Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tốn nội địa khơng dùng

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại ngân hàng đông á chi nhánh hà nội (Trang 54 - 60)

thanh tốn nội địa khơng dùng tiền mặt tại ngân hàng Đơng Á chi

nhánh Hà Nội.

Hồn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động TTNĐKDTM là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với Ngân hàng Đơng Á nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Qua tìm hiểu công tác TTNĐKDTM tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội trong 3 năm qua, em đã thấy được ưu nhược điểm của hoạt động thanh toán cũng như của từng hình thức thanh tốn. Để đổi mới, hồn thiện và khắc phục những tồn tại trong công tác TTNĐKDTM, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán nội địa tại chi nhánh như sau:

Giải pháp 1: Hồn thiện cơng tác tổ chức TTNĐKDTM.

Chi nhánh cần tiếp tục mở rộng mạng lưới, tăng mật độ các điểm giao dịch, cây ATM, POS trên địa bàn để khách hàng thuận tiện thanh tốn. Bên cạnh đó tăng cường tham khảo ý kiến khách hàng, nhân viên để tìm ra những bất tiện và chưa phù hợp với thực tế để kịp thời khắc phục, làm cho quy trình thanh tốn sát với thực tế hơn. Chi nhánh cũng cần đơn giản hóa các bước thực hiện thanh tốn mà vẫn đảm bảo đẩy đủ, an tồn trong thanh tốn. Hành động này vừa giúp khác hàng dễ dàng sử dụng các dịch vụ thanh toán vừa khiến họ tin tưởng vào ngân hàng hơn. Ngoài ra, chi nhánh phải tập trung khai thác sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống để hợp tác cùng thực hiện các

món thanh tốn vượt khả năng của chi nhánh, san sẻ rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động thanh toán.

Để TTNĐKDTM trở thành công cụ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho chi nhánh thì ngồi các dịch vụ đã có, chi nhánh có thể tiến hành thêm các dịch vụ như: Phát hành thẻ thanh tốn (các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ danh cho cá đối tượng chuyên biệt); mở rộng phạm vi dịch vụ thanh toán bằng thẻ thanh tốn và thanh tốn qua E-banking. Chi nhánh có thể tham gia các hoạt động bảo lãnh, làm đại lý phát hành chứng khốn, trung gian mơi giới, trực tiếp đầu tư vào chứng khoán; mở rộng dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, bảo quản tài sản...cho khách hàng. Nếu những dịch vụ này phát triển thì sẽ thúc đẩy q trình thanh tốn nội địa khơng dùng tiền mặt chi nhánh.

Giải pháp 2: Hiện đại hố cơng nghệ thanh tốn.

Trong thời đại bùng nổ cơng nghệ thơng tin hiện nay nếu để bị tụt hậu thì ngân hàng sẽ khơng đủ sức cạnh tranh để có thể khẳng định vị trí của mình trên thị trường. vì vậy trong thời gian tới, chi nhánh cần có đề án cụ thể trong việc trang bị và cải thiện hệ thống máy vi tính, hệ thống thơng tin liên lạc, hệ thống ATM, POS và các phần mềm sử dụng trong thanh toán. Chi nhánh cũng phải tập trung đổi mới công nghệ trong lĩnh vực thanh toán kịp thời. Nghiên cứu và phát triển thí điểm chương trình phần mềm về thanh tốn trong xử lý nghiệp vụ bảo mật đặc thù với đặc thù của Việt Nam. Từ đó phát triển trên diện rộng, xây dựng các trung tâm thanh toán và xử lý dữ liệu tập trung tiến tới thanh tốn nhanh chóng trên phạm vi tồn quốc. Nhưng thực tế hiện nay là chi nhánh khá khó khăn về vốn trong việc đầu tư , mua sắm trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật hiện đại cũng như tuyển dụng các kỹ sư giỏi trong việc xây dựng các phần mềm ứng dụng; củng cố, sửa chữa các trục trặc khi có sự cố xảy ra. Nhưng nếu Chi nhánh cân đối nguồn vốn hợp lý, tiếp cận nguồn tài trợ, vốn đầu tư tốt thì những khó khăn trên sẽ được hạn chế. Chi nhánh có thể cử một số cán bộ tham gia lớp hưỡng dẫn về kỹ thuật phát hành thẻ, cách sử dụng và ý nghĩa của mỗi thao tác trên máy ATM để phổ biến hướng dẫn toàn bộ nhân viên trong chi nhánh và khách hàng, từ đó có thể mở rộng dịch vụ rút tiền tự động ra nhiều địa bàn hơn nữa.

