Các kết luận và phát hiện qua phân tích chi phí kinh doanh tại Cơng ty cổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần MTS (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp: gồm 3 chương:

3.1. Các kết luận và phát hiện qua phân tích chi phí kinh doanh tại Cơng ty cổ phần

3.1. Các kết luận và phát hiện qua phân tích chi phí kinh doanh tại Cơngty cổ phần MTS ty cổ phần MTS

3.1.1. Những thành tựu

Công ty Cổ phần MTS đã tồn tại và phát triển được hơn 8 năm, với những năm đầu đi vào hoạt động kinh doanh đầy khó khăn, với nguồn vốn ít ỏi, các trang thiết bị thiếu thốn nhưng đến nay công ty đã đạt được những bước phát triển khơng nhỏ trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản lý và sử dụng chi phí nói riêng. Qua phân tích sự biến động của chi phí tại cơng ty trong năm 2012, 20123, ta có thể thấy công ty đã đạt được những thành công sau:

- Mặc dù tình hình kinh tế khơng mấy ổn định, nhưng cơng ty đã chọn cho mình hướng kinh doanh đúng đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển để tạo chỗ đứng cho công ty trên thị trường. Từ những năm đầu, các dự án đầu tư cịn rất ít, đến nay thì cơng ty đã có trong tay rất nhiều dự án ở khắp các tỉnh thành phố. Công ty đã mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh vì thế làm tăng năng suất lao động, tạo cơng ăn việc làm cho nhiều lao động, doanh thu của cơng ty tăng khơng ngừng. Để đạt được kết quả đó, phần nào cơng ty cũng đã thực hiện được việc quản lý chi phí, các khoản mục chi phí tương đối hợp lý, đảm bảo lợi ích cho cơng ty, nghĩa vụ với nhà nước và người lao động.

- Mấy năm trở lại đây, quy mô về vốn của công ty đã tăng, cơ cấu tài sản thay đổi theo hướng hiện đại, giá trị sản lượng doanh thu tăng nhanh, thực hiện làm ăn có lãi. Cơng tác tài chính được quan tâm đặc biệt. Đề ra được cách thức quản lý và sử dụng vốn, thu hồi các khoản nợ, bàn giao đúng tiến độ đơn hàng,…Để đạt được những kết quả đó, cơng ty đã giảm bớt các lao động dư thừa, tuyển chọn những người có năng lực và sử dụng đúng người đúng việc.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.1.2.1. Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả Công ty đạt được như đã nêu ở trên, về cơ bản tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh ở Cơng ty vẫn chưa hợp lý lắm. Hầu hết các khoản chi phí đều tăng lên, tốc độ tăng của các khoản chi phí này vẫn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu như:

-Khoản chi phí bằng tiền trong mục chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao trong mục này và có mức tăng cao(tăng 44,25% trong khi tỷ lệ tăng của doanh thu là: 21,64%)là do cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan: do giá của điện, nước trong kinh doanh tăng cao, nhân viên cung chưa có ý thức tiết kiệm.

-Chi phí bao bì dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí bán hàng nhưng lại có mức tăng rất cao so tỷ lệ tăng của doanh thu.(tăng 52,62%)

-Khoản chi phí cho nhân viên quản lý và chi phí bằng tiền trong mục chi phí quản lý doanh nghiệp đều là các chi phí chiếm tỷ trọng cao và có mức tăng cao(trong chi phí cho nhân viên quản lý tăng: 30,06%; chi phí bằng tiền tăng: 60,49% trong khi tỷ lệ tăng của doanh thu là: 21,64%)là do tiền lương của nhân tăng cao hơn, chi phí cho điện, nước, điện thoại đều tăng cao.

- Chi phí vật liệu dù có tỷ trọng nhỏ trong mục chi phí quản lý doanh nghiệp và có mức tăng khơng cao nhưng vẫn cần quan tâm trong việc tiết kiệm.

- Ngoài ra trong mục chi phí đồ dùng văn phịng dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có mức tăng đột biến(212,63%). Nguyên nhân một phần do lạm phát nên giá cả các đồ dùng này tăng cao mặt khác ý thức tiết kiệm trong cơng ty cịn chưa cao nên sử dụng cịn nhiều lãng phí.

- Chi phí tiền lương là khoản mục có mức lãng phí nhiều nhất với tỷ lệ tăng 44,71% tương ứng với số tiền 515.951.149 đồng.

Nhìn vào kết quả phân tích trên có thể thấy các khoản chi phí về tiền lương, bằng tiền, chi phí đồ dùng dụng cụ …năm 2013 là những khoản mục chi phí chưa hợp lý và gây ra tình trạng lãng phí đều có tỷ lệ tăng lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu. Một phần là do Công ty mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tuy nhiên các khoản chi phí vẫn tăng cao như vậy là khơng tốt, cơ cấu các khoản chi phí bất hợp lý, vẫn cịn nhiều khoản chi khơng cần thiết, gây lãng phí.

3.1.2.2. Một số nguyên nhân chung

* Kế hoạch chi phí

Dự kiến kế hoạch chi phí kinh doanh do phịng kế tốn và trực tiếp là kế toán trưởng đảm nhận. Đầu kỳ, kế tốn trưởng lập định mức chi phí, nghiên cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường, sau đó thu thập thơng tin về chi phí thực tế, xác định chi phí đầu kỳ. Tuy nhiên, qua khảo sát ta thấy cơ sở để xây dựng kế hoạch và thực tiễn còn một khoảng cách là biến động thị trường, sự biến động đột xuất của một số khoản mục chi phí nhất là trong điều kiện hiện nay thị trường không ổn định, tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hóa biến động có sự ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí kinh doanh. Do đó, việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện chi phí kinh doanh chưa chính xác. Dẫn đến các biện pháp dự đốn, chuẩn bị đối phó với sự biến động của thị trường chưa đạt hiệu quả cao.

* Quản lý chi phí kinh doanh

Thực tế, cho thấy việc quản lý chi phí của cơng ty đã được đặt ra trong quá trình kinh doanh, song chưa tiến hành thường xuyên và đều đặn, chỉ đến cuối kỳ kế tốn mới tiến hành phân tích đánh giá, điều này dẫn đến việc theo dõi chi phí khơng sát sao, khơng gắn với sự biến động của thị trường. Việc quản lý chi phí ở một số khâu chưa được tốt, chưa theo dõi thường xuyên sự biến động của các khoản mục chi phí và việc sử dụng chi phí tiếp khách, hội nghị, sử dụng điện thoại, điện nước chưa hợp lý gây lãng phí . Hiện tượng chiếm dụng vốn trong kinh doanh do bên A chậm thanh tốn khi cơng ty quyết tốn bàn giao đơn hàng hồn thành làm tăng chi phí của cơng ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần MTS (Trang 48 - 50)