Bảng phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại khánh hà (Trang 32 - 34)

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chênh lệch

2010/2009 2011/2010

+/- % +/- %

1 2 3 4 5 = 3-2 6 = 5/2 7 = 4-3 8 = 7/3

1. Hàng tồn kho 63.184.891.234 78.466.790.085 46.098.998.196 15.281.898.851 24.19 -32.367.791.889 -41.25

2. Khoản phải thu 21.300.843.437 19.034.115.492 39.485.270.908 -2.266.727.945 -10.64 20.451.155.416 107.44

3. Nợ ngắn hạn 60.566.610.240 76.873.828.082 46.041.923.757 16.307.217.842 26.92 -30.831.904.325 -40.11

Nhu cầu vốn lưu

động thường xuyên 23.919.124.431 20.627.077.495 39.542.345.347 -3.292.046.940 -13.76 18.915.267.852 91.7

- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm 2010 giảm so với năm 2009 là 3.292.046.940 đồng, mức giảm tương đối là 13,76%. Nguyên nhân là do năm 2010 các khoản nợ của công ty tăng cao, mức tăng là 26.92 % trong khi đó mức tăng của hàng tồn kho khơng đủ bù đắp mức tăng đó, giá trị hàng tồn kho tăng 15.281.898.851đồng, hơn thế nữa thì các khoản phải thu lại giảm 10.64 % so với năm 2009. Vì vậy đã làm cho nhu cầu vốn lưu chuyển giảm.

Vốn lưu chuyển = TSNH – nguồn vốn ngắn hạn

= 85.364.898.220 - 60.566.610.240 = 24.798.287.980 đồng Do nhu cầu vốn lưu chuyển giảm mạnh mà vốn lưu chuyển lại tăng, đã làm cho vốn bằng tiền tăng cao.

- Năm 2011 so với năm 2010:

Tới năm 2011 thì có xu hướng ngược lại, nhu cầu vốn lưu động tăng cao, mức tăng là 18.915.267.852 đồng, tương đương mức tăng 91,7%. Doanh nghiệp đã giảm đáng kể các khoản nợ ngắn hạn , mức giảm 40.11% xấp xỉ mức giảm của hàng tồn kho, trong khi đó các khoản phải thu lại tăng cao, cơng ty có chính sách bán chịu nhiều hơn, nguồn vốn của công ty đã bị chiếm dụng nhiều hơn năm trước. Nguồn vốn đã được công ty bổ sung thêm bằng nguồn vốn chủ sở hữu, dẫn đến nguồn tài trợ bằng các khoản nợ ngắn hạn giảm. Trong năm này nguồn vốn chủ sở hữu còn được sử dụng để tài trợ cho các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Việc giảm hàng hóa tồn kho cũng như các khoản phải thu chưa chắc đã mang lại hiệu quả bằng bằng việc giữ mức như năm trước, vì nếu dự trữ nhiều, giá cả tăng lên, cơng ty sẽ được hưởng chênh lệch giá đó. Vì thế cơng ty cần xác định cơ cấu hàng tồn kho, các khoản phải thu cùng cơ cấu nợ ngắn hạn hợp lý đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu2.3.3.1 Các chỉ tiêu về cấu trúc tài chính 2.3.3.1 Các chỉ tiêu về cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thương mại khánh hà (Trang 32 - 34)