Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.3. Kiến nghị với ngành dệt may và Nhà nước
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành đi đầu, có vai trị qua trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, ngành dệt may đã có những đóng góp khơng nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung ở Việt Nam. Những thành tựu này là nhờ doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm, gây dựng và củng cố quan hệ bạn hàng với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới, đồng
thời tận dụng hiệu quả nguồn lao động dồi dào, khéo tay, có chi phí thấp. Triển vọng của ngành dệt may đang sáng dần, nhất là khi nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu khởi sắc.
4.3.1. Kiến nghị với ngành dệt may
Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc trong khu vực và thế giới.
Bảng 4.2: mục tiêu của ngành dẹt may Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2011 – 2020
Tăng trưởng sản xuất hàng năm 12 – 14% Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 15%
( Trích quyết định số: 36/2008 QĐ – TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008)
Để đạt được mục tiêu như trên thì ngành Dệt may cần có những biện pháp cụ thể:
- Đầu tư thiết bị sản xuất và nguyên phụ liệu cho ngành dệt may
Nên đầu tư trọng điểm cho ngành dệt may để có những dây chuyền thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại, tạo ra sản phẩm hồn chỉnh có chất lượng tốt, giá thành hạ, đủ khả năng cạnh tranh, cung cấp cho ngành may.
Đầu tư để giải quyết vấn đề khoa học kỹ thuật như xác định mùa thích hợp, tạo được giống lai có năng suất cao, phẩm chất tốt để có được nguồn nguyên, phụ liệu đạt chất lượng không phải nhập khẩu nhiều.
- Phát triển nguồn nhân lực
Củng cố các trường, các trung tâm đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong thời gian tới.
Để có thể tiếp nhận các cơng nghệ phù hợp, nhập các loại thiết bị tương thích thì việc củng cố các viện nghiên cứu và sử dụng các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành là rất cần thiết, kể cả việc thuê các chuyên gia nước ngoài nhằm bảo đảm cho các dự án đầu tư được triển khai thực hiện hiệu quả.
Bước đầu tiên là phải đánh giá lại nhu cầu về hàng dệt may Việt Nam tại các thị trường thông qua việc thiết lập hệ thống xúc tiến thương mại đối với các thị trường Trung Đông, châu Phi. Để làm được việc này, Hiệp hội dệt may, Tổng công ty Dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp trong ngành cần tự mình đưa ra cá cơ chế nhằm khai thác các kênh thương mại khác nhau hiện đang có mặt trên thị trường đó. Những kênh thương mại phải đan xen lẫn nhau, nghĩa là cần phải thiết lập nhiều đầu mối tại một thị trường.
4.3.2. Một số kiến nghị với chính phủ
- Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của các cơ quan quản lý góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu.
- Nâng cao chính sách đối ngoại
Trong thời gian tới, Chính phủ cần phải kiên trì đàm phán để tăng hạn ngạch giúp doanh nghiệp dệt may tiếp cận thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài.
- Biện pháp hỗ trợ đầu tư.
Nhà nước cần đầu tư một số khu cơng nghiệp liên hồn về ngành dệt may để hỗ trợ cho nhau và đạt hiệu quả kinh tế tối ưu, bao gồm: nhà máy kéo sợi, nhà máy dệt nhuộm, nhà máy sản xuất phụ liệu...
- Các biện pháp thúc đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh
Để thúc đẩy mạnh canh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Dệt may Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đổi mới các quy chế để hấp dẫn đẩu tư nước ngồi, tạo nên mơi trường cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhờ đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý, cũng như thực hiện chuyển giao cơng nghệ với đối tác nước ngồi.
Ngành dệt may luôn là một trong những ngành xuất khẩu trọng tâm được Nhà nước chú trọng quan tâm hàng đầu bởi ngoài việc thu được nguồn ngoại tệ về cho đất nước, đây còn là ngành tạo ra một lượng việc làm lớn cho đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Nhà nước và nỗ lực của chính mình, các doanh nghiệp dệt may nói chung và cơng ty cổ phần May Bắc Giang nói riêng đang dần dần phát triển, tiến ra thị trường thế giới. Các sản phẩm may mặc gia công xuất khẩu của công ty đang ngày càng được khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng cao, đồng đều.
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia
công xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần may Bắc Giang” đã trình bày một số nội dung về quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng
may mặc xuất khẩu, phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu vào thị trường Mỹ tại công ty cổ phần May Bắc Giang, từ đó đề ra các giải pháp có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại công ty, nâng cao chất lượng các sản phẩm may mặc gia công. Tuy gia công hàng may mặc không phải là chiến lược phát triển lâu dài của công ty nhưng bằng phương pháp này, cơng ty có thể từng bước xâm nhập thị trường nước ngoài, tạo tiền đề cho xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Mỹ và vươn xa ra thị trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Doãn Kế Bơn – 2010 – Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế - Nhà xuất bản chính trị - hành chính.
2. Tơ Xn Dân, Đỗ Thu Hương, Đỗ Đức Bình, Mai Thế Cường, Bùi Huy Nhượng – 1998 – Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế - Nhà xuất bản Thống Kê.
3. TS. Đào Thị Bích Ngà, PGS. TS Dỗn Kế Bơn, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, TS Nguyễn Thị Mão – 2006 – Kỹ thuật thương mại quốc tế - Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Nguyễn Thị Nguyên (2011), Hồn thiện quy trình thực hiện hợp đồng gia cơng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU tại công ty cổ phần may Bắc Giang, luận văn tốt nghiệp, khoa Thương Mại Quốc Tế, đại học Thương Mại. 5. Hà Minh Phương (2009), giải pháp đẩy mạnh hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty may Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp, khoa Kinh Tế Quốc Tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
6. Trần Phương Thúy (2008), Hồn thiện quy trình gia cơng hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường mỹ tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì, luận văn tốt nghiệp, khoa Thương Mại Quốc Tế, đại học Thương Mại.
7. PGS.TS Vũ Hữu Tửu – 2007 – Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Nhà xuất bản giáo dục
8. http://bagarco.vn - website công ty cổ phần may Bắc Giang
9. http://www.mofa.gov.vn – website Bộ Ngoại Thương Việt Nam
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................