Môi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán âu lạc (Trang 32)

Môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm các nguồn lực về con người, tài chính, kỹ thuật, cơng nghệ... của doanh nghiệp. Cụ thể như:

+ Nguồn nhân lực: Có thể nói, chất lượng cuộc kiểm tốn nói chung và kiểm tốn thuế và các khoản phải nộp nói riêng phụ thuộc chủ yếu vào năng lực trình độ chun mơn cũng như kinh nghiệm của kiểm toán viên (bao gồm cả các cấp quản lý). Đây là yếu tố chính, cơ bản nhất tạo nên giá trị của dịch vụ kiểm toán. Việc nâng cao trình độ KTV về mọi mặt là một địi hỏi thường xun và mang tính bắt buộc.

Đối với cơng ty TNHH kiểm tốn Âu Lạc, tồn cơng ty có tổng số 30 CBCNV, trong đó trình độ trên đại học là 8 người, cịn lại tất cả đều có trình độ đại học, và 10 người đã có chứng chỉ hành nghề KTV cấp Quốc Gia CPA do Hội KTV hành nghề Việt Nam cấp. Đây là một thế mạnh trong bộ máy cán bộ công nhân viên của công ty. Hàng năm, công ty đều tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên. Mặt khác, thơng qua việc cung cấp dịch vụ đào tạo về kế toán - kiểm tốn, đội ngũ nhân viên của cơng ty tự phải đào tạo mình nhằm cung cấp dịch vụ có chất lượng cao nhất cho khách hàng của mình.

+ Yếu tố quản lý: Đây là yếu tố không thể thiếu và cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đối với hoạt động kiểm tốn độc lập nói chung và kiểm tốn BCTC nói riêng thì sự chỉ đạo, dẫn dắt của các cấp quản lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành tuân thủ đúng chuẩn mực nghề nghiệp. Mọi diễn biến, phát sinh quan trọng trong cuộc kiểm tốn đều phải được thơng báo và lấy ý kiến chỉ đạo từ Ban giám đốc.

+ Thời gian và chi phí đầu tư cho một cuộc kiểm tốn: Muốn một cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao cần phải đầu tư thời gian và chi phí hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm tốn là hợp lý với mức chi phí thấp nhất. Nếu thời gian dành cho cuộc kiểm tốn q ít hay chi phí dành cho kiểm tốn thấp sẽ khó đảm bảo chất lượng cuộc kiểm tốn. Nếu thời gian và chi phí dành cho cuộc kiểm tốn q nhiều có thể gây ra lãng phí và tốn kém làm tăng chi phí lãng phí của cuộc kiểm tốn.

2.2. Thực trạng kiểm tốn thuế trong kiểm tốn BCTC tại cơng ty TNHH kiểm tốn Âu Lạc

2.2.1. Quy trình chung kiểm tốn BCTC của cơng ty TNHH kiểm tốn Âu Lạc

Chương trình kiểm tốn mà AULAC CPA đang áp dụng là chương trình kiểm tốn mẫu do VACPA – Hội kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam xây dựng và phát triển (áp dụng chính thức từ kỳ kiểm tốn năm 2010/2011). Chương trình bao gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán - Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán - Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán

* Lập kế hoạch kiểm tốn

Bao gồm các bước:

- Thu thập thơng tin tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng cần kiểm tốn. Tìm hiểu chính sách kế tốn và chu trình kinh doanh quan trọng.

- Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính

- Tìm hiểu, đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán và rủi ro gian lận.

- Xác định mức trọng yếu

- Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và tổng hợp kế hoạch kiểm toán. - Thiết kế các thủ tục kiểm soát, thử nghiệm cơ bản.

* Thực hiện kiểm toán

Bao gồm các bước sau:

- Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ: kiểm toán viên xem xét việc thực hiện các chính sách, các quy chế quản lý với các khoản mục ghi chép kế tốn có tn thủ các chế độ kế tốn và các quy định của nhà nước hay không.

