Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp theo

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng hoàng phát (Trang 27)

1.2 .Nội dung kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp

1.2.4 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp theo

Các doanh nghiệp xây lắp có thể hạch tốn hàng tồn kho theo một trong 2 phương pháp là: Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Tùy thuộc vào điều kiện, trình độ kế tốn, loại hình doanh nghiệp mà thực hiện theo phương pháp đó.

1.2.4.1 Kế tốn tổng hợp vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên các tài khoản kế tốn “hàng tồn kho”.

Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Bảng kê nhập Sổ đối chiếu ln chuyển Bảng kê xuất Kế tốn tổng hợp

Mọi tình hình biến động tăng, giảm (nhập, xuất) và số hiện có của nguyên vật liệu đều được phản ánh trên tài khoản phản ánh hàng tồn kho: TK 152. Cuối kỳ kế toán đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế vật liệu tồn trong kho với số liệu vật liệu tồn kho trên sổ kế toán.

Trị giá vốn xuất kho: căn cứ vào các chứng từ xuất kho và phương pháp tính giá áp dụng để tính.

Giá thực tế xuất = Số lượng xuất x Đơn giá tính cho vật liệu xuất.

Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của ngun vật liệu, kế tốn sử dụng các tài khoản sau:

TK152- Nguyên liệu và vật liệu. Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của nguyên liệu, vật liệu theo giá gốc.

Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:

- Khi mua vật liệu, căn cứ vào hóa đơn để kiểm nhận và lập phiếu nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho ghi:

+ Đối với vật liệu mua ngồi dùng vào SXKD hàng hóa dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế tốn ghi :

Nợ TK 152- Nguyên liệu và vật liệu ( Giá mua chưa có thuế GTGT ) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( Tiền thuế GTGT đầu vào )

Có TK 111, 112 , 141, 331 …( Tổng giá thanh toán )

+ Đối với vật liệu mua ngồi dùng để SXKD hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc khơng thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi, dự án, kế toán ghi :

Nợ TK 152- Nguyên liệu và vật liệu ( Tổng giá thanh tốn ) Có TK 111, 112, 141, 331 …( Tổng giá thanh toán )

- Trường hợp vật liệu đã về, chưa có hóa đơn, doanh nghiệp đối chiếu với hợp đồng, tiến hành kiểm nhận, lập phiếu nhập kho theo số thực nhận và giá tạm tính để ghi sổ kế tốn.

Nợ TK152- Ngun liệu và vật liệu Có TK 331

Khi hóa đơn về sẽ điều chỉnh theo giá thực tế.

+ Căn cứ hóa đơn, nếu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi nhận thuế: Nợ TK 133- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

Có TK 331…

+ So sánh giá vốn thực tế theo hóa đơn với giá tạm tính đã tạm ghi trước đây để điều chỉnh theo giá thực tế…

- Khi mua vật liệu, nếu doanh nghiệp thanh toán sớm tiền hàng theo quy định của hợp đồng thì sẽ được bên bán dành cho một khoản tiền chiết khấu thanh toán hoặc nếu vật liệu kém chất lượng có thể được giảm giá, kế toán ghi:

Nợ TK 331- Phải trả cho người bán Nợ TK 111,112..

Có TK 515- Doanh thu tài chính( Phần chiết khấu thanh tốn) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 152 – (Giảm giá…)

- Trường hợp vật liệu nhập khẩu, doanh nghiệp phải tính thuế nhập khẩu theo giá nhập khẩu và tính thuế GTGT phải nộp cho NSNN.

+ Căn cứ phiếu nhập kho, kế toán ghi : Nợ TK 152 - Nguyên liệu và vật liệu

Có TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước (3333 ) + Tính thuế GTGT phải nộp, ghi :

Nợ TK 133-Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước ( 33312)

Đối với vật liệu nhập khẩu dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng hóa, dịch vụ khơng chịu thuế, hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, dự án, kế toán ghi :

Nợ TK 152

Có TK 331- Phải trả cho người bán

- Các khoản chi phí liên quan đến q trình mua vật liệu được tính vào giá vật liệu, kế tốn ghi :

Nợ TK 152 - Nguyên liệu và vật liệu Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331…

- Vật liệu sản xuất chế biến, gia công nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152- Nguyên liệu và vật liệu

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang - Khi xuất vật liệu ra sử dụng cho SXKD

+ Đối với NVL, căn cứ phiếu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 241 – Chi phí XDCB

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang

Có TK 152- Ngun liệu và vật liệu

- Khi xuất vật liệu để góp vốn liên doanh( góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm sốt), kế tốn phản ánh trị giá vốn góp theo giá Hội đồng liên doanh đã xác định:

