Quan điểm giải pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH thương mại điện tử công nghiệp vũ kiên (Trang 39)

1 .Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

3.2. Quan điểm giải pháp

3.2.1. Triển vọng phát triển của công ty TNHH thương mại ĐT-CN Vũ Kiên.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta dưới sự điều tiết của Đảng và Nhà nước đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao, nhu cầu cuộc sống cũng tăng lên rõ rệt tạo nên một thị trường cung –

cầu đa dạng. Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế là sự đổi mới, phát triển mạnh mẽ của cơng nghệ, thiết bị, kéo theo đó là sự xuất hiện của các sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến và những nhu cầu thay đổi của khách hàng. Những điều kiện xã hội trên đã tạo cho những cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nói chung, kinh doanh những mặt hàng đồ điện nói riêng nhiều cơ hội và thách thức.

Trước những thách thức trên, công ty đã xác định lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh của mình. Có nghĩa là phải làm tốt chức năng kết nối các hoạt động của doanh nghiệp với thị trường và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình hướng theo thị trường. Sau 3 năm đi vào hoạt động, công ty đã tạo được uy tín của mình với nhiều khách hàng gần xa, thị trường của công ty không ngừng được mở rộng. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, ổn định làm tiền đề cho việc phát triển công ty.

3.2.2. Quan điểm giải pháp

Do mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm, điều kiện kinh doanh không giống nhau nên việc thực hiện cơng tác kế tốn có một số điểm khác biệt. Địi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình mơ hình kế tốn riêng, phù hợp với thực tế nhằm phát huy tối đa năng lực kinh doanh, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc hồn thiện cơng tác kế tốn, cũng như kế tốn bán hàng tại Cơng ty TNHH thương mại ĐT-CN Vũ Kiên là một tất yếu khách quan nhưng yêu cầu phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản khi thực hiện hoàn thiện :

Các giải pháp kế toán bán hàng đưa ra phải đúng luật kế toán, các chuẩn mực kế toán và quyết định số 48/2006/QĐ-BTC doanh nghiệp đang áp dụng. Đồng thời phải mang tính thực tiễn, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh, yêu cầu thông tin quản lý của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong kế tốn bán nhóm hàng thiết bị dân dụng cũng như khả năng áp dụng những giải pháp đó tại doanh nghiệp.

Các giải pháp đưa ra phải đáp ứng được nhu cầu cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác theo yêu cầu về thông tin quản lý của doanh nghiệp cũng như của các cơ quan chức năng. Hồn thiện cơng tác kế tốn bán hàng cũng có nghĩa là hồn thiện hệ thống cung cấp thơng tin của kế tốn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lý. Căn cứ vào đối tượng sử dụng thơng tin, thơng tin kế tốn được chia

thành hai dịng, một dịng thơng tin phục vụ cho những người sử dụng bên ngồi doanh nghiệp, loại thơng tin này sẽ được thể hiện trên các báo cáo tài chính của cơng ty; một dịng thơng tin sẽ phục vụ cho yêu cầu quản lý trong nội bộ của cơng ty. Như vậy, việc hồn thiện kế toán bán hàng phải đáp ứng được yêu cầu cho người sử dụng trên cả hai góc độ: kế tốn tài chính và kế tốn quản trị.

Hồn thiện dựa trên ngun tắc tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả: việc hoàn thiện kế tốn tại doanh nghiệp địi hỏi về thời gian, nhân lực và chi phí. Vì vậy, khi tiến hành hoàn thiện các giải pháp đưa ra phải khả thi, áp dụng được vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình. Điều đó có nghĩa là việc thực hiện các giải pháp hồn thiện phải tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp trong khi vẫn phải đảm bảo yếu tố hiệu quả.

3.3. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hồn thiện kế tốn bán nhóm hàng thiết bị điện dân dụng tại cơng ty TNHH Thương mại ĐT-CN Vũ Kiên.

