Đặc điểm của thị trường Canada

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng đồ chơi gỗ của công ty cổ phần sản xuất và thương mại ETIC việt nam sang thị trường canada (Trang 31 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3. Hoạt động xuất khẩu mặt hàng đồ chơi gỗ của Công ty CPSX & TM ETIC

3.3.2. Đặc điểm của thị trường Canada

3.3.2.1 Đặc điểm kinh tế- chính trị

Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới (tính theo giá trị đơ la Mỹ theo tỷ giá thị trường), và là một trong các quốc gia giàu nhất trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc nhóm tám quốc gia phát triển (G8). Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Canada, chiếm 3/4 nền kinh tế Canada. Khác với các nước phát triển khác, Canada chú trọng vào khu vực sơ khai, với khai thác gỗ và khai thác dầu mỏ là hai ngành quan trọng nhất. Canada cũng có một khu vực chế tạo tương đối lớn, tập trung ở trung tâm Canada, với ngành công nghiệp ô tô - xe máy là đặc biệt quan trọng nhất.

Canada xếp thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế tự do trên thế giới. Ngày nay, kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ cả về thể chế kinh tế theo định hướng thị trường lẫn mơ hình sản xuất. Trong danh sách 2.000 công ty lớn nhất thể giới năm 2008 của báo Forbes Global, Canada có 69 cơng ty, xếp hạng 5 ngang với Pháp. Vào năm 2008, tổng gánh nặng nợ chính phủ của Canada là thấp nhất trong các thành viên của G8. Năm 2011 , thu nhập bình quân đầu người là 34.000 USD. Dự trữ ngoại tệ và vàng năm 2011 là 33,03 tỷ USD. Theo số liệu công bố của Cơ quan thống kê Canada (StasCan), kinh tế nước này đã suy giảm 5,4% trong quý 1 năm 2012 , mức giảm lớn nhất trong vòng 18 năm qua. Trước đó, thời điểm kinh tế Canada đã sụt giảm nhất là trong quý 4 năm 2008 với 3,4%.

Thương mại quốc tế đóng góp một phần lớn trong nền kinh tế Canada, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng. Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm khoảng 76% xuất khẩu và 65% nhập khẩu trong năm 2007 của nước Canada. Điều đấy cũng cho thấy sự phụ thuộc của Canada vào Hoa Kỳ cả về kinh tế lẫn chính trị. Canada là một nước liên bang dựa trên nền quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện, cũng như Hoa Kỳ Canada là một nước có hệ thống pháp luật dày đặc chặt chẽ và rất rắc rối, đây cũng là thách thức đối với các Công ty xuất khẩu vào thị trường này, phải tìm hiểu thật kỹ càng các điều luật tránh rơi

vào tình trạng bị khởi kiện chống bán phá giá ( Tình trạng thường xảy ra đối với các Cơng ty xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường Hoa Kỳ).

3.3.2.2 Đặc điểm văn hóa- xã hội

Canada là một đất nước đa văn hóa và đa sắc tộc, và có các hiến pháp bảo vệ và quy định cho các chính sách thúc đẩy và duy trì sự đa văn hóa. Ở Quebec thì bản sắc văn hóa thì rất rõ rệt và sâu sắc, và hầu hết người dân nói tiếng Pháp- tiếng nói của nền văn hóa Quebec để phân biệt với văn hóa Canada nói tiềng Anh …; tuy nhiên, tồn bộ đất nước Canada là một mảnh ghép văn hóa hồn chỉnh- một tập hợp các tơn giáo, tín ngưỡng và các tiểu văn hóa dân tộc.

Các chính sách của chính phủ như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chính sách thuế để phân loại giàu nghèo, cấm án tử hình, những nỗ lực mạnh mẽ để hạn chế nghèo đói, tập trung vào sự đa văn hóa, sự kiểm sốt súng và vũ khí chặt chẽ, và sự hợp pháp hóa kết hơn đồng tính là những chính sách xã hội sự để chỉ ra khác biệt như thế nào giữa cách mạng chính trị và văn hóa của Canada và Mỹ.

Tổng điều tra dân số năm 2010 cho thấy những người từ 65 tuổi trở lên chiếm tới 13% tổng số dân, tăng từ mức 12% năm 2009. Theo dự báo tỷ lệ này sẽ đạt 15% vào năm 2016. Mặt khác, có 26% dân số từ 19 tuổi trở xuống, giảm từ 28% vào năm 2009. Khoảng 30% dân số từ 13 tuổi trở xuống, con số này vẫn giữ khá ổn định từ năm 2009 đến nay, so với các nước Châu Âu thì Canada vẫn là một nước có tỷ lệ trẻ em cao, có được điều đó là nhờ các chính sách tích cực vận động, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con của chính phủ Canada.

