Phân tích dư nợ cho vay theo phân loại vay

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam –chi nhánh thành công (Trang 35 - 37)

2.1.4 .1Kết quả hoạt động kinh doanh

2.3 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

2.3.2.2 Phân tích dư nợ cho vay theo phân loại vay

Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay KHCN.

Hiện nay, xét về mục đích của hoạt động cho vay KHCN, chi nhánh Thành Công đang triển khai một số sản phẩm như : cho vay SXKD, cho vay tiêu dùng (bao gồm cho vay mua nhà, mua ô tô, cho vay chứng minh năng lực tài chính…). Các sản phẩm cung cấp đa dạng và phong phú, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Do đó cần thiết phải xem xét dư nợ theo mục đích vay để thấy được xu hướng thị trường cũng như tìm ra định hướng phù hợp nhất cho hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Cơng. Có thể quan sát số liệu trong bảng sau để đưa ra nhận xét về cơ cấu dư nợ vay theo mục đích của chi nhánh.

Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo mục đích tại VietcomBank –Thành Cơng (2011-2013)

CHỈ TIÊU

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2012/2011 2013/2012

Tổng dư nợ cho vay

KHCN 103,549 100 180,807 100 211,840 100 77,258 74.61 31,033 17.16 Cho vay

SXKD 75,229 72.65 120,689 66.75 136,680 64.52 45,460 60.43 15,991 13.25 Cho vay tiêu

dùng 28,320 27.35 60,118 33.25 75,160 35.48 31,798 112.28 15,042 25.02

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của VietcomBank –Thành Công 2011-2013).

Bảng 2.7 cho thấy sự tăng trưởng dư nợ của từng loại sản phẩm cho vay KHCN trong tổng dư nợ. Trong đó cho vay SXKD có tỷ trọng cao với dư nợ trong năm 2011, cụ thể là 75,229/103,549 triệu đồng chiếm 72.65% trong tỷ trọng tổng dư nợ. Năm 2012, cho vay SXKD tăng 60.43% so với năm 2011 tương ứng với số tiền là 45,460 triệu đồng. Năm 2013 cho vay theo mục đích SXKD chỉ tăng nhẹ ( tăng 13.25% so vói năm 2012) tương ứng tăng 15,991 triệu đồng.

Cho vay tiêu dùng có mức tăng trưởng mạnh hơn so với cho vay SXKD. Năm 2012 cho vay tiêu dùng tăng 112.28% so với năm 2011, kéo theo tỷ trọng của khoản dư nợ cho vay tiêu dùng cũng tăng lên ( chiếm 33.25%). Sang năm 2013 mức tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng chậm lại so với năm 2012, nhưng vẫn đạt ở mức cao 25.02%.

hoảng, thu nhập hạn chế hơn nên người dân tập trung vào chi tiêu các mặt hàng thiết yếu hơn là đi vay tiêu dùng. Nhưng dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn đạt được sự tăng trưởng là do chi nhánh liên lục cung cấp những sản phẩm cho vay tiêu dùng mới, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Phân tích dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay.

Dư nợ theo kỳ hạn vay của Ngân hàng được phân loại thành hai nhóm : cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn. Hai chỉ tiêu này của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn của VietcomBank Thành Công (2011-2013).

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2012/2011 2013/2012

Tổng dư nợ cho vay KHCN 103,549 100 180,807 100 211,840 100 77,258 74.61 31,033 17.16 Cho vay ngắn hạn 85,624 82.69 141,690 78.37 159,410 75.25 56,066 65.48 17,720 12.51 Cho vay trung và dài hạn 17,925 17.31 39,117 21.63 52,430 24.75 21,192 118.23 13,313 34.03

( Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của VietcomBank –Thành Cơng 2011-2013).

Có thể nhận thấy cho vay KHCN ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay KHCN trung và dài hạn trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn của VietcomBank –Thành Công.

Năm 2011 cho vay KHCN ngắn hạn chiếm 82.69% tổng dư nợ cho vay KHCN, tương ứng với 85,624 triệu đồng trong khi đó cho vay KHCN trung và dài hạn chỉ đạt 17,925 triệu đồng chiếm 17.31%.

Năm 2012 cho vay KHCN ngắn hạn tăng them 77,258 triệu đồng, tăng 74.61% so với cùng kỳ năm trước. Cho vay KHCN trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, tăng 118.23% so với năm 2011. Điều này kéo theo sự chuyển dịch trong tỷ trọng cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn năm 2012, trong đó có sự chuyển dịch nhỏ trong cơ cấu dư nợ sang cho cho vay KHCN trung và dài hạn (21.63%).

Sự chuyển dịch trong năm 2012 được thể hiện rõ rệt hơn vào năm 2013, với 24.75% tổng dư nợ trung và dài hạn, tổng dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn đạt 75.25%. Cả cho vay ngắn hạn và trung và dài hạn đều tăng lên về tốc độ tăng trưởng nhưng xét về tốc độ tăng thì cho vay trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn (34.02%) trong khi

tăng trưởng cho vay ngắn hạn là 12.51%. Cho vay ngắn hạn ln chiếm tỷ trọng cao hơn trong tồn bộ cơ cấu thể hiện sự lựa chọn của khách hàng thường xuyên vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn trong giai đoạn hiện nay giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro TD trong điều kiện nền kinh tế đang có nhiều biến động khó lượng và chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro.

Phân tích dư nợ cho vay KHCN theo loại tiền.

Cho vay KHCN theo loại tiền bao gồm cho vay bằng nội tề và cho vay bằng ngoại tệ. hiện nay VietcomBank –Thành Công chủ yếu thực hiện cho vay bằng nội tệ, tuy nhiên xu hướng cho vay bằng ngoại tệ những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng, biểu hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9 Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN theo loại tiền của VietcomBank Thành Công (2011-2013)

Đơn vị : Triệu đồng.

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2012/2011 2013/2012

Tổng dư nợ cho vay KHCN 103,549 100 180,807 100 211,840 100 77,258 74.61 31,033 17.16 Cho vay bằng nội tệ 94,416 91.18 164,173 90.8 191,164 90.24 69,757 73.88 26,992 16.44 Cho vay bằng ngoại tệ 9,133 8.82 16,634 9.2 20,676 9.76 7,501 82.13 4,041 24.30 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ của VietcomBank –Thành Công 2011-2013).

Năm 2011, cho vay bằng nội tệ đạt 94,416 triệu đồng chiếm 91.18% tổng dư nợ cho vay KHCN, cho vay Ngoại tệ chỉ chiếm 8.82%. Năm 2012- 2013 đã có sự dịch chuyển nhỏ khi tỷ lệ cho vay ngoại tệ ngày càng tăng lên trong tổng dư nợ cho vay (năm 2012 là 9,2% và năm 2013 la 9.76%). Có thể thấy xu hướng vay ngoại tệ tăng lên là do những biến động kinh tế thế giới và Việt Nam gần đây, tỷ lệ lãi suất và tỷ giá của ngoại tệ thường ổn định hơn so với nội tệ nên sẽ hạn chế rủi ro đối với khách hàng trong hoạt động TD.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam –chi nhánh thành công (Trang 35 - 37)