- Kiểm tra cơ bản bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Phân tích sốt xét: kiểm tốn viên thực hiện so sánh số dư các khoản mục trong các năm tài chính khác nhau, bước đầu đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình tài chính của khách hàng.

+ Kiểm tra chi tiết: kiểm toán viên cần tiến hành kiểm tra chi tiết với từng khoản mục cụ thể và soát xét phạm vi sai phạm. Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu số liệu trên các sổ sách kế toán của khách hàng với nhau để kiểm tra hoặc thực hiện chọn mẫu để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, hợp lý của việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho cơng việc của mình. Trong quá trình kiểm tra chi tiết, mọi phát hiện của kiểm toán viên đều được ghi chép đầy đủ trên giấy tờ làm việc.

+ Kiểm tra các nội dung khác

+ Đánh giá lại mức trọng yếu và phạm vi kiểm toán

+ Kết luận: trên cơ sở các thủ tục đã tiến hành, kiểm toán viên đưa ra kết luận của mình về phần hành mà mình đã kiểm tốn: trung thực, hợp lý, có cịn sai sót và hạch tốn có tuân thủ chế độ của nhà nước và các chính sách của cơng ty hay khơng.

* Kết thúc kiểm toán

- Tổng hợp kết quả kiểm toán:

+ Tổng hợp kết quả kiểm toán: Trong phần này, KTV cần tổng hợp kết quả kiểm toán cho từng khoản mục trọng yếu và trình bày kết quả tổng hợp theo các nội dung gồm kết luận kiểm toán đối với khoản mục trọng yếu, các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết, trao đổi với các chủ nhiệm kiểm toán, thành viên BGĐ và KH.

+ Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối: ở bước này, kiểm tốn viên thiết lập các chỉ số tài chính như: hệ số khả năng sinh lời, các hệ số đo lường hiệu quả kinh doanh… nhằm đánh giá, nhận xét lại về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Báo cáo kiểm tốn và thư quản lý: sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán các khoản mục, chủ nhiệm kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của khách hàng thơng qua báo cáo kiểm tốn. Ngồi ra kiểm tốn viên có thể lập thư quản lý nhằm mục đích tư vấn cho khách hàng về hệ thống kiểm soát nội bộ hay về các chính sách kế tốn mà cơng ty đang áp dụng.

- Kiểm sốt chất lượng kiểm tốn: là q trình rà sốt, xem xét lại kết quả kiểm toán từng phần hành của trưởng nhóm kiểm tốn, ban giám đốc cơng ty kiểm tốn nhằm đảm bảo q trình kiểm tốn được tiến hành đúng đắn và hiệu quả.

2.2.2. Thực trạng kiểm toán Thuế trong kiểm tốn BCTC tại cơng ty TNHH kiểm tốn Âu Lạc

Kiểm toán thuế và các khoản phải nộp tại AULAC CPA được tiến hành dựa trên quy trình kiểm tốn chung của cơng ty. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn xin đưa ra thực trạng kiểm toán thuế và các khoản phải nộp trong hoạt động kiểm tốn BCTC của cơng ty tại một công ty khách hàng cụ thể. Do đặc điểm bảo mật của nghề nghiệp kiểm toán xin được lấy một khách hàng giả định là công ty ABC để mơ tả quy trình kiểm tốn.

2.2.2.1. Cơng việc thực hiện trước kiểm tốn. a. Chấp nhận khách hàng kiểm tốn.

Cơng ty cổ phần ABC là một trong những khách hàng thường xuyên của AUPAC CPA, vì vậy sau khi nhận được thư mời kiểm tốn của cơng ty cổ phần ABC, kiểm toán viên tiến hành thiết lập và trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm tốn BCTC cho cơng ty ABC.