3.3.2.3 Đặc điểm thị trường đồ chơi gỗ tại Canada

Sức mua của thị trường

Canada là một nước có nền thương mại thuộc hàng đầu thế giới. Với thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 41.500 USD, đời sống người dân cao, do vậy ưa chuộng hàng chất lượng cao, an tồn cho người sử dụng, giá cả khơng phải là vấn đề lắm. Điều đáng mừng tại thị trường này là, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng Canada là nước đầu tiên phục hồi lại nhanh chóng nền kinh tế, năm 2012 trong khi các nước phương tây khác tốc độ tăng trưởng kinh tế đều dưới 1% thì tại Canada là 1,9%.

Phân tích cơ cấu, kim ngạch mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada trong những năm gần đây cho thấy rằng mặt hàng đồ chơi gỗ xuất khẩu sang Canada tuy kim ngạch chỉ đạt dưới mức 1 triệu USD nhưng luôn là mặt hàng xuất khẩu thường xuyên tại thị trường này. Cụ thể, năm 2011, đạt 0,9 triệu USD chiếm tỉ trọng 0,38%. Năm 2012, đạt 0,85 triệu USD chiếm tỉ trọng 0,36%. Năm 2013 đạt 0,8 triệu USD chiếm tỉ trọng 0,34%

Có thể thấy, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu đồ chơi gỗ sang Canada có giảm nhưng mức giảm khơng đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng sức mua của thị trường vẫn luôn đảm bảo và là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất đồ chơi gỗ trong nước tiếp tục đẩy mạng xuất khẩu vào thị trường này.

Thị hiếu người tiêu dùng

Canada ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác đa phương, toàn diện, chú trọng đẩy mạnh lĩnh vực xuất nhập khẩu với Việt Nam bằng việc giảm các loại thuế nhập khẩu, tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các Công ty sản xuất và xuất khẩu đồ chơi trẻ em Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Canada.

Xét về dung lượng thị trường nội địa và thị trường nhập khẩu cho thấy trong cơ cấu hàng hóa tiêu dùng tồn quốc, thị phần loại hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu tăng từ 19,5% năm 2012 lên 21,6% năm 2013.

Trong tổng lượng hàng hóa lưu thơng quốc gia, thị phần loại hàng hóa được nhập khẩu chiếm 23,2 % trong năm 2013. Dung lượng thị trường hàng hóa quốc gia đạt trên 1.000 tỷ USD năm. Dung lượng thị trường nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 225 tỷ USD /năm, tăng trưởng trung bình trên 15 % trong 10 năm qua.

Với nhu cầu tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu tăng trưởng liên tục qua các năm, cộng với tâm lý, thị hiếu ưa chuộng hàng tiêu dùng nhập khẩu là một trong những cơ hội để hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Canada trong đó có mặt hàng đồ chơi gỗ.

Thị trường đồ chơi trẻ em ở Canada rất sôi động, người tiêu dùng Canada ưa chuộng những món đồ chơi gỗ phải được thiết kế đẹp mắt, hợp mốt, phục vụ được yêu cầu người sử dụng, an tồn, và đặc biệt là kích thích sự sáng tạo ở trẻ, mang tính giáo dục cao. Trước đây khi mặt hàng đồ chơi nhựa còn chiếm thế thượng phong thì trẻ em

nước này khơng biết đến mặt hàng đồ chơi truyền thống này, sau những tai tiếng của mặt hàng đồ chơi nhựa rẻ tiền, thiếu an toàn, gây hại đến sức khỏe, người dân nước này đã chuyển sang lựa chọn mặt hàng đồ chơi gỗ, nâng sức tiêu thụ mặt hàng này lên cao.

3.3.2.4 Các biện pháp mà chính phủ Canada áp dụng đối với mặt hàng đồ chơi gỗ nhập khẩu

Biện pháp thuế quan

Chỉ có Chính quyền Liên bang mới có quyền áp đặt thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Canada. Tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Canada phải báo cáo với Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA), là cơ quan liên bang chính chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các qui định pháp lý thương mại, biên giới và thuế.

Thuế hải quan căn cứ trên Hệ thống Ký mã hiệu và Mơ tả Hàng hóa Hài hịa (gọi tắt là HS). Canada dã chấp nhận hệ thống biểu thuế quan này thay thế cho "Biểu thuế Hải quan ", "Phân loại Thuong mại Quốc tế của Canada" và "Phân loại Hàng Xuất khẩu'.

Canada áp dụng các mức thuế suất khác nhau tùy thuộc mức độ đối xử thuế quan dành cho hàng nhập khẩu từ từng nước xuất xứ của mặt hàng đó.

