Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.5. Đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng đồ chơi gỗ của Công ty
CPSX & TM ETIC Việt Nam sang thị trường Canada giai đoạn 2011 – 2013
3.5.1. Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, Hiện nay, tỷ trọng xuất khẩu đồ chơi gỗ sang thị trường Canada luôn
chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Như vậy, thị trường được Công ty lựa chọn để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình cũng khá hợp lí.
Thứ hai, nguồn ngun liệu ổn định, đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lí đang
trở thành lợi thế cạnh tranh của Cơng ty so với các đối thủ trong nước và cả các đối thủ nước ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippin. Nguồn hàng của công ty được thu mua trực tiếp không qua trung gian đã làm giảm chi phí thu mua, qua đó giảm giá thành sản phẩm. Nhiệm vụ thu mua tạo nguồn hàng do các chi nhánh của công ty trực thuộc địa phương đó đảm nhiệm, chi nhánh Hà Nội phụ trách thu mua tại các tỉnh phía Bắc như Hà Tây, Ninh Bình, Phú Thọ……chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thu mua tại các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Bên cạnh đó, Cơng ty đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng đồ chơi gỗ và xây dựng mối quan hệ tốt với các hộ nông dân trên khắp cả nước điều này giúp cho cơng ty có nguồn hàng ổn định và thường xuyên hơn so với đơn vị khác.
Thứ ba, cơng tác quản lý hành chính và tổ chức cán bộ ở Cơng ty rất tốt được
thể hiện rõ ở các mặt chăm sóc sức khoẻ và khen thưởng kịp thời, đảm bảo đời sống tinh thần tốt cho cán bộ cơng nhân viên tồn Công ty.
Thứ tư, Cơng ty có hệ thống cơ sở vật chất khá hiện đại. Hiện nay, Công ty đã
bổ sung thêm được tài sản cố định, tài sản lưu động và phương tiện, công cụ làm việc kết nối mạng với Quốc tế. Công ty cũng trang bị ô tô, mua sắm bàn ghế, máy thiết bị văn phòng và xây dựng mới nhà 3 tầng bằng nguồn vốn góp của khách hàng trên đất lưu không nhiều năm tại Công ty.
3.5.2. Những vấn đề tồn tại
Thứ nhất, tuy chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao
nhưng về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu vẫn chưa thật sự hấp dẫn khách hàng do chưa nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu sát thực trên thị trường. So với các mặt hàng cùng loại của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin thì cịn đơn điệu về kiểu dáng, hoa văn trang trí. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Canada.
Thứ hai, Cơng ty cịn gặp khó khăn về việc thanh tốn tiền hàng từ thị trường
Canada. Các bạn hàng Canada thường khơng muốn thanh tốn bằng L/C vì chi phí ngân hàng cao, tối thiểu là 5% trị giá hợp đồng. Trong khi đó các Cơng ty Trung Quốc, Thái Lan, Philippin và một số nước Châu Á khác thường cho họ trả chậm. Về hoạt động xúc tiến, chi phí cho các hoạt động xúc tiến phân bổ cho từng mặt hàng còn nhỏ
dẫn đến các hoạt động này được tiến hành lẻ tẻ, không đồng đều nên hiệu quả chưa cao. Về công tác nhân sự, cán bộ công nhân viên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ nhưng chưa đồng đều do kinh phí cho hoạt động đào tạo cịn hạn hẹp.
Thứ ba, phản ứng của Cơng ty với những diễn biến trên thị trường cịn chậm.
Trong năm 2013, có nhiều đợt thị trường Canada tăng đơn hàng nhưng Cơng ty khơng nắm bắt được tình hình khiến nên bị mất đơn hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh.
Thứ tư, sức cạnh tranh của Công ty cũng như các doanh nghiệp Việt Nam với
các đối thủ nước ngồi cịn khá thấp đặc biệt là hàng đồ chơi gỗ của Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu đồ chơi gỗ của Trung Quốc và Thái Lan gần như gấp đôi các doanh nghiệp Việt Nam.
3.5.3. Nguyên nhân của tồn tại
Qua việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng đồ chơi gỗ của Công ty sang thị trường Canada có thể rút ra một số ngun nhân chính cần khắc phục như sau:
- Bộ phận riêng phụ trách công tác phát triển mẫu mã sản phẩm mới được thành lập, với nhân lực chủ yếu là cử nhân chuyên ngành mĩ thuật… tuy có kiến thức chuyên ngành nhưng chưa có kinh nghiệm hoạt động thực tế nên chưa tạo ra nhiều thay đổi về mẫu mã sản phẩm. Bộ phận này vẫn cần thêm thời gian hoạt động để tích lũy kinh nghiệm cũng như cần được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty.
- Trong những năm gần đây, do những diễn biến bất lợi của nền kinh tế thế giới và trong nước, nguồn vốn của Công ty ngày càng eo hẹp nên chi phí cho hoạt động đào tạo nhân lực xúc tiến… cũng như khả năng thanh tốn gặp nhiều khó khăn.
- Bộ máy Cơng ty vẫn cịn cồng kềnh nặng về hành chính.Cơng tác quản lí cán bộ, quản lí kĩ thuật, lao động vẫn cịn chưa chặt chẽ một số cán bộ chỉ lo đến lợi ích của các phịng ban của mình, khơng lo đến lợi ích chung của cơng ty, thiếu cán bộ kinh doanh giỏi, năng lực của các cán bộ cơng nhân viên cịn kém. Do đó, khả năng phản ứng với thị trường cịn chậm.
- Cơng ty chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị xuất khẩu cùng ngành hàng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường cạnh tranh gay gắt.
Quy mô của Công ty cũng nhỏ hơn rất nhiều so với các Công ty của Trung Quốc, Thái Lan… nên không thể đáp ứng các đơn hàng lớn và giá thành cũng không thể cạnh tranh được với các đối thủ này.
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CPSX & TM ETIC VIỆT NAM