Hồn thiện cơng tác kế toán nghiệp vụ bán hàng là yêu cầu cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Trong thời gian thực tập, được tìm hiểu tình hình thực tế về cơng tác kế tốn tại cơng ty áp dụng những kiến thức được trau dồi tại trường em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hồn thiện cơng tác kế tốn tại cơng ty TNHH Thương mại ĐT-CN Vũ Kiên như sau:

3.3.1. Về khoản công nợ phải thu của khách hàng:

* Đối với các khoản nợ phải thu của khách hàng, kế toán nên tiến hành phân loạị các khoản nợ theo mối quan hệ với từng khách hàng, trên cơ sở đó có được chính sách chiết khấu thanh tốn hợp lý.

- Đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, thân thiết, thời hạn chiết khấu thanh toán thường dài hơn từ 45 – 50 ngày.

- Đối với những khách hàng có quan hệ giao dịch khơng thường xuyên, thời hạn chiết khấu thanh toán là 15 ngày.

* Số tiền chiết khấu thanh tốn được trích theo tỷ lệ 1 % trên tổng giá thanh toán. * Về hạch toán chiết khấu thanh toán: Khi phát sinh chiết khấu thanh toán, kế tốn sử dụng TK 635 – Chi phí tài chính để hạch tốn.

Khi chấp nhận các khoản chiết khấu thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 635: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng

Cuối kỳ kết chuyển :

Nợ TK 911: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng Có TK 635: Tổng số tiền chiết khấu cho khách hàng

Ví dụ: Theo hóa đơn GTGT số 0000165 ngày 04/01/2014 bán hàng cho Công ty

TNHH Thương mại và xây dựng Cường Việt. Tổng giá bán chưa thuế GTGT là 27.300.000 đồng, thuế GTGT 10%, tổng giá thanh tốn là 30.030.000 đồng. Cơng ty TNHH Thương mại và xây dựng Cường Việt là khách hàng thường xuyên của công ty và đã thanh toán vào ngày 28/1/2014 theo giấy báo có số 01. Giả sử theo quy định nếu thanh tốn trong vịng 30 ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 1% trên tổng số tiền thanh toán.

Như vậy số chiết khấu thanh tốn Cơng ty TNHH Thương mại và xây dựng Cường Việt được hưởng là:

1% x 30.030.000 = 300.300 đồng Quy trình hạch tốn:

- Ngày 04/1/2014 phản ánh doanh thu như bình thường: Nợ TK 13111 : 30.030.000

Có TK 5111 : 27.300.000 Có TK 33311 : 2.730.000

- Ngày 28/1/2014 khi thanh toán tiền hàng kế toán phản ánh: Nợ TK 1121 : 29.729.700

Nợ TK 635 : 300.300 Có TK 13111 : 30.030.000

Do có khoản chiết khấu 1% đã làm cho khoản tiền công ty thực tế thu được giảm đi là 300.300 đồng. Điều này đã làm thay đổi:

- Trên Bảng cân đối kế toán:

+ Chỉ tiêu “ Tiền gửi ngân hàng” giảm 300.300 đồng

+ Chỉ tiêu “ Lợi nhuận chưa phân phối” giảm 300.300 đồng - Trên Báo cáo kết quả kinh doanh:

+ Chỉ tiêu “ Chi phí hoạt động tài chính” tăng 300.300 đồng

+ Chỉ tiêu “ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” giảm 300.300 đồng + Chỉ tiêu “ Tổng lợi nhuận trước thuế” giảm 300.300 đồng

+ Chỉ tiêu “ Thuế TNDN hiện hành” giảm 300.300 x 25% = 75.075 đồng + Chỉ tiêu “ Lợi nhuận sau thuế” giảm 300.300 – 75.075 = 225.225 đồng

3.3.2.Về kế tốn tài chính

Doanh nghiệp đang áp dụng thực hiện đầy đủ 7 chuẩn mực kế tốn thơng dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế tốn và khơng áp dụng 7 chuẩn mực kế tốn do khơng phát sinh ở doanh nghiệp nhỏ và vừa theo chuẩn mực kế toán Việt Nam; đồng thời áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC sử dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hồn thiện kế tốn các khoản giảm trừ doanh thu:

Thực tế những năm gần đây doanh nghiệp không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại (TK 5211), Hàng bán bị trả lại (TK 5212), Giảm giá hàng bán (TK 5213).

