Hoạt động huy động vốn của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012)

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại ngân hàng đông á chi nhánh hà nội (Trang 33 - 34)

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Hà Nội

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội (2010-2012)

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của Đơng Á Bank chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng

1.Các khoản vay CP và NHNN 42,700 1.39% 50,397 1.41% 0 0.00% 2.Tiền gửi và vay của TCTD

khác 254,604 8.27% 344,086 9.60% 352,461 9.30% 3.Tiền gửi của khách hàng 1,916,454 62.27% 2,163,840 60.37% 3,047,415 80.40% 4.Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 18,928 0.62% 36,548 1.02% 42,181 1.11% 5. Phát hành giấy tờ có giá 680,439 22.11% 292,355 8.16% 259,387 6.84% 6.Vốn huy động từ nguồn khác 164,496 5.34% 696,862 19.44% 88,998 2.35%

TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 3,077,621 100.00% 3,584,088 100.00% 3,790,442 100.00%

(Nguồn: phịng kế tốn NH Đơng Á chi nhánh Hà Nội)

Qua bảng ta thấy nguồn vốn huy động được của chi nhánh có xu hướng tăng từ năm 2010 đến năm 2012 nhưng tốc độ tăng không đều, năm 2011 tăng mạnh hơn năm 2012. Cụ thể: năm 2010 toàn chi nhánh Hà Nội đã huy động được tổng lượng vốn là 3.077.621triệu đồng, năm 2011 tăng mạnh và đạt 3.584.088triệu đồng, tương đương với mức tăng là 16,46%. Như vậy có thể thấy rằng chi nhánh đã thực hiện rất tốt hoạt động huy động vốn. Đây là một nguồn vốn rất lớn, nó khơng chỉ có thể đáp ứng tốt

nhất nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng mà cịn đảm bảo khả năng thanh khoản tốt cho ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn - trầm lắng, dẫn đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh cũng bị ảnh hưởngnhưng ngân hàng đã thực hiện nhiều chương trình và biện pháp để đảm bảo lượng vốn huy động nên chi nhánh bị tác động không đáng kể.

Trong cơ cấu huy động vốn ở trên ta thấy nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn tiền gửi khách hàng. Nó thường chiếm trên 60% tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Nhưng cơ cấu vốn huy động từ các nguồn đang thay đổi theo nhiều xu hướng khác nhau: Tiền gửi của khách hàng giảm nhẹ năm 2011, tăng mạnh vào năm 2012; phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh; vốn tài trợ ủy thác đầu tư tăng dần; các nguồn khác đa phần tăng nhiều vào năm 2011 và giảm vào 2012. Cụ thể: Tiền gửi của khác hàng: năm 2010 chiếm 62,27%, 2011 chiếm 60,37%, 2012 chiếm 80,4% tổng vốn huy động. Huy động vốn bằngcách phát hành giấy tờ có giá chiếm 22,11% (năm 2010) nhưng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 6,84%. Sở dĩ vốn huy động từ tiền gửi khách hàng năm 2012 tăng vọt và phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh vì tâm lí lo ngại của người dân khi nền kinh tế có nhiều dấu hiệu bất ổn, lạm phát tăng cao, môi trường đầu tư tiềm ẩn nhiều rủi ro…họ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu và đầu tư. Nhìn chung, cơ cấu vốn huy động này khá phù hợp với điều kiện hiện tại của chi nhánh nhưng về lâu dài sẽ là một gắng lặng nếu chi nhánh khơng có kế hoạch sử dụng vốn hợp lí.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại ngân hàng đông á chi nhánh hà nội (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)