5. Kết cấu bài khóa luận
1.2. Nội dung nghiên cứu kế toán bán hàng trong doanh nghiệp thương
1.2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngồi Bảng cân đối kế tốn .
Những tài khoản sử dụng chủ yếu bao gồm các tài khoản TK 111, TK 1121, TK 131, TK 1331, TK 156, TK 331, TK 6421, TK 6422, TK 632, TK 3331, TK 3334, TK 3338, TK 4212, TK 4111, TK 5111, TK 5113...
Tài khoản 511 : “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ”.
♦
Nội dung : Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ.
Kết cấu tài khoản : Bên Nợ :
- Thuế XK, thuế TTĐB của số hàng tiêu thụ
- Thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ
- Giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả Bên Có : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế phát sinh trong kỳ Tài khoản này cuối kỳ khơng có số dư.
Tài khoản 511 được chi tiết thành năm tài khoản cấp 2 :
- TK 5111 “ Doanh thu bán hàng hóa ”
- TK 5112 “ Doanh thu bán thành phẩm ”
- TK 5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ ”
- TK 5118“ Doanh thu khác ”
Tài khoản 632 “ Gía vốn hàng bán ”
♦
Nội dung : Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá thực tế của số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ.
Bên Nợ :
- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
- Số trích lập chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay cao hơn năm trước
- Trị giá sản phẩm, hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần cá nhân bồi thường
Bên Có :
- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa… đã tiêu thụ trong kỳ để xác định kết quả
- Hồn nhập chênh lệch dự phịng giảm giá hàng tồn kho của năm nay thấp hơn năm trước
- Trị giá vốn của số hàng hóa, sản phẩm…đã tiêu thụ trong kỳ nhưng bị khách hàng trả lại.
Tài khoản 131 “ Phải thu khách hàng ”
♦
Nội dung : Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số tiền mà doanh nghiệp phải thu của khách hàng do bán chịu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ và tình hình thanh tốn các khoản phải thu của khách hàng. Ngồi ra, TK 131 còn được sử dụng để phản ánh số tiền doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng.
Kết cấu tài khoản : Bên Nợ :
- Số tiền phải thu của khách hàng về việc bán chịu hàng hóa, sản phẩm trong kỳ
- Số tiền thừa trả lại khách hàng Bên Có :
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Số tiền doanh nghiệp nhận ứng trước của khách hàng
- Khoản giảm trừ tiền hàng cho khách hàng sau khi đã xác định tiêu thụ ( giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại )
- Chiết khấu thanh toán dành cho người mua
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại ( có thuế GTGT hoặc khơng có thuế GTGT )
Số dư Nợ : Số tiền còn phải thu của khách hàng Số dư Có ( nếu có ) :
- Số tiền nhận ứng trước của khách hàng
- Số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.
Tài khoản 156 “ Hàng hóa”
♦
Nội dung : Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng và hàng hóa bất động sản.
Kết cấu tài khoản : Bên Nợ :
- Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (Bao gồm các loại thuế khơng được hồn lại),
- Chi phí thu mua hàng hóa,
- Trị giá của hàng hóa th ngồi gia cơng (Gồm giá mua vào và chi phí gia cơng),
- Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại, - Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê,
- Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ),
- Trị giá hàng hóa bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư. Bên Có :
- Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc, th ngồi gia cơng, hoặc sử dụng cho sản xuất kinh doanh,
- Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ, - Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng,
- Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng, - Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán, - Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê,
- Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ),
- Trị giá hàng hóa bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định.
Số dư bên Nợ : - Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho, - Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho.