Ngoài những chiến lược, kế hoạch kinh doanh của cơng ty để góp phần nâng cao doanh thu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường theo em cơng ty nên chú trọng đến chính sách bán hàng để kích thích tiêu thụ hàng hố, thu hút khách hàng cụ thể:

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản mà doanh nghiệp tiến hành bán giảm giá niêm yết cho khách hàng với khối lượng lớn. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp có rất nhiều khách hàng mua lẻ, mua buôn với khối lượng sản phẩm nhiều, nên thực hiện chính sách này nhằm khuyến khích thu hút các khách hàng mới, cũng như giữ được những khách hàng lâu năm. Tuỳ thuộc vào chính sách bán hàng của công ty mà chiết khấu thương mại được triển khai linh hoạt với các tỷ lệ chiết khấu cụ thể khác nhau. Chiết khấu thương mại được phản ánh và theo dõi trên TK 521 (chi tiết trên TK 5211). Chẳng hạn: công ty TNHH Thương mại và xây dựng Cường Việt, Công ty CP đổi mới và phát triển Hoàng Ngân…đây là những khách hàng thường xuyên và mua với khối lượng lớn các sản phẩm dầu mà công ty cung cấp. Công ty nên chiết khấu thương mại cho họ tuỳ thuộc vào giá trị của hợp đồng như vậy sẽ là ngày càng thu hút được khách hàng hơn.

+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ doanh thu cho người mua do hàng bán kém phẩm chất, sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Công ty TNHH thương mại ĐT-CN Vũ Kiên hoạt động có uy tín trên thị trường cung cấp các sản phẩm do đảm bảo chất lượng của hàng hoá bán ra tương đối tốt . Tuy nhiên đối với

khối lượng hàng hố trong kho chưa bán được cơng ty nên đẩy mạnh giảm giá hàng bán đối với một số sản phẩm kích thích tiêu thụ, giảm tình trạng hàng hố ứ đọng, ứ đọng vốn. Giảm giá hàng bán theo dõi trên TK 521(chi tiết trên TK 5213).

Nội dung kết cấu của TK 521

Bên nợ: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán

Bên có: Kết chuyển tồn bộ các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ vào TK 511

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh:

- Khi doanh nghiệp tiến hành chiết khấu thương mại cho khách hàng mua với khối lượng lớn, căn cứ vào hoá đơn bán hàng và các chứng từ liên quan khác ghi:

Nợ TK 5211- Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(nếu có) Có TK 111,112,131,…

- Khi doanh nghiệp tiến hành giảm giá hàng bán cho khách hàng với những sản phẩm tồn kho, sai quy cách hợp đồng:

Nợ TK 5213- Giảm giá hàng bán

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp(nếu có) Có TK 111,112,131,…

- Cuối kỳ kết chuyển tồn bộ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán vào TK 511.

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

3.3.3. Về công tác quản lý công ty.

Cơng ty nên đưa các chính sách cải tiến hệ thống bán hàng của công ty. Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng rãi nhờ các đại lý tại các thành phố lớn trong nước và nước ngồi, đơng dân cư.

Th riêng một đội ngũ chuyên giao hàng của công ty tới các khách hàng trong nội thành và phạm vi bán kính 40km. Đội ngũ giao hàng này sẽ có lương tháng và trợ cấp xăng xe theo quy định. Hoạt động này sẽ giúp kiểm sốt được chi phí giao nhận hàng và dễ dàng ghi nhận, theo dõi.

Hỗ trợ bán hàng thông qua hoạt động maketing, quảng cáo, để khai thác triệt để nhu cầu thị trường.