Giải pháp 3: Xây dựng chiến lược Marketing dịch vụ TTNĐKDTM

Chi nhánh cần khảo sát, nghiên cứu tập tính, thái độ, nhu cầu và động cơ của khách hàng đối với dịch vụ TTNĐKDTM của chi nhánh mình; tiếp cận thông tin phản hồi từ khách hàng qua các hoạt động như phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng mẫu thăm

dị…để có thể nhanh chóng thấy được những yếu kém và đưa ra biện pháp khắc phục. Chi nhánh cũng phải thường xuyên nghiên cứu sức cung trên thị trường, khả năng đáp ứng của ngân ngân hàng mình với các ngân hàng khác trong lĩnh vực thanh toán trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó xây dựng chiến lược Marketing phù hợp như: Chi nhánh phải xác định thị trường hiện tại, tương lai cho các dịch vụ thanh toán để phục vụ nhu cầu tốt nhất của khách hàng; áp dụng mức phí ưu đãi đối với những khách hàng thường xuyên sử dụng các hình thức thanh tốn nội địa KDTM hoặc thanh toán với khối lượng lớn; tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thơng tin đại chúng về những tiện ích mà thanh tốn nội địa mang lại để thu hút nhiều khách hàng hơn đồng thời có biện pháp khuyến khích như quay số, phần thưởng khuyến mại về việc mở tài khoản, sử dụng thẻ thanh tốn, phổ biến các cơng cụ thanh toán hiện đại cho mọi người dân hiểu và nắm được những tiện ích của nó.

Giải pháp 4: Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên.

Trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tốn nội địa khơng dùng tiền mặt nói riêng. Vì vậy nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho nhân viên là yêu cầu bắt buộc với chi nhánh hiện nay. Trước hết, các nhân viên phải được đào tạo tinh thơng về nghiệp vụ, giỏi về chun mơn và có tư cách đạo đức phẩm chất tốt. Thứ hai, do quy trình thanh tốn thường xun được cải tiến cho phù hợp với thay đổi của khách hàng, cộng thêm sự đổi mới của thiết bị và công nghệ thanh tốn gây làm cho nhân viên rất khó khăn khi thực hiện cung ứng dịch vụ. Vì vậy, để tạo điều kiện cho cán bộ cơng nhân viên tiếp cận nhanh chóng với cơng nghệ hiện đại, hiểu sâu sắc về nghiệp vụ TTNĐKDTM thì chi nhánh cần mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, mời chuyên gia am hiểu về công nghệ TTNĐKDTM đến giảng dậy, nói chuyện với cán bộ cơng nhân viên. Thứ ba, kịp thời cập nhật và phổ biến những văn bản pháp lý mới ban hành về nghiệp vụ thanh toán nội địa cho cán bộ cơng nhân viên chi nhánh; có các chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể đã nỗ lực làm tốt công việc được giao.

Giải pháp 5: Tăng cường công tác quản trị rủi ro.

Bất cứ mảng nào trong hoạt động của ngân hàng thì cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và quản trị rủi ro là khơng thể thiếu, nó giúp các ngân hàng sớm phát hiện những sai sót, rủi ro tiềm ẩn để đưa ra biện pháp khắc phục, đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra bình thường. Hoạt động TTNĐKDTM cũng khơng phải ngoại lệ.