♦Tài khoản 333”Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”
Nội dung : Tài khoản này phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà
nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Kế cấu tài khoản: Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước - Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước. Số dư bên Có:
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Trong trường hợp cá biệt, tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu
có)
của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn hoặc giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Tài khoản 333 được chi tiết thành 9 tài khoản cấp 2: - TK 3331: Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
+ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu - TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
- TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu
- TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp. - TK 3335: Thuế thu nhập cá nhân - TK 3336: Thuế tài nguyên
- TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất - TK 3338: Các loại thuế khác
- TK 3339: Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 1.2.2.3. Trình tự kế tốn một số nghiệp vụ chủ yếu
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ bán hàng ở DNTM, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
a. Kế toán nghiệp vụ bán bn hàng hóa
Kế tốn nghiệp vụ bán bn qua kho
♦
- Kế tốn nghiệp vụ bán bn theo hình thức giao hàng trực tiếp cho khách hàng Khi xuất kho hàng hóa, căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế tốn ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), hoặc phải thu khách hàng (131) theo giá thanh toán của hàng bán. Đồng thời kế tốn ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá chưa có thuế GTGT và ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632), ghi Có TK hàng hóa (156) theo trị giá thực tế hàng xuất kho.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế tốn nghiệp vụ bán bn theo hình thức giao hàng trực tiếp
(Phụ lục 03)
- Kế tốn nghiệp vụ bán bn theo hình thức gửi hàng cho khách hàng
Căn cứ vào PXK, kế toán phản ánh giá trị thực tế của hàng gửi bán : ghi Nợ TK hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng hóa (156) theo trị giá hàng hóa xuất kho.
Khi hàng hóa được xác định là tiêu thụ, kế tốn ghi nhận doanh thu : ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), hoặc TK phải thu khách hàng (131) theo tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế GTGT, ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá chưa có thuế GTGT và ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632), ghi Có TK hàng gửi bán (157) theo trị giá thực tế xuất kho.
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán nghiệp vụ bán bn theo hình thức gửi hàng
(Phụ lục 04)
Kế toán nghiệp vụ bán bn vận chuyển thẳng
♦
- Kế tốn nghiệp vụ bán bn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba : Căn cứ vào hóa đơn GTGT và các chứng từ thanh toán của khách hàng, kế toán ghi nhận doanh thu hàng bán : ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), phải thu khách hàng (131) theo tổng giá thanh tốn, ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi Có TK Thuế GTGT phải nộp (3331). Đồng thời, kế tốn căn cứ vào hóa đơn bán hàng, hoặc hóa đơn GTGT do nhà cung cấp cấp, phản ánh giá vốn hàng bán : ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632) theo giá mua chưa có thuế GTGT của hàng mua, Nợ TK thuế GTGT được khấu trừ (133), ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), phải trả người bán (331) tổng giá mua đã có thuế GTGT.
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế tốn bán bn vận chuyển thẳng theo hình thức giao tay ba
(Phụ lục 05)
- Kế tốn nghiệp vụ bán bn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng
Khi doanh nghiệp mua hàng sau đó gửi hàng đi bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) của nhà cung cấp và phiếu gửi hàng đi bán, kế toán ghi : Nợ TK hàng gửi bán (157) theo giá mua chưa có thuế của hàng vận chuyển thẳng, Nợ TK thuế GTGT đầu vào (133), ghi Có TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc phải trả người bán theo tổng giá thanh tốn đã có thuế cho nhà cung cấp.
Khi hàng gửi đi bán được xác định là tiêu thụ, kế toán ghi nhận doanh thu hàng bán : ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), phải thu khách hàng (131) theo tổng giá bán đã có thuế, ghi Có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi Có TK Thuế GTGT phải nộp (3331). Đồng thời, kế toán phản ánh giá vốn hàng bán : ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632), ghi Có TK hàng gửi bán (157).
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế tốn bán bn vận chuyển thẳng theo hình thức gửi hàng
(Phụ lục 06)
Các khoản giảm trừ doanh thu:
♦
- Chiết khấu thanh toán cho khách hàng
Khi thanh toán hàng bán, phát sinh khoản chiết khấu cho khách hàng do khách hàng thanh toán tiền sớm trước thời hạn trong hợp đồng, phù hợp với chính sách thanh tốn mà doanh nghiệp quy định, kế tốn tiến hành ghi Nợ TK chi phí tài chính (635) theo số chiết khấu thanh tốn cho khách hàng, ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) theo số tiền thực thu, ghi Có TK phải thu khách hàng theo tổng số phải thu.
- Chiết khấu thương mại
Khi phát sinh khoản chiết khấu thương mại, kế toán ghi Nợ TK CKTM (5211) theo số chiết khấu cho khách hàng, ghi Nợ TK thuế GTGT phải nộp (3331) tính trên khoản chiết khấu tương ứng, đồng thời ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải thu khách hàng (131) theo tổng số giảm trừ cho khách hàng.
