Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia thanh hóa sang thị trường nhật bản (Trang 50 - 54)

4.1.2 .Các chỉ tiêu kế hoạch của công ty trong năm 2013

4.2. Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của công ty cổ phần dịch vụ

4.2.2. Các giải pháp khác

Trong thời gian thực tập tại cơng ty, em đã có cơ tìm hiểu và đánh giá một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động mà công ty đã thực hiện. Bên cạnh những điều đã làm được, một số giải pháp của cơng ty đưa ra chưa thực sự thiết thực, tính khả thi và áp dụng các giải pháp này cịn hạn chế. Trong phạm vi bài khóa luận của mình, em xin đưa ra một số giải pháp có thẻ áp dụng tại công ty.

* Thứ nhất: Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lao động bằng các biện pháp

như sau:

- Kiên quyết không tuyển chọn lao động thông qua trung gian, môi giới: Công ty trực tiếp phỏng vấn và tuyển chọn lao động để đảm bảo chất lượng nguồn lao động có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ.

- Hiện nay, có rất nhiều lao động chỉ có bằng cấp ảo mà khơng có hiểu biết nhiều về phẩm chất chuyên môn, hơn thế nữa chất lượng lao động lại không đồng đều. Công ty phải biết phân loại lao động một cách hợp lý để có kế hoạch đào tạo đúng đắn, tiết kiệm và hiệu quả.

- Trong tình hình mới, yêu cầu về chất lượng người lao động có nhiều thay đổi. Nhật Bản lại là một trong những thị trường khá khó tính và địi hỏi cao về chất lượng, trình độ, phẩm chất người lao động. Theo đó, căn cứ vào tình hình mới, cơng ty nên đưa ra các chương trình đào tạo khác nhau, đa dạng và hoàn thiện hơn; xây dựng các trung tâm đào tạo hiện đại, giúp người lao động dễ tiếp cận kiến thức, đào tạo thực chất chứ khơng đào tạo hình thức như một số cơng ty vẫn hay làm.

(Nguồn:khắc phục 3.4.2 hạn chế về công tác tuyển chọn lao động) * Thứ hai: Đẩy mạnh mạng liên kết và công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác liên kết với các hợp tác xã, các phòng lao động các cấp...

thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ, hội nghị, diễn đàn ngay tại thơn xóm để thu hút người lao động tham gia, chú trọng công tác tuyên truyền bằng

internet, phát thanh, truyền hình hoặc thậm chí là đến tư vấn tận nơi khách hành có nhu cầu để họ nắm rõ thơng tin về thị trường lao động Nhật Bản, nắm rõ các chính sách, chủ trương của cơng ty trong các hoạt động xuất khẩu lao động.

- Duy trì và phát huy mối quan hệ mật thiết của công ty với các phịng ban có liên quan để kịp thời cập nhật những chỉ tiêu tuyển chọn lao động mới, cập nhật kịp thời những thay đổi trong chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động để có định hướng và hành động đúng đắn. ( Nguồn: 3.4.2 hạn chế công tác thu hút lao

động; 2.5 công ty chưa thực hiện)

* Thứ ba: Triển khai nhanh chóng các nghiệp vụ liên quan đến giấy tờ để

tránh tình trạng chậm trễ trong việc đưa người lao động sang nước bạn theo đúng cam kết. Để thực hiện tốt các nghiệp vụ này, công ty cần nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên công ty, tăng cường công tác giám sát, chỉ đạo của ban lãnh đạo và tăng cường quan hệ với các đối tác có liên quan trong việc thực hiện các giấy tờ xuất cảnh ( Nguồn: khắc phục hạn chế ở 3.4.2)

* Thứ tư: cơng ty nên xây dựng các phịng ban riêng biệt làm nhiệm vụ tiếp

cận nguồn lao động tiềm năng. Từ trước, công ty cổ phần xuất khẩu lao động và

chun gia Thanh Hóa đã xây dựng được phịng quản lý lao động nhưng thực chất chỉ là quản lý những lao động ở ngoài nước mà quên đi nguồn khách hàng tiềm năng trong nước, những khách hàng sẵn sàng đi lao động nếu tiếp nhận đủ thông tin. Do vậy, nếu xây dựng và triển khai tốt, cơng ty sẽ tăng nhanh chóng số lượng khách hàng của mình, từ đó hoạt động xuất khẩu lao động sẽ có nhiều biến chuyển.

