2.1.4 .1Kết quả hoạt động kinh doanh
3.2 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Công.
Để thực hiện những định hướng chi nhánh đề ra trong tương lai cũng như khắc phục những tồn tại trong hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –Chi nhánh Thành Cơng, khóa luận xin đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Việt Nam –Chi nhánh Thành Công như sau:
3.2.1 Tăng cường công tác thẩm định cho vay KHCN.
Thẩm định là một bước quan trọng trong quy trình TD. Thẩm định khơng chỉ nâng cao chất lượng TD, giảm rủi roc ho Ngân hàng mà cịn có ý nghĩa đối với khách hàng bởi có nhiều trường hợp khách hàng bị từ chơi vì cán bộ TD khơng làm tốt cơng tác thẩm định dự án sản xuất. Thẩm định TD là phương pháp mà người cán bộ TD thực hiện thu thập thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá khách hàng về tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ…rồi đưa ra phán quyết về hồ sơ TD. Nếu công tác thẩm định được tiến hành tốt, bộ phận TD sẽ có những đánh giá chính xác về triển vọng phát triển và khả năng trả nợ của khách hàng, hạn chế rủi ro TD sau này. Để nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, cần thiết thực hiện một số cơng việc sau:
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, các giấy tờ ủy quyền…theo đúng quy định hiện hành về cho vay KHCN của VietcomBank và NHNN.
Nội dung kinh tế của hồ sơ vay vốn, khả năng tài trợ của Ngân hàng.
Mức độ khả thi của bộ hồ sơ xin vay về mặt tài sản đảm bảo, phương án trả nợ, tình trạng thu nhập,…
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, bắt đầu từ khâu nhận hồ sơ cho đến khâu thu nợ lãi và gốc nhưng không được mâu thuẫn với mục tiêu đẩy nhanh quá trình thẩm định. Để thực hiện giải pháp này cần kết hợp cac giải pháp khác trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.
3.2.2 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro TD trong cho vay KHCN.
Hoạt động cho vay thường đứng trước rủi ro TD, trong đó hoạt động cho vay KHCN với những đặc điểm riêng lại mang những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro TD khác nhau. Rủi ro TD làm ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuân, uy tín của Ngân hàng và khả năng hoạt động trong tương lai của Ngân hàng. Đăc biệt trong bối cảnh nền kinh tế biến động như hiện nay, VietcomBank –Thành Công cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Bên cạnh việc thường xuyên theo dõi và quản lý các khoản vay, trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định của NHNN. VietcomBank cần đẩy mạnh dịch vụ bảo hiểm tiền vay đối với những khoản vay lớn hay những khách hàng đặc biệt. Đây có thể được coi là biện pháp hữu hiệu và tạo thiện cảm đối với khách hàng khi bảo hiểm tiền vay mang tính chất kích thích tới trách nhiệm trả nợ và sự cam đoan của bản thân khách hàng và phí bảo hiểm có thể do cả hai bên cùng chịu.
Ngồi ra việc thiết lập quỹ dự phòng rủi roc ho vay KHCN là rất cần thiết. Chi nhánh nên tính tốn mức dự phòng cụ thể, hợp lý, cụ thể cho từng giai đoạn gắn liền với tình hình thực tế tại chi nhánh.
3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
Con người là yếu tố cốt lõi của mọi hoạt động trong nền kinh tế -xã hội. Dù có ứng dụng cơng nghệ hiện đại nhưng không thể thiếu sự hiện hữu của con người. Trình độ của cán bộ làm cơng tác TD có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng TD của NHTM. Khi cán bộ TD có trình độ chun mơn nghiệp vụ tốt, có kiến thức hiểu biêt sâu rộng, phẩm chất đạo đức tốt sẽ có thể phân tích và nắm bắt một cách tốt nhất tình hình của khách hàng từ đó đưa ra quyết định TD chính xác. Ngược lại, khi cán bộ TD yếu kém về năng lực hoạt động, chưa được đào tạo chuyên sâu thì sẽ thiếu khả năng phân tích khách hàng và hồ sơ vay vốn, khơng bao quát được các điểm yếu về mặt pháp lý từ đó gây hậu quả xấu cho Ngân hàng. Vì vậy việc quan tâm đến chất lượng đội ngũ nhân viên là hết sức quan trọng. Do đó chi nhánh cần thực hiện một số công tác sau:
Không ngừng đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên chi nhánh như: tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh, khuyến khích cán bộ nhân viên tự học thêm các lớp, các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ,..
Bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.
Tạo cơ hội cho cán bộ nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị.