Một số nước có thể được huởng nhiều chế độ thuế quan, ví dụ: một số nước kém phát triển nhất vừa được huởng LLDC, vừa được huởng GPT. Ðể được huởng mức thuế GPT, hàng nhập khẩu phải tới từ một nước đủ điều kiện và nhà xuất khẩu phải xuất kinh giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (form A) do một tổ chức được chỉ định cấp. Nếu hàng nhập khẩu quá cảnh qua một nước thứ ba và có trải qua một q trình chế biến tại đây thì sẽ khơng được hường GPT. Mức thuế chi tiết áp cho từng sản phẩm nhập khẩu cụ thể và của mỗi quốc gia cụ thể có thể thấy trên trang web của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada

Biện pháp phi thuế quan

Áp dụng theo Luật An toàn sản phẩm tiêu dùng và CPSC là cơ quan liên bang chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát và thi hành luật liên quan đến đồ chơi trên cơ sở luật CPSC. CPSC tổ chức các đội giám sát hiện trường để giám sát thị trường đối với các loại đồ chơi sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngồi mà có thể gây nguy hiểm do điện, nhiệt, cơ, hóa học hay do dễ cháy.

-Yêu cầu về nhãn hàng :

Nhãn hàng phải rõ ràng, nổi bật để dễ nhìn thấy và phù hợp với việc mua bán, lưu giữ và sử dụng của từng loại sản phẩm. Ngôn ngữ sử dụng trên nhãn hàng bắt buộc phải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (ngơn ngữ khác có thể được ghi kèm nếu thấy cần thiết). Các lời cảnh báo nguy hiểm phải rõ rang, phải đặt trên chính đồ chơi và khơng thể giặt tẩy sạch bằng bất cứ cách nào. Hàng sản xuất ở nước ngồi khơng có nhãn mác phù hợp với quy định của Canada sẽ không được nhập khẩu.

- Quy định về bản quyền, nhãn mác và tên thương phẩm :

Những sản phẩm hợp pháp: bản quyền đã được đăng kí phù hợp với luật bản quyền ngày 30 tháng 3 năm 1947, như đã chỉnh sửa có thể phù hợp với luật hải quan về bảo vệ nhập khẩu.

Những người hợp pháp: những người sở hữu bản quyền gồm những người yêu cầu chứng nhận bản quyền thông qua giấy chứng nhận độc quyền, nhượng quyền hoặc đị hỏi thực tế về những tổn thất có thể xảy ra bởi sự nhập khẩu bản quyền hợp pháp dự tính và thực tế, có thể đưa ra đơn thơng báo về bản quyền như sở hữu bản quyền, với sự tơn trọng bất cứ điều gì trong bản quyền, kể cả người sở hữu bản quyền đặc biệt.

Nhãn mác hợp pháp là nhãn mác đăng kí tại Phịng thương hiệu và sang chế Canada theo Luật về nhãn hiệu thương mại năm 1881, 1905 và 1946 ( theo sec USC 1051). Việc đăng kí quyền sở hữu nhãn mác gồm xác minh quyền sở hữu, ngày sử dụng nhãn mác đầu tiên của người đăng kí và các hàng hóa sử dụng nhãn mác đó, logo hình vẽ kèm theo.

Tên hay kiểu mẫu thương mại đã dùng ít nhất 6 tháng để xác định nhà sản xuất hay thương gia sẽ được ghi nhận bởi Dịch vụ Hải quan Canada. Các khẩu hiệu hoặc thiết kế dung như thương hiệu, dù có đăng kí hay khơng với Phịng Thương hiệu và Sáng chế Canada sẽ không được chấp nhận như tên thương mại. Nhìn chung, tên kinh

doanh hồn chỉnh sẽ được ghi nhận trừ phi có bằng chứng thuyết phục chứng tỏ chỉ một phần của tên hồn chỉnh đó được sử dụng qua hải quan.

Biện pháp hành chính

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lí và thi hành các luật hải quan là Hải quan và bảo vệ biên giới (CBSA). Khi xuất khẩu vào thị trường Canada, nhà xuất khẩu phải chuẩn bị các thủ tục, chứng từ cần thiết. Trong vịng 5 ngày từ khi hàng hóa tới cảng, các chứng từ xuất khẩu phải được trình cho Giám đốc Cảng ( nếu qua thời gian trên phải có giấy gia hạn). Các chứng từ nhập khẩu bao gồm: bảng kê khai hàng xuất khẩu, hóa đơn thương mại và báo giá khi khơng thể phát hành hóa đơn, danh mục đóng gói hàng hóa.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng đồ chơi gỗ của công ty cổ phần sản xuất và thương mại ETIC việt nam sang thị trường canada (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)