Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty LEESCO

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia thanh hóa sang thị trường nhật bản (Trang 30 - 35)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty LEESCO

3.2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty LEESCO.

Hiện nay, LESSCO kinh doanh trong 3 lĩnh vực chính là đào tạo nghề, thương mại và cung ứng lao động. Trong đó, cung ứng lao động là hoạt động quan trọng nhất của công ty. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, cơng ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động gặp khó khăn trong nhiều cơng tác nghiệp vụ, dưới đây là kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012.

Bảng 3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Doanh thu 765,6 2614,7 931,137

2 Chi phí 1061,027 2282,31 1734,27

3 Lợi nhuận trước thuế ( 295,427 ) 332,39 ( 803,133 ) 4 Chi phí thuế hiện

hành

- 93,0692 -

5 Lợi nhuận sau thuế ( 295,427 ) 239,3208 ( 803,133 )

( Nguồn: BCKQKD năm 2010, 2011,2012– trang 12,13,15 và trang 2 phụ lục )

Về doanh thu: Doanh thu biến động tăng giảm qua từng năm. Năm 2011 tăng

1849 triệu đồng so với năm 2010, tăng gần 2,4 lần. Tuy nhiên, đến năm 2012, doanh thu lại giảm mạnh chỉ còn 931,137 triệu đồng. Doanh thu sụt giảm đáng kể do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tác động đến. So với các năm trước, năm 2012 thực sự là một năm khó khăn cho tồn ngành kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu lao động do nhu cầu sử dụng lao động từ các thị trường đều giảm mạnh.

Về chi phí: chi phí qua các năm cũng có biến động. Năm 2011 chi phí tăng

mạnh, gần 1,15 lần so với năm 2010, tương đương hơn 1,2 tỷ. Đến năm 2012, chi phí cơng ty dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh lại giảm, chỉ bằng 75% so với năm 2011. điều này lý giải vì sao doanh thu lại giảm trong năm này.

Về lợi nhuận: qua bảng số liệu trên, thấy rõ trong hai năm 2010 và 2012,

công ty chịu lỗ khá lớn, chỉ duy nhất năm 2011 là lợi nhuận dương. Điều này có thể là do chi phí bỏ ra quá lớn mà thời gian thu được lợi nhuận lại về lâu dài, và cũng do chịu ảnh hưởng từ sự khó khăn chung của nền kinh tế.

Như đã nói ở trên, hoạt động cung ứng, xuất khẩu lao động là chủ chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để thấy rõ hơn điều này, có thể theo dõi bảng dưới đây.

Bảng 3.5. Cơ cấu doanh thu của CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị: triệu đồng

Lĩnh vực Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng XKLĐ 459,36 60% 1777,996 68% 652,79 70% Đào tạo nghề 160,776 21% 3666,058 14% 111,74 12% Thương mại 145,464 19% 470,646 18% 166,607 18% Tổng 765,6 100% 2614,7 100% 931,137 100%

( Nguồn: BCTKKD năm 2010,2011,2012 – trang 6 phụ lục )

động kinh doanh chủ đạo, do đó cơng ty sẽ tập trung phần lớn nguồn lực để phát triển lĩnh vực này.

3.2.2. Khái quát hoạt động xuất khẩu lao động của CTCP dịch vụ XKLĐ vàchuyên gia Thanh Hóa. chuyên gia Thanh Hóa.

Trong những năm qua, CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa đã đưa hàng ngàn lao động sang thị trường các quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong những năm gần đây, tuy có chịu sức ép từ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của mình, cơng ty cũng đạt được những kết quả đáng tự hào.