Để thu hút khách hàng hơn công ty cũng cần tiết kiệm chi phí, tìm kiếm các nguồn hàng chất lượng nhưng giá cả hấp dẫn, cạnh tranh tốt trên thị trường.

Điều chỉnh giảm nợ, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, tăng vốn đầu tư trung và dài hạn, khuyến khích khách hàng thanh tốn sớm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.

3.3.4. Về công tác quản lý kho hàng hóa

Để có thể theo dõi một cách chính xác và tiện dụng hàng hóa thực tế trong kho và hàng hóa trong kho trên số kế tốn nhằm phục vụ yêu cầu của phòng kinh doanh cũng như theo dõi hàng hóa trong kho của cấp trên thì có một số biện pháp như:

- Mã hóa hàng hóa theo từng nhóm hàng và của từng hãng cung cấp

- Số liệu kế toán cần sử dụng tiếp nối từ kỳ này sang kỳ khác để tiết kiệm thời gian và thống nhất về tên mã hóa cho từng mặt hàng

Để thực hiện được điều đó, kế tốn ngay từ bước đầu tiên mã hóa hàng hóa phải chọn tên mã hóa ngắn gọn đặc trưng nhất cho sản phẩm và tên hang của sản phẩm. Nếu có sự thay đổi trong cơng tác kế tốn thì cần bàn giao cơng việc để có thể áp dụng thống nhất trong trong việc theo dõi kho hàng hóa.

3.3.5.Về cơng tác kế tốn quản trị

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kế tốn quản trị đóng vai trị quan trọng để đưa ra các quyết định của nhà quản lý. Đó là quy trình đo lường, phân tích, lập báo cáo, giải thích và sử dụng số liệu tài chính và phi tài chính phục vụ cho nhà quản trị trong cơng tác lập dự tốn, điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh theo hướng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Hiện nay ở Công ty các Báo cáo quản trị do bộ phận kế tốn tài chính đảm nhiệm, vì vậy cần phải tổ chức một bộ máy kế toán quản trị riêng biệt bên cạnh bộ máy kế tốn tài chính như một cánh tay phải đắc lực. Thơng qua các thơng tin kế tốn giúp cho nhà quản trị có được tình hình nội bộ cơng ty theo từng nội dung cụ thể:

- Phản ánh chi phí của từng bộ phận, từng công việc, từng loại sản phẩm.

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch đặt ra theo từng khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

- Lựa chọn thơng tin thích hợp cho quyết định đầu tư ngắn hạn. Ví dụ:

Phân tích chỉ tiêu số vịng quay các khoản phải thu ngắn hạn: là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ kinh doanh, các khoản phải thu ngắn hạn quay được mấy vòng. Số vòng quay này được tính theo cơng thức:

Số vịng quay các khoản phải thu ngắn

hạn

= Tổng số tiền hàng bán chịu (hoặc doanh thu thuần) Số dư bình quân các khoản phải thu ngắn hạn Trong cơng thức trên, số dư bình qn các khoản phải thu được tính như sau:

Số dư bình qn các khoản phải thu

ngắn hạn =

Tổng số nợ phải thu ngắn hạn đầu năm và cuối năm 2

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu ngắn hạn và hiệu quả của việc thu hồi nợ ngắn hạn. Nếu số vòng quay của các khoản phải thu ngắn hạn lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vịng quay các khoản phải thu ngắn hạn nếu quá cao sẽ khơng tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn).

Kế toán quản trị là do doanh nghiệp xây dựng theo mục tiêu quản lý của mình khơng mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Do vậy, Công ty cần đưa cơng tác kế tốn quản trị vào nội dung hoạt động của bộ máy kế tốn tại cơng ty, xây dựng cho mình một mơ hình phù hợp, nhằm phát huy tối đa vai trị to lớn của kế tốn nói chung, kế tốn bán hàng nói riêng, cơng tác kế tốn tài chính cũng cần có sự kết hợp đồng bộ

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH thương mại điện tử công nghiệp vũ kiên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)