Theo phương thức huy động vốn

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh đống đa” (Trang 34 - 37)

1 Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinhn doanh của NHTM

1.1.2 .1-Vốn là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh

2.3 Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Hàng hả

2.3.3 Theo phương thức huy động vốn

Bảng 2.4 Phương thức huy động vốn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị 2010/2 009 (%) Giá trị 2011/2 010 (%) Giá trị 2012/20 11 (%) Tiền gửi không kỳ hạn 307.832 150,8% 264,306 85,9% 203,229 76,9%

Tỷ trọng 40% 34,6% 27,7%

Tiền gửi có kỳ hạn 217,717 140,7% 265.150 121,8% 298.510 161,3%

Tỷ trọng 28,3% 33,7% 40,7%

Tiền gửi tiết kiệm 162,056 135,9% 185.186 114,3% 215.782 116,5%

Tỷ trọng 21,1% 24,3% 29,4%

Phát hành giấy tờ có

giá 81,302 156,7% 47,857 58,9% 15.300 31,9%

Tỷ trọng 10,6% 6,3% 2,2%

Tổng NV huy động 768,907 100% 762,499 100% 732,821 100% Phần lớn người dân hiện nay vẫn giữ thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán và sử dụng vàng, bất động sản hoặc các ngoại tệ mạnh làm phương tiện cất giữ tiền. Do đó, việc đa dạng hóa các phương thức huy động vốn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, vì điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn để phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Nhận thức được xu hướng này, Chi nhánh Hàng Hải Đống Đa ngay từ khi thành lập đã chú trọng phát triển mạng lưới, chất lượng sản phẩm cũng như thường xuyên chăm lo duy trì, phát triển mối quan hệ với các đối tượng khách hàng khác nhau và luôn đa dạng hóa các hình thức huy động để có thể thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với chi nhánh.

không ổn định, nếu như các hình thức huy động này cho kết quả tăng trưởng khá cao vào năm 2010 thì tỷ lệ này lại cùng có xu hướng giảm vào năm 2011 và năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 giảm xuống so với 2011 là 76,9% còn 203,229 triệu đồng chiếm 27,7% trong tổng vốn huy động.

+) Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là khoản tiền mà cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác gửi vào ngân hàng nhằm mục tiêu thanh toán. Số lượng tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Hiệu quả của nghiệp vụ thanh toán đang ngày càng được chú trọng và tăng cao: nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn. Nguồn tiền gửi này thường có các dịch vụ đi kèm như thanh tốn và phải trả phí. Có thể nhận thấy đây là nguồn tiến có quy mơ lớn, tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng cao. Tuy đây là nguồn tiền có tính thất thường, kỳ hạn gửi trung bình thường rất ngắn nhưng đây là nguồn vốn có chi phí thấp,được thu phí dịch vụ và là nguồn vốn tiềm năng khai thác của chi nhánh.

Nhìn vào bảng số liệu, Năm 2010 Ngân hàng đã thực hiện có hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng với mức độ tăng trưởng là 150,8% đạt 307,832 triệu đồng trong hình thức này chiếm 40% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 giảm xuống 85,9% đạt 264,306 chiếm 34,6%,. Mức giảm trong hình thức huy động này lại giảm trong năm 2012,

+)Tiền gửi có kỳ hạn:

Để tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội gửi vào các ngân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn để nhằm mục đích sinh lãi. Các khoản tiền này thường được gửi vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn và không được hưởng các dịch vụ về thanh toán đi kèm. Khoản tiền này mang lại nguồn vốn ổn định cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh của mình.

Từ bảng số liệu, ta có thể thấy, nguồn tiền này cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể và ổn định trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2010, chi nhánh huy động được 217,717 triệu đồng tăng 40,7% so với năm 2009 chiếm 28,3 % tổng nguồn vốn huy động. Với các chính sách mới nhằm mở rộng quan hệ với khách hàng , mức tăng trưởng này tiếp tục tăng lên mức 21,8% vào năm 2011 so với 2010, đạt 265.150 triệu đồng, chiếm 33,7% tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2012, tuy nền

kinh tế có giảm song huy động từ tiền gửi có kỳ hạn lại tăng , năm 2012 tăng 61,3% đạt 298.510 triệu đồng và chiếm 40,7 trong tổng vồn huy động

+)Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn huy động truyền thống và đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng, là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân không sử dụng đến đem gửi vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Đây là nguồn tiền thường có kỳ hạn khá dài nên được sử dụng để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn. Nguồn tiền này được người dân tín nhiệm và quen dùng, thủ tục gửi và lĩnh tiền đơn giản, dễ hiểu, dễ phù hợp với mọi tầng lớp dân cư. Trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay thì lãi suất đang dần được điều chỉnh linh hoạt theo hướng càng ngày càng chú trọng hơn đến quyền lợi của người gửi tiền.

Do sự cạnh tranh của các NHTMCP mới mà nguồn tiền tiết kiệm của chi nhánh trong ba năm gần đây đang có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2010, tiền gửi tiết kiệm tăng 35,9% so với năm 2009, đạt 162,056 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,1% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, sự tăng trưởng vẫn được duy trì 14,3% so với năm 2010, đạt 185,186 triệu đồng chiếm 24,3 % tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2012, nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 16,5% so với năm 2011 đạt 215,782 triệu đồng, tỷ trọng tiếp tục tăng lên 2942% tổng nguồn vốn huy động. Như vậy, có thể thấy, tỷ trọng của nguồn vốn này đang có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh đống đa” (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)