Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 44 - 46)

1.2.1.1 .Khái niệm nguồn vốn

2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh

2.2.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu

 Những tồn tại

- Tuy tăng về giá trị nhưng tỷ trọng TGTK trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng lại giảm. Năm 2012 đạt 86,61% nhưng sang năm 2013 TGTK chỉ đạt tỷ trọng 82,91%. TGTK huy động dài hạn cịn hạn chế, trung bình mỗi năm chiếm dưới 3% trong tổng nguồn TGTK huy động; do phần lớn người dân chưa tin tưởng vào sự ổn định của nền kinh tế, về giá cả hay leo thang lên và kỳ vọng lãi suất sẽ lên nên không muốn gửi kỳ hạn dài. Mặt khác lượng TGTK bẵng ngoại tệ huy động được cũng rất nhỏ, khơng ổn định. Điều đó khiến ngân hàng gặp khó khăn khi khách hàng rút tiền với số lượng lớn, rất dễ dẫn tới rủi ro thanh khoản, thiếu vốn đầu tư kinh doanh, là giả lợi nhuận. Năm 2011, ngân hàng huy động được 25,9 tỷ đồng chiếm 7,9%/tổng TGTK. Năm 2012, huy động 20 tỷ đồng, sang năm 2013 là 20,3 tỷ đồng.

- Việc tổ chức điều tra thị trường chưa cụ thể, rõ ràng; các nhận định, đánh giá cịn mang tính chủ quan.

- Chưa khai thác và cạnh tranh về chất lượng dịch vụ mà chủ yếu dựa vào cạnh tranh về lãi suất, khuyến mãi. Chính sách lãi suất chưa cạnh tranh được với những NHTM khác trên địa bàn.

- Ngân hàng chưa tạo được lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm dịch vụ của mình, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng chưa đáp ứng và kịp thời được những thay đổi trong những biến động kinh doanh của khách hàng. Tác phong giao dịch tiếp khách của một số giao dịch viên chưa đạt tiêu chuẩn.

- Công tác tuyên truyền quảng cáo thông tin tiếp thị chưa thường xuyên, rộng rãi, vẫn cịn mang tính chất truyền thống.

 Nguyên nhân chủ yếu

Nguyên nhân khách quan

- Hình thức huy động TGTK chưa thật sự tiện ích, phong phú, đa dạng, chủ yếu các sản phẩm tiết kiệm truyền thống.

- Năm 2012 có nhiều biến động phức tạp: Nền kinh tế giảm phát, hoạt động SXKD đặc biệt các doanh nghiệp gặp khó khăn, cơn bão số 8 gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, nhiều trang trại bị phá sản. Hoạt động Ngân hàng liên tục giảm trần lãi suất tạo khoảng cách chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào thu hẹp gây khó khăn cho cơng tác huy động tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh.

- Thói quen sử dụng tiền mặt, sự bùng nổ của thị trường vàng dẫn tới người dân đổ xô đi mua vàng về dự trữ, bất ổn của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,...cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM hoạt động trên địa bàn,...cũng khiến cho công tác huy động tiền gửi tiết kiệm gặp khó khăn.

Nguyên nhân chủ quan

- Trong chỉ đạo kinh doanh, hàng năm có xây dựng đề án kinh doanh, khảo sát và tìm hiểu thị trường thơng qua việc điều tra kinh tế theo 882 nhưng việc triển khai, khai thác vào hoạt động cụ thể chưa duy trì, hiệu quả thấp.

- Chính sách lãi suất của chi nhánh chưa thực sự cạnh tranh, còn thấp hơn lãi suất của một số ngân hàng trong khu vực, do đó chưa khai thác được hết tiềm năng vốn trong dân cư.

- Công nghệ ngân hàng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Kiến Xương so với các ngân hàng khác còn chậm đổi mới, việc cập nhật phần mềm IPCAS còn chậm.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KIẾN XƯƠNG

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện kiến xương, tỉnh thái bình (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)