Phân tích sự biến động của nguồn vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại khánh hà (Trang 27 - 30)

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

So sánh 2010/2009 2011/2010 Chênh lệch % Chênh lệch % 1 2 3 4 5 = 3-2 6 = 5/2 7 = 4-3 8 = 7/3 NỢ PHẢI TRẢ 60.566.610.240 76.873.828.082 46.041.923.757 16.307.217.842 26.92 -30.831.904.325 -40,11 Nợ ngắn hạn 60.566.610.240 76.873.828.082 46.041.923.757 16.307.217.842 26.92 -30.831.904.325 -40,11 Nợ dài hạn - - - - - - - VỐN CHỦ SỬ HỮU 24.937.774.681 32.188.794.460 54.876.633.420 7.251.019.779 29,08 22.687.838.960 70,48 Vốn chủ sở hữu 24.937.774.681 32.188.794.460 54.876.633.420 7.251.019.779 29,08 22.687.838.960 70,48 Qũy khen thưởng phúc lợi - - - - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 85.504.384.921\ 109.062.622.542 100.918.557.177 23.558.237.621 27.55 -8.144.065.365 -7.47 Nguồn: Phịng tài chính – kế tốn

Nợ phải trả là khoản chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị tài sản, năm 2010 tăng 16.307.217.842 đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 26.92 %. Tuy nhiên đến năm 2011, các khoản nợ phải trả giảm đáng kể, chỉ còn 46.041.923.756 đồng, thấp hơn cả giá trị năm 2009, cho thấy cơng ty đã có kế hoạch trả nợ hợp lý, khả năng tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh đã được nâng cao. Xét về cơ cấu nợ phải trả, doanh nghiệp chỉ có các khoản vay ngắn hạn mà khơng có các khoản vay dài hạn, cho thấy chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn của doanh nghiệp, các khoản nợ vay được luân chuyển thường xuyên.

Nợ ngắn hạn cao nhất là năm 2010, đạt giá trị 76.873.828.082 đồng. Vay và nợ ngắn hạn chiếm phần lớn nhất trong các khoản chiếm dụng của công ty, năm 2010 doanh nghiệp đã đi vay 49.993.432.069 đồng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, tăng một lượng là 62.11% so với năm 2009, đến năm 2011 giá trị các khoản vay ngắn hạn chỉ còn 22.641.304.076 đồng.

Phải trả người bán là khoản chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 trong các khoản đi chiếm dụng của công ty, các khoản phải trả người bán có xu hướng giảm qua các năm, trong khi đó khoản người mua trả tiền trước lại có xu hướng tăng cho ta thấy cơng ty có uy tín đối với khách hàng trên thị trường, đây là một lợi thế lớn giúp doanh nghiệp có vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.

Chi phí phải trả và các khoản phải trả, phải nộp khác cũng khá cao chủ yếu là khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước.

Về nguồn vốn chủ sở hữu nhìn chung qua các năm tăng, chủ yếu là nguồn vốn tự bổ sung, vốn ban đầu của công ty năm 2003 là 2 tỷ đồng, đến cuối năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 24.937.774.681 đồng. Năm 2011, tăng lên 22.687.838.960 đồng, tăng 70.48 % so với năm 2010, trong khi đó các khoản nợ phải trả giảm, điều này cho thấy công ty đã tự chủ hơn về mặt tài chính.

Trong q trình hoạt động kinh doanh của cơng ty, ngồi vốn đầu tư của chủ sở hữu, công ty đã huy động vốn từ các tổ chức tín dụng như Techcombank, Eximbank, Seabank, BIDV, VIB … Hiện nay Teachcombank là đơn vị tài trợ vốn chính cho cơng ty TNHH thương mại Khánh Hà.

2.3.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của cơng ty cần phân tích hai chỉ tiêu là nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Chỉ tiêu nguồn tài trợ thường xuyên cho ta biết để tài trợ cho các dự án hay kế hoạch chiến lược lâu dài của cơng ty thì mức độ đó đến đâu, có cần điều chỉnh khơng và điều chỉnh đến mức độ nào là đủ. Từ số liệu bảng cân đối kế tốn ta lập bảng phân tích của nguồn tài trợ của công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại khánh hà (Trang 27 - 30)