Bảng 3.6. Số lượng LĐ công ty trực tiếp đưa sang thị trường các nước giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị: Người 2009 2010 2011 2012 LĐ phổ thông 275 312 422 317 LĐ chuyên gia 53 81 95 59 Tổng 328 393 517 376 ( Nguồn: BCTKKD – trang 5 phụ lục )

Bảng trên cho thấy, số lượng lao động và chuyên gia công ty xuất khẩu sang thị trường lao động các nước có xu hướng tăng, tăng cả về số lao động phổ thông và lao động chuyên gia, trừ năm 2012. Có lẽ, nguyên nhân là do ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế làm giảm nhu cầu sử dụng lao động từ các nước. Tuy nhiên đây cũng là một kết quả đáng mừng mà cán bộ công nhân viên công ty đạt được.

Lao động do công ty xuất khẩu được sử dụng trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là biểu đồ cơ cấu lao động xuất khẩu phân theo ngành nghề giai đoạn 2009 - 2012 của công ty:

Xây dựng Cơng nghiệp Vận tải biển Nơng/lâm nghiệp Giúp việc gia đình Kinh doanh dịch vụ

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lao động xuất khẩu phân theo ngành nghề giai đoạn 2009 - 2012

( Nguồn: Phòng Kế hoạch - CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa )

Biểu đồ trên cho thấy, phần lớn lao động đưa sang thị trường các nước hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Sở dĩ như vậy là do, đây là những lĩnh vực khan hiếm lao động tại các quốc gia, và khi tham gia vào các lĩnh vực này, tiền lương của lao động cao hơn so với các lĩnh vực khác. Hơn thế nữa, đây cũng được coi là những lĩnh vực mà các lao động của ta có kinh nghiệm và chun mơn đạt được các yêu cầu đòi hỏi của đối tác.

Lĩnh vực giúp việc gia đình chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ( 2,23% ) trong cơ cấu lao động, hy vọng trong những năm tới, tỷ trọng này sẽ cao hơn vì đây được coi là lĩnh vực khơng cần nhiều hiểu biết về chuyên mơn và kinh nghiệm.

3.2.3. Tình hình xuất khẩu lao động sang các thị trường của CTCP dịch vụXKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa. XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa.

Thị trường xuất khẩu lao động của cơng ty rất đa dạng, bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ma Cao, Nga … Hằng năm, cơng ty tích cực thúc đẩy cơng tác tìm kiếm thị trường và nhu cầu từ các quốc gia nói trên, tích cực tìm kiếm lao động trong nước có nhu cầu lao động ở

nước ngồi để đẩy mạnh hoạt động SXKD của mình, dưới đây là một số kết quả công ty đạt được tại các thị trường.

Bảng 3.7. Số lượng LĐXK phân theo thị trường giai đoạn 2009 – 2012

Đơn vị: Người

Quốc gia/ năm 2009 2010 2011 2012

Đài Loan 65 63 104 97 Malaysia 87 74 107 96 Ma Cao 53 78 97 95 Hàn Quốc 53 55 84 0 Nhật Bản 35 70 88 169 Nga 35 53 37 19 Tổng 328 393 517 476 ( Nguồn: Phòng QLLĐ – trang 4 phụ lục )

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, số lượng lao động xuất khẩu sang thị trường các nước giai đoạn 2009 – 2012 có nhiều biến động. Phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của quốc gia nhập khẩu lao động cũng như nguyện vọng của người lao động.Thị trường Đài Loan, Malaysia là những thị trường tiếp nhận lao động công ty cung cấp nhiều nhất và ổn định, thậm chí có những năm số lượng lao động tăng đột biến. Nga và Nhật Bản được coi là những thị trường tiềm năng, số lượng lao động xuất sang các quốc gia này có xu hướng tăng, đặc biệt, thị trường lao động Nhật Bản đang mở cửa rộng rãi tạo điều kiện lớn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhận thức được Nhật Bản là một thị trường tiềm năng đối với công ty, việc khai thác thị trường này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn do những chính sách mở cửa thị trường lao động của Nhật cũng như những khả năng cung ứng lao động đạt các tiêu chí của Nhật … nên cơng ty xác định, trong những năm tới, sẽ tập trung nguồn lực của mình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại thị trường này.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia thanh hóa sang thị trường nhật bản (Trang 30 - 35)