(Phụ lục 01: Giấy tờ làm việc KTV – Các câu hỏi liên quan đến chấp nhận, duy trì khách hàng cũ)

Các KTV đánh giá rủi ro sơ bộ và rủi ro tiềm tàng của ABC và cho rằng rủi ro này ở mức độ trung bình. Do đó, KTV tiến hành đàm phán sơ bộ với lãnh đạo khách hàng về các điều khoản, cũng như thống nhất về mức phí kiểm tốn. AULAC CPA tiếp tục ký kết hợp đồng kiểm tốn BCTC ở năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 cho cơng ty cổ phần ABC. Nhóm kiểm tốn được lựa chọn tham gia cuộc kiểm tốn cho cơng ty ABC từ năm trước, do đã có được sự hiểu biết ban đầu về hoạt động kinh doanh, mơi trường kiểm sốt và hệ thống kế tốn của cơng ty cổ phần ABC.

b. Chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán

Việc lựa chọn nhân sự cho cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm đảm bảo tuân theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và đảm bảo cuộc kiểm

toán được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Trên cơ sở đó, cơng ty đã lựa chọn các nhân viên để tiến hành cuộc kiểm tốn. Cơng ty ABC là khách hàng truyền thống nên AUPAC CPA đã lựa chọn các thành viên trong nhóm kiểm tốn chủ yếu là những thành viên đã kiểm tốn từ năm trước vì những thành viên này đã có những hiểu biết về cơng ty từ trước.

c. Hợp đồng kiểm toán.

Sau khi đã chuẩn bị nhân lực cho cuộc kiểm toán, hợp đồng kiểm tốn sẽ được ký kết giữa AUPAC CPA và Cơng ty ABC.

2.2.2.2. Lập kế hoạch kiểm tốn

a. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng kiểm tốn.

- Cơng ty TNHH ABC là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0100702309 lần đầu ngày 03 tháng 02 năm 1997; thay đổi lần thứ tám theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0100702309 ngày 17 tháng 01 năm 2011.

- Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2011: 20.500.000.000 VNĐ - Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:

+ Dịch vụ SX, buôn bán sản phẩm cơ khí, nguyên vật liệu phục vụ xây

dựng;

+ Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ; + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; + Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ;

+ Kinh doanh thương mại thép vật liệu xây dựng./.

- Trụ sở công ty: Số 2, Khu liên cơ Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Tìm hiểu, đánh giá sơ bộ về HTKSNB về thuế và các khoản phải nộp, và rủi ro gian lận.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm tốn, việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB về thuế và các khoản phải nộp giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm tốn, từ đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán thuế và các khoản phải nộp.

Tại công ty ABC

AULAC CPA đã kiểm tốn cho cơng ty ABC từ năm tài chính trước đó nên việc thu thập thơng tin của KTV một phần cũng dựa vào các hồ sơ năm trước. Ngoài ra, KTV cập nhật thông tin qua xem xét các tài liệu như giấy quyết định thành lập, quy chế tài chính của cơng ty, phỏng vấn Ban Giám đốc và các nhân viên có liên quan kết hợp với quan sát quá trình tác nghiệp và đã thu được các kết quả (tóm lược) như sau:

Về chính sách kế tốn áp dụng: Cơng ty ABC áp dụng Chế độ kế

tốn doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Về chính sách hạch tốn thuế: hạch toán thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ, các loại thuế khác theo quy định có liên quan.

Sau đó, KTV tiến hành sốt xét về thiết kế và triển khai các thủ tục kiểm sốt chính. Cuối cùng, KTV đưa ra kết luận:

 Hệ thống KSNB về thuế và các khoản phải nộp đã được thiết kế hiệu quả.

 Rủi ro kiểm sốt: Trung bình

b. Phân tích sơ bộ BCTC

Sau khi đã thu thập được các thông tin cơ bản về khách hàng, KTV yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về BCTC và tiến hành phân tích sơ bộ tính thích hợp, phân tích xu hướng biến động, đánh giá xem xét xem có những biến động bất thuờng xảy ra không. Thông qua các tài liệu mà khách hàng cung cấp, KTV sử dụng các kỹ thuật phân tích như so sánh số liệu năm nay và năm trước để tính số tương đối và tuyệt đối trên BCĐKT. Thủ tục phân tích đóng vai trị rất quan trọng, khơng thể thiếu được trong q trình thực hiện kiểm tốn Thuế nhằm xác định được những biến động và sai lệch thông thường. Qua công việc này, KTV phát hiện ra được những biến động bất thường hoặc sai sót tập trung kiểm tra xem xét nguyên nhân.