Nợ TK 2212- Vốn góp liên doanh

Nợ TK 811 – Chi phí khác( trường hợp chênh lệch giảm ) Có TK 152 - Nguyên liệu và vật liệu

+ Nếu chênh lệch lãi, kế tốn ghi: Nợ TK 2212- Góp vốn kinh doanh

Có TK 152- Theo trị giá thực tế vốn xuất kho

Có TK 3387 – Phần chênh lệch lãi tương ứng với phần góp vốn của đơn vị mình trong liên doanh

Có TK 711- Phần chênh lệch lãi tương ứng với phần góp vốn của đơn vị khác trong liên doanh

- Vật liệu thiếu trong kiểm kê, chưa rõ nguyên nhân, căn cứ biên bản kiểm kê, kế toán ghi :

Nợ TK 138- Phải thu khác ( 1381 )

- Vật liệu đã xuất ra sử dụng cho SXKD nhưng khơng sử dụng hết nhập kho, kế tốn ghi :

Nợ TK 152- Nguyên liệu và vật liệu

Có TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh

1.2.4.2 Kế tốn tổng hợp vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Phương pháp kiểm kê định kỳ không phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất nguyên vật liệu ở các tài khoản nguyên vật liệu (TK152 ). Các tài khoản này chỉ phản ánh giá trị vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Việc nhập, xuất nguyên vật liệu hàng ngày được phản ánh ở TK 611- Mua hàng. Cuối kỳ, kiểm kê vật liệu, sử dụng phương pháp cân đối để tính trị giá vật liệu xuất kho theo cơng thức:

= + -

Để ghi chép vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán dùng TK 611- Mua hàng. Tài khoản 611- Mua hàng khơng có số dư cuối kỳ

Kết cấu cơ bản của tài khoản 611(611) như sau : - Bên Nợ:

+ Kết chuyển trị giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ( Theo kết quả kiểm kê ) + Trị giá thực tế của vật liệu nhập trong kỳ.

- Bên Có:

+ Kết chuyển trị giá thực tế vật liệu tồn kho cuối kỳ (Theo kết quả kiểm kê ) + Trị giá thực tế vật liệu xuất trong kỳ cho các mục đích khác nhau.

Phương pháp kế tốn một số nghiệp vụ chủ yếu

- Đầu tháng kết chuyển trị giá vật liệu đầu kỳ, kế toán ghi : Nợ TK 611 - Mua hàng

Có TK 152- Nguyên liệu và vật liệu

- Trong kỳ, căn cứ vào phiếu nhập kho vật liệu mua vào dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi :

Trị giá vật

liệu xuất kho Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ

Trị giá vật liệu nhập trong kỳ

Trị giá vật liệu còn cuối kỳ

Nợ TK 611 - Mua hàng

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331…

- Vật liệu nhận vốn góp liên doanh, kế tốn ghi : Nợ TK 611 - Mua hàng

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

- Cuối kỳ, giá trị vật liệu kiểm kê và giá trị vật liệu đang đi đường được kết chuyển. Kế toán ghi:

Nợ TK 151, 152

Có TK 611 - Mua hàng

Trị giá thực tế vật liệu xuất kho cho các mục đích khác nhau, kế tốn ghi : Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 611 - Mua hàng

1.2.4.3. Kế tốn các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê vật liệu.

Kiểm kê là một trong những biện pháp để quản lý vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản. Thông qua kiểm kê, doanh nghiệp nắm được hiện trạng của vật liệu cả về số lượng và chất lượng, ngăn ngừa và phát hiện những hiện tượng tham ơ, lãng phí và có biện pháp quản lý tốt hơn đảm bảo an toàn vật liệu, tài sản của doanh nghiệp. Đánh giá lại nguyên vật liệu thường được thực hiện trong trường hợp đem nguyên vật liệu đi góp vốn liên doanh và trong trường hợp giá của vật liệu có biến động lớn. Tùy theo yêu cầu quản lý, kiểm kê có thể thực hiện theo phạm vi tồn doanh nghiệp hay từng bộ phận : kiểm kê định kỳ hay kiểm kê bất thường…

Khi kiểm kê doanh nghiệp phải lập Hội đồng hoặc ban kiểm kê với đầy đủ các thành phần theo quy định. Hội đồng hay ban kiểm kê, khi kiểm kê phải cân, đong, đo đếm cụ thể đối với từng loại nguyên vật liệu và phải lập biên bản kiểm kê theo quy định ( Mẫu số 05- VT ), xác định chênh lệch giữa số ghi trên sổ kế tốn với số thực kiểm kê, trình bày ý kiến xử lý các chênh lệch.

- Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán ghi : + Nếu thừa vật liệu chưa rõ nguyên nhân

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác ( 3381 ) + Nếu thiếu vật liệu chưa rõ nguyên nhân :

Nợ TK 138- Phải thu khác (1381)

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

+ Nếu phát hiện thiếu vật liệu, người chịu trách nhiệm vật chất phải bồi thường, kế toán ghi :

Nợ TK 138- Phải thu khác ( 1388 ) Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu - Xử lý kết quả kiểm kê

+ Vật liệu thừa, kế tốn ghi : Nợ TK152

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán, …

+ Nếu người chịu trách nhiệm vật chất về vật liệu phải bồi thường, kế toán ghi : Nợ TK 138- Phải thu khác ( 1388 )

Nợ TK 334- Phải trả cơng nhân viên Có TK 138- Phải thu khác ( 1381 )

+ Nếu vật liệu hao hụt trong định mức được tính vào chi phí, kế tốn ghi : Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 138- Phải thu khác ( 1381 )

1.2.4.4 Kế toán dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho.

Dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho là việc ước tính một khoản tiền tính vào chi phí (giá vốn hàng bán) vào thời điểm cuối niên độ khi giá trị thuần có thể thực hiện được của vật liệu tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Giá trị dự phòng vật liệu được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của vật liệu tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Thời điểm lập và hồn nhập các khoản dự phịng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hồn nhập các khoản dự phịng là ngày cuối cùng của năm tài

chính. Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật liệu tồn kho.

Việc lập dự phòng giảm giá vật liệu tồn kho được tính cho từng loại, từng thứ vật liệu được thực hiện theo thông tư 228/2009/TT-BTC. Đối tượng lập dự phòng của nguyên vật liệu gồm: Vật liệu bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…, mà giá gốc ghi trên sổ kế tốn cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn nguyên vật liệu.

- Là những vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Trường hợp ngun vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này khơng bị giảm giá thì khơng được trích lập dự phịng giảm giá ngun vật liệu tồn kho đó.

Để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng khoản dự phịng, kế tốn sử dụng TK 1593- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau :

- Bên Nợ :

Hồn nhập giá trị dự phịng giảm giá vật liệu

- Bên Có :

Giá trị trích lập dự phịng giảm giá vật liệu

- Số dư bên Có: Phản ánh giá trị dự phịng vật liệu hiện có.

Phương pháp kế tốn dự phịng giảm giá vật liệu tồn kho:

Mức trích lập dự phịng tính theo cơng thức sau: Mức dự phòng giảm giá nguyên vật liệu = Lượng nguyên vật liệu thực tế tồn kho

tại thời điểm lập báo cáo tài chính

x Giá gốc nguyên vật liệu theo sổ kế tốn - Giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên

- Cuối niên độ kế toán, khi một loại vật liệu tồn kho có giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì kế tốn phải lập dự phịng theo số tiền chênh lệch đó.

+ Nếu số tiền dự phịng giảm giá vật liệu phải lập ở cuối niên độ này lớn hơn số tiền dự phòng giảm giá vật liệu đã lập ở cuối niên độ kế tốn trước, kế tốn lập dự phịng bổ sung phần chênh lệch và ghi:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán( Chi tiết cho từng loại, thứ vật liệu ) Có TK 1593 - Dự phịng giảm giá hàng tồn kho

+ Nếu số tiền dự phịng giảm giá vật liệu phải trích lập bằng số tiền dự phịng giảm giá vật liệu đã lập ở cuối niên độ trước, thì doanh nghiệp khơng phải trích lập khoản dự phịng.

+ Nếu số tiền dự phòng giảm giá vật liệu phải lập ở cuối niên độ này nhỏ hơn số tiền dự phòng giảm giá vật liệu đã lập ở cuối niên độ trước, kế tốn hồn nhập phần chênh lệch đó và ghi :

Nợ TK 1593 - Dự phịng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632- Giá vốn hàng bán

+ Xử lý hủy bỏ đối với ngun vật liệu đã trích lập dự phịng:

Nguyên vật liệu do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do khơng cịn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm,...vật liệu khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:

Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định nguyên vật liệu bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị vật liệu phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.

Mức độ tổn thất thực tế của từng loại vật liệu tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý vật liệu).

Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp khơng có Hội đồng quản trị,

Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến vật liệu tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật liệu nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật liệu đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

Giá trị tổn thất thực tế của vật liệu tồn đọng khơng thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp:

Nợ TK 1593 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Nợ TK 632- Nếu chưa trích lập dự phịng hoặc dự phịng khơng đủ

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng hoàng phát (Trang 27)