Để có thể kiểm sốt tình hình triển khai quy trình thanh tốn, chi nhánh cần xây dựng một hệ thống đầy đủ, đồng bộ và cập nhật thường xuyên, các kênh thông tin xuôi ngược phải đảm bảo thông suốt. Lãnh đạo phải thường xuyên kiểm tra, đơn đốc, hướng dẫn các nhân viên của mình để kịp thời phát hiện các vấn đề vướng mắc và đưa ra hướng giải quyết. Ngược lại, nhân viên cũng có quyền giám sát lãnh đạo và có quyền góp ý nếu lãnh đạo có biểu hiện sai trái. Cơ chế kiểm tra, kiếm soát nội bộ cần linh hoạt, khơng nên q cứng nhắc, gị bó, cấp dưới chỉ biết phục tùng, cấp trên hỉ biết chăm chăm tìm lỗi của nhân viên. Một cơ chế quản lý, giám sát đảm bảo giải quyết hài hịa quyền, lợi ích và nhiệm vụ của các bên sẽ giúp cho hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán của ngân hàng được triển khai một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Thanh toán nội địa khơng dùng tiền mặt được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp hơn các hoạt động khác nhưng khơng có nghĩa là khơng có rủi ro. Các rủi ro mà TTNĐKDTM gặp phải thường là rủi ro hoạt động, rủi ro kỹ thuật hoặc trộm cắp tại các cây ATM. Các rủi ro này cũng mang lại thiệt hại tài chính khơng nhỏ cho cả khách hàng và ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần triển khai các biện pháp nhận biết, kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro để bảo vệ lợi ích của khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thanh toán phải coi là một giải pháp giữ vai trò chiến lược, là tiền đề để từng bước hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Đặc biệt trong trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, việc mở rộng TTNĐKDTM được các chuyên gia tài chính coi là một trong các biện pháp cần thiết cùng với các giải pháp khác để đạt mục tiêu.

Trong thời gian viết bài khóa luận em đã tập trung nghiên cứu công tác TTNĐKDTM, kết hợp với những kiến thức đã học ở trường với khả năng của mình hiện có em đã đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong thanh tốn nội địa khơng dùng tiền mặt hiện nay tại các NHTM.

Tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm cịn hạn chế nên khóa luận của em khơng tránh khỏi những sai sót vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn, đồng thời giúp em có thêm những kiến thức và kinh nghiệm sau này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2012), Nghị định 101/2012/NĐ - CP về thanh tốn khơng dùng tiền

mặt, Hà Nội.

2. Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội, Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012.

3. Ngân hàng TMCP Đông Á, Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012.

4. Ngân hàng Nhà Nước (2001), Quyết định số 1557/2001/ QĐ-NHNN quy định về

thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà Nước (2003), Quy định số 456/2003/ QĐ-NHNN về việc sửa đổi,

bổ sung khoản 1, điều 1 của Quyết định số 1557/2011/QĐ-NHNN “quy chế bù trừ điện tử liên ngân hàng”, Hà Nội.

6. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN Quy định về việc

ban hành quy chế cung ứng và sử dụng Séc, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Peter Rose 2004, Quản trị Ngân hàng thương mại

9. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Giáo trình Quản trị tác nghiệp Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Quốc Hội, Luật doanh nghiệp 2005, luật các tổ chức tín dụng 2010, luật ngân

hàng Nhà nước 1998, Hà Nội.

11. Thủ tướng Chính Phủ (2006), Quyết định của số 291/2006/QĐ-TT ngày 29 tháng

12 năm 2006 phê duyệt đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2012 tại Việt Nam, Hà Nội.

12. Tiểu luận “Mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Nam Hà Nội” tại trang web

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạt động thanh toán nội địa không dùng tiền mặt tại ngân hàng đông á chi nhánh hà nội (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)