Định hướng đổi mới chính sách tiền lương trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tiền lương tại ngân hàng AGRIBANK chi nhánh sầm sơn (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA NH AGRIBANK

3.1.2 Định hướng đổi mới chính sách tiền lương trong thời gian tớ

• Phương hướng hoàn thiện về mặt lý luận, nhận thức:

Hoàn thiện nhận thức tiền lương cho người lao động là yêu cầu cơ bản của bất kỳ một tổ chức nào nếu muốn chính sách tiền lương của mình nhanh chóng đến với người lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sức lao động thực sự trở thành hàng hóa và giá trị của hàng hóa đó được lượng hóa bằng tiền – giá cả sức lao động – chi phí để tái sản xuất sức lao động. Cần làm cho người lao động hiểu được bản chất của tiền lương:

- Đối với người lao động: tiền lương là bộ phận cơ bản và chủ yếu của thu nhập. Tiền lương thực sự là động lực kinh tế thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc của mình, gắn kết họ với công việc. Vì vậy, đánh giá đúng năng lực, trả lương đúng, đủ cho người lao động sẽ tạo động lực cho họ tăng hiệu quả làm việc, gắn trách nhiệm với công việc mà họ đang làm.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

- Đối với người sở hữu sức lao động: Chi phí trả lương cho người lao động là một trong những yế tố cấu thành chi phí sản xuất. Cho nên cần phải tính toán đầy đủ chi phí tái sản xuất sức lao động để người lao động không cảm thấy bị thiệt thòi mà người sử dụng vẫn tiết kiệm được chi phí tiền lương.

- Đối với Nhà nước: Tiền lương và thu nhập của người lao động là một trong những công cụ để điều tiết và quản lý nền kinh tế. Nhà nước phải nắm được đầy đủ các thong tin về tiền lương và thu nhập để chủ động trong việc điều tiết quản lý vĩ mô và giải quyết được những vấn đề xã hội nảy sinh đảm bảo sự ổn định và phát triển nền kinh tế xã hội.

• Hoàn thiện quan điểm về cải cách chính sách tiền lương

- Tính bình quân, cào bằng trong tiền lương cần được xóa bỏ: NHNo&PTNT trong những đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, áp dụng các chính sách tiền lương của Nhà nước một cách thụ động và tương đối cứng nhắc nên tiền lương mà NHNo&PTNT còn mang tính bình quân, điều này thể hiện khá rõ ở điều kiện và thời gian tăng lương, khoảng cách giữa các mức lương trong bậc lương của hệ thống thang bảng lương… Vì vậy cần tính toán và quy định lại các tiêu chuẩn và điều kiện tăng lương, tính lại sự cách biệt giữa các mức lương.

Đối với các cán bộ viên chức trong đơn vị hành chính sự nghiệp, tiền lương được chia làm hai phần: Một phần do Nhà nước trả đủ để tái sản xuất sức lao động; phần còn lại do đơn vị trả để tái sản xuất mở rộng sức lao động.

- Tiếp tục thực hiện tiền tệ hóa tiền lương: tính bao cấp còn tồn tại trong tiền lương cần được xóa bỏ. Các nhu cầu về điều kiện làm việc, điều kiện sinh sống của cán bộ viên chức: nhà ở, xe cộ, điện thoại…cần được tính toán đầy đủ trong lương mà họ nhận được. Như vậy tiền lương mới đảm bảo được tương đối chính xác chi phí cuộc sống hàng ngày của họ.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

• Hoàn thiện quy chế tiền lương cho toàn Hệ thống NHNo&PTNT

- Chuẩn hóa việc định biên lao động: Định biên lao động là một phần quan trọng trong quy chế tiền lương vì nó lien quan trực tiếp đến việc tính đơn giá tiền lương và tính kế hoạch quỹ tiền lương. Để hạn chế tính chênh lệch lớn giữa quỹ lương kế hoạch xây dựng với quỹ lương thực hiện cũng như dự báo chính xác các khoản chi phí trong thời gian tiếp theo.

- Chuẩn hóa việc xếp hạng chi nhánh để tính lương cho từng chi nhánh:

Một là: Tăng tổng số điểm tối thiểu lên 45 điểm. Số điểm tối thiểu với từng chỉ tiêu là số điểm tối thiểu mà chi nhánh nhận được nếu mức độ hoàn thành nhiệm vụ với chỉ tiêu đó thấp hơn giá trị dưới của khung giá trị:

Ví dụ: Khung điểm của chỉ tiêu Huy động vốn là 5 – 10 điểm, khung giá trị thực hiện: 50 – 80 tỷ đồng. Như vậy, 1 đơn vị có số dư huy động vốn bình quân đạt dưới 50 tỷ đồng thì chỉ đạt mức điểm tối thiểu của chi tiêu đó là 5 điểm.

Hai là: Điều chỉnh tổng điểm xếp hạng các đơn vị. Để đảm bảo mục tiêu đặt

ra, thì mức điểm xếp hạng các đơn vị như sau:

Biểu 3.1: Bảng mức điểm xếp loại các đơn vị

STT Thông tư 23/2005/TTLT NH AGRIBANK

1 Hạng I II III I II III

2 Điểm ≥ 90 65 -< 90 < 65 ≥ 85 55 - <85 <55

Như vậy, so với Thông tư 23/2005/TTLT – BLĐTBXH – BTC ngày 31/08/2007 về hướng về xếp hạng Chi nhánh thì điểm xếp hạng chi nhánh hạng III giảm 10 điểm và điêm Chi nhánh xếp hạng I hạ 05 điểm theo bảng trên.

Ba là: Điều chính mức điểm đối với các chỉ tiêu cho phù hợp trong điều kiện

hoạt động thực tế.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

Bốn là: Xác định giá trị, khoảng cách thực hiện của các chỉ tiêu như: Chỉ tiêu độ phức tạp trong quản lý, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động.

Năm là: Quy định ràng buộc trong xếp hạng căn cứ vào tổng dư nợ điều chỉnh,

mức chênh lệch thu chi bình quân, tỷ lệ dư nợ quá hạn so với mức trung bình chung của toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách tiền lương tại ngân hàng AGRIBANK chi nhánh sầm sơn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w