Tại cơng ty ABC

Kiểm tốn viên tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của cơng ty ABC qua các năm để có những đánh giá sơ bộ về những thay đổi trong khoản mục Thuế và các

khoản phải nộp của công ty cả về số tuyệt đối và số tương đối. Kỹ thuật phân tích được sử dụng là phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc.

Bảng 2.1: Phân tích sơ bộ BCTC

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Biến động

CL %

Thuế và các

KPN NN 28.792.755 158.511.181 129.718.426 450,52%

Doanh thu

thuần 1.893.630.540.003 2.182.053.269.199 288.422.729.196 15,23%

Nguồn: phịng kiểm tốn BCTC – cơng ty TNHH Kiểm Toán Âu Lạc

Từ bảng phân tích sơ bộ BCTC của cơng ty ABC các KTV nhận thấy, số dư khoản Thuế và các khoản phải nộp năm 2011 đã tăng mạnh (tăng 450,52%) so với cùng kỳ năm 2010. Bên cạnh đó so với năm 2010, năm 2011 doanh thu tăng 15,23%. Điều này có thể cho thấy, trong năm 2011 cơng ty đã đẩy mạnh hoạt động bán ra, tăng thuế GTGT đầu ra, và các loại thuế đầu ra phải nộp khác.

Đây là những xem xét ban đầu dựa trên xét đoán của KTV và các thủ tục kiểm toán, là căn cứ cho việc tiến hành các thủ tục kiểm toan sau này.

d. Xác định mức trọng yếu kế hoạch

Xác định mức độ trọng yếu là nhân tố quan trọng của cuộc kiểm toán. Việc xác lập mức độ trọng yếu nhằm mục đích ước lượng mức sai sót có thể chấp nhận được cho tồn bộ BCTC, xác định phạm vi kiểm toán, xác định bản chất, quy mơ, thời gian cuộc kiểm tốn cũng như để đánh giá tác động của những sai sót phát hiện được và không phát hiện được đến báo BCTC.

Thông thường, tại AULAC CPA mức độ trọng yếu được thiết lập sẽ phụ thuộc vào từng công ty khách hàng và tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng đó, nhưng nó vẫn được thực hiện dựa trên quy định của Luật Kiểm tốn độc lập có liên quan. Các KTV sẽ tiến hành xác định mức độ trọng yếu kế hoạch cho tồn bộ BCTC và khơng phân bổ ước lượng trọng yếu cho các khoản mục khác nhau. Cuối cùng, KTV sẽ tính tốn mức độ trọng yếu kế hoạch dựa trên công thức sau:

PM (Post – tax) = PM (Pre – tax) / (1 - % Thuế suất thuế TNDN) MP = 80% PM

Trong đó:

 PM (Pre – tax) là mức trọng yếu trước thuế

 PM (Post – tax) là mức trọng yếu sau thuế

 MP là mức độ chính xác

Mức độ trọng yếu kế hoạch tính được sẽ sử dụng để xác định số lượng mẫu kiểm toán cần thiết phải lấy ở từng phần hành sao cho chi phí tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm tốn. Ngồi ra, nó cịn dùng để so sánh với sai số tổng hợp ước tính, từ đó rút ra kết luận về các sai sót xem chúng có trọng yếu hay không.

Tại công ty ABC A.Mục tiêu:

Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực tế) được lập và phê duyệt theo chính sách của Cty để thơng báo với thành viên nhóm kiểm tốn về mức trọng yếu kế hoạch trước khi kiểm tốn tại KH và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm tốn để xác định xem các cơng việc và thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa.

B. Công việc thực hiện:

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán âu lạc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)