- Quy trình tín dụng cho vay tại QTDND liên xã Cương Gián – Xuân Liên
2.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng
- Dư nợ và kết cấu dư nợ
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một TCTD tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung, dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của TCTD. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì dư nợ sẽ tăng,
mức dư nợ cho vay theo thời gian của QTDND liên xã Cương Gián – Xuân Liên ngày một tăng được thể hiện qua bảng 5.
Trong hoạt động tín dụng các khoản cho vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản và độ an tồn cao hơn so với cho vay trung hạn. Vì thế, qua bảng 5 và biểu đồ ta thấy Chi nhánh cho vay ngắn hạn là chủ yếu, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và có xu hướng tăng lên cả về quy mơ lẫn tỷ trọng. Cụ thể là: năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 65,520 triệu đồng chiếm 72.55% tổng dư nợ, năm 2011 đạt 92,130 triệu đồng chiếm 70.62% và tăng so với năm 2010 là 40.61%. Đến cuối năm 2012 đạt 99,890 triệu đồng tăng 7,760 triệu đồng tương đương với 8.42% so với năm 2011, tỷ trọng giảm xuống còn 66.58% tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn có đặc điểm thu hồi nợ nhanh nên dư nợ ngắn hạn giảm xuống là do các khoản nợ ngắn hạn đã được thu hồi đúng thời hạn. Điều này đã làm cho vốn của QTD có thể quay vịng nhanh, giảm thiểu rủi ro và giúp QTD quản lý các khoản cho vay ngắn hạn một cách dễ dàng đồng thời chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo.
Trong những năm gần đây dư nợ tín dụng trung hạn liên tục tăng về quy mô, tuy nhiên dư nợ cho vay này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2010 đạt 24,790 triệu đồng chiếm 27.45% tổng dư nợ. Năm 2011 đạt 38,320 triệu đồng chiếm 29.38% trong tổng dư nợ, tăng 54.58% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 50,135 triệu đồng, năm này dư nợ tín dụng trung hạn đã tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng so với năm 2011, tăng 11,815 triệu đồng tương đương với 30.83%. Mặc dù, QTD đã có nhiều sự cố gắng nhưng cần nỗ lực hơn nữa để có thể tăng tỷ trọng cũng như quy mơ của tín dụng trung hạn từ đó có thể tăng đáng kể thu nhập để có thể kéo theo lợi nhuận của Quỹ tín dụng cũng tăng theo.
Bảng 8: Tình hình dư nợ theo ngành giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tổng dư nợ 90,310 130,450 150,025 44.45% 15.01% Sản xuất nơng nghiệp
Tỷ trọng 28,650 31.72% 36,800 28.21% 49,845 33.22% 28.45% 35.45% Tín dụng tiêu dùng Tỷ trọng 2,995 3.32% 3,550 2.72% 3,990 2.66% 18.53% 12.39% Kinh doanh sản xuất
Tỷ trọng 18,445 20.42% 25,096 19.24% 35,430 23.62% 36.06% 41.18% Xuất khẩu lao động 40,220
44.54%
65,004 49.83%
60,760
40.50% 61.62% -6.53% (Nguồn: báo cáo kết toán năm 2010-2012) Từ bảng số liệu ta thấy: Nếu xét về tín dụng theo ngành của QTD thì các khoản vay chủ yếu phục vụ xuất khẩu lao động, chiếm tỷ trọng cao trong các năm có xu hướng giảm vào năm 2012, thay vào đó giành chỗ cho các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh và sản xuất nơng nghiệp. Cụ thể, năm 2010 tín dụng cho vay xuất khẩu lao động là 40,220 triệu đồng chiếm 44.54% tổng dư nợ, tín dụng tiêu dùng chiếm 3.32% , tín dụng sản xuất kinh doanh với dư nợ 18,445 triệu đồng chiếm 20.42% tổng dư nợ, còn lại tín dụng sản xuất nơng nghiệp chiếm 31.72 % tổng dư nợ với 28,650 triệu đồng. Sang năm 2011, cơ cấu từng ngành vẫn khơng có thay đổi nhiều, tín dụng sản xuất nông nghiệp đạt 36,800 triệu đồng với tỷ trọng 28.21% tăng so với năm 2010 với tỷ lệ tăng 28.45%; tín dụng tiêu dùng đạt 3,550 triệu đồng; tín dụng sản xuất kinh doanh đạt 25,096 triệu đồng tăng với tỷ lệ 36.06% so với năm 2010, tín dụng xuất khẩu lao động đạt 65,004 triệu đồng tăng với tỉ lệ 61.62% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì cơ cấu từng ngành có sự thay đổi, tín dụng xuất khẩu lao động giảm xuống cịn 60,760 triệu đồng, giảm với tỉ lệ - 6.53% so với năm 2011. Tín dụng các ngành cịn lại đều tăng. Trong những năm gần đây chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện nâng cao nên nhu cầu vốn trong tiêu dùng và vốn kinh doanh các ngành hàng dịch vụ tăng. Điều này cũng cho
thấy QTD cũng đã từng bước phát triển, có những thay đổi phù hợp theo nhu cầu khách hàng và theo sự phát triển chung. Trong năm 2012, tình hình đi xuất khẩu lao động cũng gặp những khó nhăn nhất định nên trong năm này tín dụng về xuất khẩu lao động giảm đáng kể.