( Nguồn: 2.5 công ty chưa thực hiện )

* Thứ năm: Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có liên quan đến xuất khẩu lao động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, kịp

thời, đặc biệt là trong trường hợp các lao động bị trục xuất về nước do vi phạm các quy định của pháp luật. Làm tốt những điều này vừa đảm bảo uy tín của doanh nghiệp, vừa củng cố hình ảnh quốc gia. ( Nguồn: 2.5 mà công ty chưa thực hiện )

* Thứ sáu: Khắc phụ tình trạng bỏ trốn của lao động tại Nhật bằng các biện pháp mạnh hơn. Theo thống kê, năm 2012, có tới 8 lao động bỏ trốn bị trục xuất về nước, con số này là đáng báo động đối với công ty. Do vậy, cơng ty có thể áp dụng các biện pháp khác như:

- Tăng số tiền ký quỹ của người lao động, nếu vi phạm hợp đồng, người lao động sẽ bị trục xuất về nước ngay lập tức và không được nhận tiền ký quỹ của mình.

- Đưa người lao động vi phạm vào danh sách hạn chế, kiên quyết không tiếp tục xuất khẩu lao động này vào bất cứ thị trường nào của công ty.

- Nâng cao nhận thức vủa người lao động, tạo điều kiện cho họ tái xuất sang thị trường Nhật Bản để họ khơng có ý định bỏ trốn. Rất nhiều người lao động, khi hết hạn hợp đồng, hoang mang khơng biết về nước sẽ làm gì và hạn chế về các chính sách tái xuất của cơng ty nên đã lựa chọn giải pháp bỏ trốn, ở lại lưu trú bất hợp pháp. Công ty nên quan tâm đến những đối tượng này để có thể cung cấp các thơng tin cần thiết để tránh tình trạng người lao động thiếu hiểu biết mà hành động sai luật pháp. ( Nguồn: từ bảng 3.12, khắc phục chế về vi phạm hợp đồng ở 3.4.2 )

* Thứ bảy: chủ động hạn chế tai nạn lao động thơng qua tổ chức các khóa học về an toàn lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm cho bản thân và xã hội của người lao động, làm việc đúng quy trình chất lượng và an tồn lao động, thơng báo cho coogn ty khi phát hiện các công ty không trang bị đủ thiết bị , công cụ bảo hộ lao động để có kế hoạch can thiệp kịp thời ( Nguồn: 2.5 mà công ty chưa thực hiện )

KẾT LUẬN

Với gần chục năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty LEESCO đã không ngừng lớn mạnh, đạt được nhiều thành tích , trở thành một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động uy tín ở nước ta. Mỗi năm, cơng ty đã đưa gần nghìn người lao động đi làm việc tại nước ngồi, đóng góp quan trọng vào công tác giải quyết việc làm cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, trước những kết quả đã đạt được, cơng ty cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế về vốn, chất lượng lao động xuất khẩu... trong những năm tới, hy vọng với những định hướng và chiến lược đúng đắn, cơng ty sẽ củng cố hơn vị thế của mình trên thị trường.

Qua đề tài: “ Giải pháp thúc đầy xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần

dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa sang thị trường Nhật Bản “ em đã đưa ra một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động, em hy vọng ,

những biện pháp mà em đề xuất sẽ giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Dù đã rất cố gắng, song do kiến thức cịn hạn chế, bài khóa luận của em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu từ phía thầy cơ để bài viết hồn thiện hơn.

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Quốc Tế - Hồng Kình, NXB Giáo Dục

2. Giáo trình Kinh doanh Quốc Tế - GS.TS. Phạm Vũ Luận, Hồng Hình , trường Đại học Thương Mại.

3. Luật Xuất khẩu lao động năm 2007

4. Khóa luận tốt nghiệp: “ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần cung ứng nguồn nhân lực Việt Nhật “ – Phạm Thị Phương Chi, Khoa Thương Mại Quốc Tế, Trương Đại học Thương Mại, 2011. 5.Website: www.dolab.gov.vn

6. Website : www.molisa.gov.vn 7 Website: www.vi.wikipedia.org 8. Website: www.voer.edu.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia thanh hóa sang thị trường nhật bản (Trang 50 - 54)