5. Kết cấu bài khóa luận
1.2. Nội dung nghiên cứu kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương
1.2.1. Kế toán bán hàng theo quy định của chuẩn mực toán việt nam
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế tốn cơ bản, để doanh nghiệp thực hiện cơng tác kế tốn và lập Báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực kế tốn và Chế độ kế toán đã ban hành một cách thống nhất .
Các chuẩn mực liên quan đến kế toán bán hàng bao gồm : - Chuẩn mực kế toán 01 : Chuẩn mực chung
- Chuẩn mực kế toán 02 : Hàng tồn kho
- Chuẩn mực kế toán 14 : Doanh thu và thu nhập khác. Chuẩn mực kế toán 01 : Chuẩn mực chung
♦
Chuẩn mực kế toán 01 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản làm cơ sở cho các doanh nghiệp ghi chép các cơng việc kế tốn và lập Báo cáo tài chính. Chuẩn mực được ban hành và cơng bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.. Các ngun tắc kế tốn cơ bản :
Cơ sở dồn tích16 : Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế tốn vào thời điểm phát sinh, khơng căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong q khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động liên tục17 : Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần nghĩa là doanh nghiệp khơng có ý định cũng như khơng buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. Giá gốc18 : Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sảnkhơng được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Phù hợp19 : Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Nhất quán20 : Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế tốn năm. Trường hợp có
16
Bộ Tài chính (2009), 26 Chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tồn bộ thơng tư hướng dẫn các chuẩn mực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, đoạn 03, trang 6.
17 Bộ Tài chính (2009), 26 Chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tồn bộ thơng tư hướng dẫn
các chuẩn mực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, đoạn 04, trang 6.
18 Bộ Tài chính (2009), 26 Chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tồn bộ thơng tư hướng dẫn
các chuẩn mực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, đoạn 05, trang 6.
19 Bộ Tài chính (2009), 26 Chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tồn bộ thơng tư hướng dẫn
các chuẩn mực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, đoạn 06, trang 6.
20 Bộ Tài chính (2009), 26 Chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tồn bộ thông tư hướng dẫn
thay đổi chính sách và phương pháp kế tốn đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Thận trọng21 : là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế tốn trong các điều kiện không chắc chắn.
Trọng yếu22 : Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp thiếu thơng tin hoặc thiếu chính xác của thơng tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
Như vậy chuẩn mực kế tốn số 01 “ Chuẩn mực chung” có nêu đến những ngun tắc kế tốn cơ bản trong đó ngun tắc chi phối đến kế tốn bán hàng khi ghi nhận doanh thu là nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc thận trọng.
- Nguyên tắc phù hợp chi phối đến kế tốn bán hàng đó là việc ghi nhận một khoản doanh thi thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó, ghi nhận doanh thu đồng thời phải ghi nhận giá vốn hàng bán.
- Nguyên tắc thận trọng quy định doanh thu chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Chuẩn mực kế tốn 02 : Hàng tồn kho
♦
Chuẩn mực kế toán 02 quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, bao gồm : xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí, ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế tốn và lập Báo cáo tài chính. Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo quyết định số 149/2001/ QĐ-BTC ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
21Bộ Tài chính (2009), 26 Chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tồn bộ thơng tư hướng dẫn các chuẩn mực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, đoạn 08, trang 7.
22 Bộ Tài chính (2009), 26 Chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tồn bộ thơng tư hướng dẫn
Giá trị hàng tồn kho23 được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm : chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Việc tính giá hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau :
- Phương pháp tính theo giá đích danh : Theo phương pháp này hàng hóa xuất bán thuộc lần mua nào thì lấy đơn giá của lần mua đó để xác định giá trị hàng hóa xuất kho. Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
- Phương pháp bình quân gia quyền : theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc mỗi khi nhập một lơ hàng về, phụ thuộc và tình hình của doanh nghiệp.
- Phương pháp nhập trước, xuất trước : áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho cịn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lơ hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
- Phương pháp nhập sau, xuất trước : áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lơ hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ cịn tồn kho.
23 Bộ Tài chính (2009), 26 Chuẩn mực kế tốn Việt Nam và tồn bộ thông tư hướng dẫn
Chuẩn mực kế toán 14 : Doanh thu và thu nhập khác
♦
Chuẩn mực kế toán số 14, quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp doanh thu và thu nhập khác, bao gồm : Các loại doanh thu, thời điểm ghi nhận doanh thu, phương pháp kế toán doanh thu, và thu nhập khác làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập Báo cáo tài chính. Chuẩn mực này được ban hành và cơng bố theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ban hành ngày 9 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, khơng làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ khơng được coi là doanh thu (Ví dụ: Khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng, thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng). Thời điểm ghi nhận doanh thu :
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn cả năm điều kiện sau :
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua,
- Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm sốt hàng hóa,
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn,
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng,
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng . Xác định doanh thu :
Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản, được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền khơng được nhận ngay thì doanh thu được xác định
bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai