vấn đề về tiền lương...
Kế toán tổng hợp: Là người hằng ngày cập nhật chứng từ đầu vào từ các bộ
phận liên quan, phản ánh và tổng hợp và chi tiết các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, là người tổng hợp và lên các sổ sách kế tốn của cơng ty hàng tháng, quý năm..., lập báo cáo tài chính, giao dịch với có quan thuế, BHXH...
Kế tốn vốn bằng tiền và cơng nợ: Theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và
tình hình biến động các khoản tiền, mức tăng giảm tiền gửi ngân hàng, giao dịch thường xuyên với ngân hàng, các công việc liên quan đến vốn bằng tiền. Theo dõi, kiểm tra, đối chiếu thu hồi công nợ theo từng khách hàng. Định kỳ lên sổ đối chiếu cơng nợ, báo cáo cho kế tốn trưởng đề có kế hoạch thu hồi...
Thủ kho kiêm thủ quỹ: Quản lý lượng tiền mặt tại quỹ cũng như hàng hóa
của cơng ty. Định kỳ kiểm kê và lập báo cáo Nhập – Xuất – Tồn hàng hóa cũng như quỹ tiền mặt. Theo dõi, ghi chép vào sổ sách khi phát sinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất...
b, Chính sách kế tốn áp dụng tại cơng ty:
Chế độ kế tốn: Cơng ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các thơng tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế tốn của Bộ Tài chính.
Niên độ kế tốn: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị
tiền tệ sử dụng thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất 10%. Áp dụng hình thức sổ “ Nhật ký chung” và được hỗ trợ bởi phần mềm kế toán Misa.
Các chính sách kế tốn về ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền, ghi nhận và phân bổ chi phí trả trước, ghi nhận hàng tồn kho, các khoản phải thu – phải trả, ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ, ghi nhận doanh thu, ghi nhận vốn chủ sở hữu, chi phí được áp dụng đầy đủ theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC.
Hệ thống chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của cơng ty, kế tốn đều phải lập và phản ánh vào chứng từ kế toán.
- Hệ thống chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ - Có ngân hàng, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng……
- Hệ thống chứng từ lao động và tiền lương: Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng thanh toán tiền lương.
- Hệ thống chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ.
- Hệ thống chứng từ hàng tồn kho: Hóa đơn GTGT mua hàng, phiếu nhập – xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, bảng phân bổ CCDC….
Hệ thống tài khoản kế tốn:
Cơng ty sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thơng tư 138/2011/TT-BTC hướng dẫn sửa dổi, bổ dung Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hệ thống sổ kế toán:
Cơng ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung trên phần mềm kế tốn Misa. Các sổ cơng ty sử dụng bao gồm: sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết.
+ Sổ kế toán tổng hợp gồm: Bảng tổng hợp chứng từ gốc, sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết các tài khoản...
+ Sổ kế toán chi tiết gồm: sổ TSCĐ; sổ chi tiết vật liệu, hàng hóa; sổ chi phí SXKD; sổ chi tiết thanh tốn người bán, người mua; sổ chi tiết tiêu thụ; sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh.
Hệ thống báo cáo tài chính:
Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của cơng ty luôn tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu quy định theo Chuẩn mực số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”.
Báo cáo tài chính tại cơng ty Hợp Phát bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DNN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNN
+ Bảng cân đối tài khoản Mẫu số F01 – DNN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN
Các bản báo cáo trên theo mẫu trong quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế tốn KQKD tại Cơng ty TNHH thương mại Hợp Phát.
2.1.2.1Ảnh hưởng của nhân tố mơi trường bên ngồi:
a) Ảnh hưởng của môi trường ngành:
Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì sẽ chịu tác động bởi những đặc trưng của mơi trường ngành đó. Theo đó hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán, phương pháp kế toán ở các doanh nghiệp sẽ phải được xây dựng để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp thương mại với nghiệp vụ chính là mua bán hàng hố sẽ khơng sử dụng hệ thống các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm, các sổ sách theo dõi chi phí sản xuất như một doanh nghiệp sản xuất. Đối với một doanh nghiệp dịch vụ thì sẽ khơng sử dụng TK 5212 – Hàng bán bị trả lại, bởi đặc trưng của sản phẩm dịch vụ là không thể dự trữ, bởi vậy khi kế tốn xác định kết quả thì sẽ khơng có nghiệp vụ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại để xác định doanh thu thuần. Hay đối với doanh nghiệp xây lắp thì doanh thu và chi phí được theo dõi cho từng cơng trình, từng dự án để phục vụ cho việc nghiệm thu, quyết tốn cơng trình cũng như việc xác định, đánh giá lợi nhuận của từng cơng trình.
Như vậy, có thể thấy rằng, do ảnh hưởng của các đặc trưng khác nhau của từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà hệ thống tài khoản sử dụng, phương pháp kế tốn, trình tự kế tốn nói chung và kế tốn kết quả kinh doanh nói riêng cũng khác nhau. b) Sự khác nhau của chế độ kinh tế ở mỗi thời kỳ:
Kế tốn có vai trị là công cụ quản lý kinh tế quan trọng của doanh nghiệp. Nó chịu sự tác động của các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mơ như chế độ chính trị, xã hội, hệ thống pháp luật và trình độ phát triển của nền kinh tế. Khi các yếu tố này thay đổi thì kế tốn cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với mơi trường mới, hay nói cách khác, kế tốn sẽ thay đổi khi mơi trường mà nó phục vụ thay đổi.
có sự thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, đồng thời hồ nhập với thơng lệ kế toán quốc tế. Và tất nhiên những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến kế toán kết quả kinh doanh.
Trong những năm về trước để đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế mới với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế thì Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định 1177TC/QĐ/CĐKT ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng thống nhất trên cả nước từ ngày 1/1/1997 và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 144/2001/QĐ – BTC. Qua nhiều năm phát triển của nền kinh tế và đưa vào thực hiện thì Chính Phủ ban hành chế độ kế toán mới theo Quyết định 48/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 14/09/2006 thay thế cho quyết định cũ để đáp ứng sự thay đổi của nền kinh tế đang hội nhập và để chế độ kế toán Việt Nam đến gần hơn với chế độ kế toán quốc tế.
Theo quyết định 1177TC/QĐ/CĐKT và quyết định 144/2001/QĐ- BTC (Sửa đổi, bổ sung) thì tài khoản loại 5: “Doanh thu” chỉ gồm doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu. Theo quyết định này thì doanh nghiệp sẽ khơng có doanh thu tài chính mà chỉ có chi phí tài chính. Do sự phát triển của nền kinh tế nên các