- Sự cân đối giữa huy động vốn và dư nợ
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ có quan hệ mật thiết tác động lên nhau. Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để mở rộng tín dụng, để chủ động đáp ứng nhu cầu thiếu vốn của khách hàng. Do đó, sự phơi hợp nhịp nhàng và đồng bộ hai nghiệp vụ này ln là cơ sở vững chắc để hoạt động tín dụng được diễn ta thuận lợi và ngược lại sự phối hợp không nhịp nhàng, thiếu đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến đình trệ và ách tắc trong hoạt động tại quỹ. Bởi vậy, Quỹ tín dụng nhân dân liên xã Cương Gián – Xuân Liên luôn quan tâm đến việc cân đối giữa việc tạo lập và sử dụng vốn cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Tại quỹ thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của quỹ trong việc sử dụng vốn như vậy đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng thì khơng thể bỏ qua mối quan hệ giữa huy động vốn và dư nợ.
Bảng 9: Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn
ĐVT: Triệu đồng
Năm Vốn huy động Dư nợ tín dụng Hiệu suất sử dụng vốn ( dư nợ tín dụng/ vốn huy động )
2010 210,795 90,310 42.84% 2011 221,183 130,450 58.98% 2012 233,994 150,025 64.11%
( Nguồn: Báo cáo kế tốn năm 2010-2012 )
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của QTD đều tăng qua các năm. Năm 2010 đạt 42,84%, năm 2011 tăng so với 2010 đạt 58,98%, năm 2012 tình hình hiệu suất sử dụng vốn có kết quả tốt nhất trong ba năm hoạt động kinh doanh của quỹ. Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn ở mức tạm được nhưng so với các TCTD khác thì đây là một con số khá thấp. Điều này thể hiện QTD chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có, chưa khai thác hết tiềm năng của khách hàng trên địa bàn. Nguyên nhân một phần vốn huy động khơng được cho vay tồn bộ mà cịn kinh doanh các lĩnh vực khác. Điều này địi hỏi quỹ phải có những biện pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng nguồn vốn huy động tốt hơn nữa để nâng cao hiệu suất sử
dụng vốn. Bởi vì nếu khơng sử dụng tốt nguồn vốn huy động thì Chi nhánh vừa mất chi phí cho việc huy động mà lại không mang lại thu nhập từ việc cho vay.
- Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ quá hạn
Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn phát sinh nghĩa là khi đến hạn trả nợ khách hàng không trả được nợ, kể cả khi quỹ đã cho gia hạn nợ. Khi đó quỹ khơng thu hồi được nợ rủi ro đe dọa quỹ vì vốn của quỹ là huy động. Khơng một tổ chức tín dụng nào đều mong muốn là khơng có nợ q hạn xảy ra. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng khơng tránh khỏi điều này, do đó việc hạn chế và ngăn chặn nợ quá hạn luôn là mục tiêu hàng đầu của bất cứ tổ chức tín dụng nào. Vì vậy, trong thời gian qua quỹ tín dụng nhân dân liên xã Cương Gián – Xuân Liên vấn đề nợ quá hạn được quan tâm theo dõi thường xuyên nhằm nắm bắt kịp thời có biện pháp giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng
Bảng 10: Tỷ lệ nợ qua hạn trong tổng dư nợ
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010/2009 2011/2010 2010 2011 2012 ST TL ST TL Nợ quá hạn 163 261 120 98 60.12% -141 -54.02% Tổng dư nợ 90,310 130,450 150,025 Nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 0.18% 0.20% 0.08%
(Nguồn: Báo cáo kế toán năm 2010-2012 )
Qua bảng cho thấy được tình hình nợ quá hạn tại quỹ trong thời gian qua có những biến động rõ rệt. Nếu như năm 2010 nợ quá hạn là 163 triệu đồng chiếm 0.18% tổng dư nợ thì sang năm 2011 con số này tăng 261 triệu đồng đã tăng 98 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với mức tăng 60.12%. Sở dĩ điều này xảy ra là do năm 2010 là năm khó khăn chung của nền kinh tế. Khi mà lạm phát tăng cao, giá cả thị trường tăng cao như giá xăng dầu khiến chi phí đầu vào của hộ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tiếp khó khăn khi hộ chăn ni gặp rủi ro do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Chi phí đầu vào thì cao nhưng giá bán ra thì thấp làm cho sản xuất đạt hiệu quả thấp gây ra việc chi trả cho khoản vay trì trệ. Tình trạng khó khăn vẫn tiếp diễn gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng năm 2011. Đến năm 2012 thì tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm chiếm 0.08% tổng dư nợ trong năm. Xét một cách tổng
thể thì tỷ lệ quá hạn này là con số khơng cao, cũng bởi quỹ tín dụng chỉ tài trợ cho dự án trong xã nên việc hạn chế khoản vay được sát sao hơn. Khoản vay chủ yếu vay thời vụ ngắn hạn nên mức độ rủi ro cũng được hạn chế. Cùng với đó thì cơng tác thu nợ của quỹ được thực hiện tốt, có sự phân cơng giám sát, đôn đốc việc trả lãi và gốc khi đến hạn theo từng khu vực và mạnh dạn thu hồi khoản nợ xấu tránh thất thoát vốn và đảm bảo nguồn vốn. Việc tỷ lệ nợ quá hạn giảm trong năm 2012 đánh giá được chủ trương của ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ nhận định được những khó khăn mà tác nhân khách quan làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng những năm trước để có định hướng tốt hơn hạn chế rủi ro.
Nhìn chung khoản nợ q hạn của quỹ tín dụng nhân dân liên xã Cương Gián – Xuân Liên trong thời gian qua là không cao nhưng việc đã phát sinh khoản nợ q hạn thì ít nhiều vẫn làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng và ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của quỹ. Vì vậy trong thời gian tới quỹ cần có những biện pháp để hạn chế nợ quá hạn phát sinh và đã phát sinh thì có biện pháp để thu hồi để hạn chế thất thoát vốn.
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHTM hay quỹ tín dụng thực chất là nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản vay và tăng nguồn thu từ hoạt động này.
Bảng 11: Thu nhập từ hoạt động tín dụng
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2009 Năm2010 Năm2011 Số tiền Tỷ trọng2011/2010 Số2012/2011 tiền Tỷ trọng Tổng thu nhập 15,549 18,638 25,566 3,089 19.87% 6,928 37.17%
Thu từ hoạt động
tín dụng 14,606 17,390 24,100 2,784 19.06% 6,710 38.59% Thu từ tiền gửi 543 750 890 207 38.12% 140 18.67% Thu khác 400 498 576 98 24.5% 78 15.66%
(Nguồn: Báo cáo kế toán năm 2010-2012)
Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất cao (trên 93%). Tuy hiệu suất sử dụng vốn của quỹ không cao nhưng do các sản phẩm dịch vụ của quỹ chưa phát triển, hoạt động dịch vụ và thu khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng từ 2,2%-3%. Thu từ hoạt động tiền gửi cũng chiếm một tỷ lệ khá
khiêm tốn khoảng 3%-4%. Xét về số tuyệt đối thì thu nhập từ hoạt động cho vay của quỹ tăng đều hàng năm. Năm 2010 đạt 14,606 triệu đồng, năm 2011 là 17,390 triệu đồng tăng 19.06% so với năm 2010, năm 2012 24,100 triệu đồng tăng 38.59% so với năm 2011 đồng thời doanh số cho vay của quỹ cũng khơng ngừng lớn mạnh đã góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động tín dụng. Đây là một kết quả khả quan vì thu lãi từ hoạt động tín dụng tăng đều hàng năm chứng tỏ chất lượng tín dụng của QTD là khá tốt và đang dần được nâng cao. Tuy nhiên quỹ cần tích cực mở rộng khách hàng trong hoạt động cho vay hơn nữa để giảm thiểu sự ứ đọng vốn.