Nâng cao nhận thức và đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên để họ nhận thức được nhiều hơn nữa.
Tạo cơ hội để nhân viên phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình bằng việc tạo mơi trường làm việc thoải mái, giảm áp lực cơng việc, tạo khơng khí thi đua giữa các nhân viên, tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch…
Nâng cao chất lượng đầu vào, sàng lọc nhân viên để chọn ra những cá nhân ưu tú nhất đảm nhận cơng việc.
Thêm vào đó, chi nhánh nên xém xét để có sự bố trí giữa các phịng ban cho phù hợp với trình độ chun mơn cũng như nguyện vọng của cán bộ nhân viên nhằm sử dụng đúng người, đúng việc, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
3.2.4 Xây dựng chiến lược Marketing Ngân hàng.
Marketing Ngân hàng mặc dù được đề cập từ lâu nhưng những ứng dụng của nó cho đến những năm 1960 mới được tiếp cận và ứng dụng.
Ở Việt Nam, việc làm quen với Marketing Ngân hàng diễn ra vào những năm cuối thập niên 80 và cho đến nay hiệu quả của việc ứng dụng Marketing Ngân hàng còn nhiều
hạn chế, chủ yếu là tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, khuếch trương, còn những hoạt động chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến thành cơng của hoạt động marketing như nghiên cứu khách hàng, định vị hình ảnh, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng cịn nhiều hạn chế. Điều này khơng chỉ xảy ra với VietcomBank –Thành Công mà với đa số các NHTM Việt Nam. Do các NHTM chưa nhận thức được tầm quan trọng của Marketing trong hoạt động Ngân hàng. Vì vậy để thực sự đưa Marketing thâm nhập sâu vào Ngân hàng và phát huy hiệu quả của nó, VietcomBank –Thành Cơng cần thực hiện một số giải pháp sau:
Cán bộ Ngân hàng phải nhanh chóng chuyển sang tư duy kinh doanh mới, lấy quan điểm Marketing làm trọng.
Triết lý Marketing cần thâm nhập sâu vào tất cả các bộ phận, phòng ban trong Ngân hàng.
Thành lập phòng chức năng Marketing để đề ra định hướng Marketing bài bản với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm.
Chi nhánh phải tích cực, chủ động trong mối quan hệ với khách hàng. Với những khách hàng kinh doanh có hiệu quả và uy tín thì Ngân hàng nên chủ động đặt mối quan hệ TD, không nên thụ động chờ khách hàng đến vay.
Chi nhánh cần xây dựng chiến lươc khách hàng đúng đắn.
Chi nhánh phải mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ.
Tuy nhiên để đưa được Marketing vào thực tế thì cần phải có nhiều thời gian và kinh nghiệm. Nhưng đây là một điều thực sự cần thiết với các NHTM ở Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh như hiện nay.
3.2.5 Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý.
Khách hàng của chi nhánh được phân làm hai nhóm đó là khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng mới. Để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, VietcomBank –Thành Công cần quan tâm tới những chính sách để duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới.
Đối với khách hàng truyền thống, cần có sự ưu tiên về lãi suất, có sự quan tâm đặc biệt hơn trong những ngày lễ, têt, sinh nhật, và những dịp đặc biệt khác…
Đối với khách hàng tiềm năng mới: Chi nhánh nên tập trung vào các hoạt động khuếch trương, quảng bá sản phẩm, ngồi ra các cán bộ TD có thể tiếp cận nhiều hơn với nhóm khách hàng này để tư vấn, thuyết phục họ sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Một chính sách khách hàng mềm dẻo và linh hoạt sẽ có tác dụng lớn trong việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và ngân hàng, từ đó có thể thu hút và giữ chân khách hàng.
3.2.6 Hoàn thiện các sản phẩm cho vay của Ngân hàng.
Lĩnh vực cho vay KHCN còn khá mới mẻ với thị trường tài chính Việt Nam, do đó các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trong lĩnh vực này cịn chưa được hồn thiện, gây những khó khăn nhất định cho Ngân hàng. Để mở rộng loại hình cho vay KHCN thì bước hồn thiện sản phẩm cho vay là điều tất yếu. VietcomBank –Thành Công cần nghiên cứu tâm lý và thị hiếu tiêu dùng của khách hàng để nâng cao và mở rộng hoạt động cho vay KHCN. Muốn đạt được mục tiêu này, từ việc nghiên cứu khách hàng, chi nhánh có thể phát triển và đưa ra các sản phẩm dịch vụ tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.