- Giảm giá hàng bán
Khi phát sinh khoản giảm giá hàng bán, kế toán ghi Nợ TK giảm giá hàng bán (5213) theo giá chưa có thuế, ghi Nợ TK thuế GTGT phải nộp, đồng thời ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải thu khách hàng (131). - Hàng bán bị trả lại
Khi phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán ghi Nợ TK hàng bán bị trả lại (5212) phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá chưa có thuế, ghi Nợ TK
thuế GTGT phải nộp (3331), ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) hoặc TK phải thu khách hàng (131)
Cuối kỳ tiến hành kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu để xác định doanh thu thuần.
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
(Phụ lục 07)
b. Kế tốn nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa
- Khi nhận được bản kê bán lẻ hàng hóa của mậu dịch viên, nếu mậu dịch viên nộp số tiền phù hợp với doanh số bán ra thì kế tốn tiến hành ghi Nợ TK tiền mặt (111) theo tổng giá thanh tốn, ghi có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá bán chưa có thuế, thi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331)
- Trường hợp số tiền mậu dịch vên thực nộp nhỏ hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ thì mậu dịch viên phải bồi thường, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), Nợ TK phải thu khác (1388) số tiền mậu dịch viên nộp thiếu, ghi có TK doanh thu bán hàng (511) theo giá bán chưa thuế GTGT, ghi có TK thuế GTGT phải nộp (3331).
- Trường hợp số tiền mậu dịch viên thực nộp lớn hơn doanh số ghi trên bảng kê bán lẻ thì khoản thừa được hạch toán vào khoản thu nhập khác của doanh nghiệp, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111) theo số tiền mậu dịch viên thực nộp, ghi Có TK doanh thu hàng bán (511) theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp, ghi Có TK thu nhập khác (711) theo số tiền thừa.
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ kế toán nghiệp vụ bán lẻ (Phụ lục 08)
c. Kế toán bán hàng đại lý
Đối với bên giao đại lý
♦
Khi xuất kho giao hàng hóa cho đơn vị nhận đại lý, kế tốn ghi Nợ TK hàng gửi bán (157), ghi Có TK hàng hóa (156).
Khi hàng hóa gửi bán được bán, kế tốn phản ánh doanh thu, giá vốn như sau : ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), hoặc TK phải thu khách hàng (131) theo tổng giá thanh tốn đã bao gồm thuế GTGT, ghi Có TK doanh
thu bán hàng (511) theo giá chưa có thuế GTGT và ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán, kế toán ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632), ghi Có TK hàng gửi bán (157) theo trị giá thực tế xuất kho.
Kế toán phản ánh số tiền hoa hồng phải trả cho bên nhận đại lý ghi Nợ TK chi phí bán hàng (6421) theo số hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT, ghi Nợ TK thuế GTGT đầu ra được khấu trừ (133), ghi Có TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) theo tổng giá thanh toán.
Đối với bên nhận đại lý
♦
Khi nhận được hàng hóa do đơn vị giao đại lý chuyển đến, căn cứ vào biên bản giao nhận ghi Nợ TK hàng hóa nhận bán hộ (003).
Khi hàng hóa bán được căn cứ vào hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền phải trả bên giao đại lý : ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) hoặc phải thu khách hàng (131), ghi Có TK phải trả người bán (331).
Khi tính hoa hồng đại lý được nhận, kế tốn ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), ghi Có TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511) theo số hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331).
Sơ đồ 1.7 Sơ đồ kế toán nghiệp vụ bán hàng đại lục (Phụ lục 09)
d. Kế toán bán hàng trả góp
Kế tốn phản ánh doanh thu bán hàng theo số tiền trả ngay chưa có thuế GTGT : ghi Nợ TK phải thu khách hàng (131) số tiền phải thu, ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112) số tiền trả lần đầu, ghi Có TK doanh thu hàng bán (511) theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT, ghi Có TK thuế GTGT phải nộp (3331), ghi Có TK doanh thu chưa thực hiện (3387) phần lãi trả góp.
Kế tốn xác định giá vốn hàng hóa đã bán trả góp, ghi Nợ TK giá vốn hàng bán (632), ghi Có TK hàng hóa (156) theo trị giá xuất kho. Định kỳ, thu nợ của khách hàng, kế toán ghi Nợ TK tiền mặt (111), tiền gửi ngân hàng (112), ghi Có TK phải thu khách hàng (131) , đồng thời ghi nhận lãi trả góp cho từng kỳ vào