Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng hoạt động XKLĐ của CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia
3.3.2. Thực trạng hoạt động XKLĐ của CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia
Thanh Hóa sang thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản được coi là thị trường quan trọng trong những năm tới đây của công ty, số lượng lao động mà công ty đưa sang quốc gia này ngày càng tăng. Dưới đây là biểu đồ số lượng lao động công ty đã cung ứng sang thị trường này giai đoạn 2009 – 2012. 2009 2010 2011 2012 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
Biểu đồ 3.2. Số lượng LĐXK sang Nhật Bản giai đoạn 2009 – 2012
( Nguồn: vẽ lại từ hàng 6, bảng 3.7 )
Theo dõi biểu đồ trên, thấy rõ số lượng lao động công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật ngày càng tăng và ổn định. Năm 2010, số lượng lao động xuất khẩu sang thị trường này gấp đôi năm 2009, đây được coi là năm bản lề, khi các năm sau đó số lượng lao động xuất khẩu đều tăng mạnh. Chính điều này đã khiến Nhật trở thành thị trường quan trọng của công ty, công ty xác định đây là thị trường trọng điểm trong những năm tới đây.
CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa đã cung ứng lao động ở các lĩnh vực: nông nghiệp, dịch vụ, cơng nghiệp và xây dựng, giúp việc gia đình ... cho
quốc gia này, dưới đây là số liệu thống kê về số lượng lao động xuất khẩu phân theo ngành nghề giai đoạn 2010 – 2012.
Bảng 3.10. Số lượng lao động phân theo ngành nghề giai đoạn 2010 -2012.
Đơn vị: Người
STT Lĩnh vực Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Nơng nghiệp 20 19 36
2 Cơ khí, lắp ráp điện tử 29 36 62
3 Giúp việc gia đình 21 22 41
4 Y tế 0 11 30
5 Tổng 70 88 169
( Nguồn: BCTKKD năm 2010,2011,2012 – trang 3 phụ lục )
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, lao động tập trung ở ngành cơ khí , lắp ráp điện tử là chủ yếu, nguyên nhân có thể do Nhật Bản khan hiếm lao động lớn ở các lĩnh vực liên quan đến cơng nghiệp. Riêng lĩnh vực y tế, có nhiều sự biến chuyển, trước năm 2011, công ty không cung ứng lao động nào thuộc lĩnh vực này vào thị trường Nhật do những đòi hỏi về tay nghề và phẩm chất tương đối cao. Tuy nhiên, từ năm 2011, do người lao động đáp ứng tốt những đòi hỏi về phẩm chất và chuyên môn, nên số lượng người lao động là y tá, điều dưỡng công ty cung ứng vào thị trường này ngày càng tăng. Y tế được coi là một trong những lĩnh vực chủ chốt của hoạt động XKLĐ của công ty vào thị trường Nhật Bản, nếu đáp ứng tốt các điều kiện thì đây chính là lĩnh vực mang lại thu nhập cao cho người lao động, có thể lên đến 2000 – 3000 USD/ tháng, người lao động có thể ở lại làm việc nhiều năm ...
Bảng 3.11. Cơ cấu lao động theo giới tính xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2012.
Đơn vị: Người
Giới tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Nam 42 60% 49 55.6% 91 53,8%
Nữ 28 40% 39 44,4% 78 46,2%
Tổng 70 100% 88 100% 169 100%
( Nguồn: Phòng QLLĐ – CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa )
Trên đây là bảng cơ cấu lao động phân theo giới tính của cơng ty giai đoạn 2010 – 2012. Dựa vào bảng số liệu trên nhận thấy, lao động nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn, nguyên nhân là do, đa phần các lĩnh vực mà lao động Việt Nam cung ứng sang các thị trường này đều thuộc các lĩnh vực công nghiệp nặng, xây dựng cần sức vóc to lớn của người đàn ơng và thời gian lao động tại nước này lâu dài ( thông thường 3 năm ) nên không thu hút nhiều lao động nữ . Tuy nhiên, cơ cấu lao động theo giới tính có sự thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ lao động nữ tăng dần qua các năm, điều này có thể do, từ năm 2012, thị trường Nhật đã có thêm nhiều ngành mới thu hút thêm lực lượng lao động là nữ, đặc biệt là điều dưỡng viên, các lĩnh vực liên quan đến y tế và chăm sóc cộng đồng. Hơn thế nữa, ngày nay phụ nữ đã bình đẳng hơn trong các hoạt động xã hội, họ có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường lao động để cải thiện cuộc sống gia đình chứ khơng đơn thuần là phụ thuộc vào người chồng như trước đây.
Bảng 3.12. Cơ cấu lao động xuất khẩu sang Nhật Bản phân theo trình độ người lao động giai đoạn 2010 – 2012.
Đơn vị: Người
STT Trình độ
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Đại học 19 27,2% 19 21,6% 26 15,4% 2 Cao đẳng 12 17,1% 15 17,04% 25 14.8% 3 Lao động phổ thông 39 55,7% 54 61,36% 118 69,8% 4 Tổng 70 100% 88 100% 169 100%
( Nguồn:Phịng kế tốn – CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa )
Bảng số liệu trên cho thấy, lực lượng lao động phổ thông xuất khẩu sang thị trường này là chủ yếu ( hằng năm chiếm khoảng 60% - 70% ). Sở dĩ như vậy là do, hầu hết các lĩnh vực mà Nhật Bản thiếu hụt chủ yếu thuộc các lĩnh vực cần nhiều sức lao động tay chân: giúp việc gia đình, thuyền viên đánh cá, chăm sóc người già tại viện dưỡng lão ... mà việc thuê lao động phổ thông vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc, mức lương phải trả thấp hơn các đối tượng khác. Ngoài ra, lao động phổ thơng trong nước thường khơng có việc làm ổn định, thu nhập ít ỏi. Do đó, muốn thay đổi cuộc sống gia đình họ thường lựa chọn hình thức xuất khẩu lao động với thu nhập cao hơn gấp nhiều lần trong nước.
Bảng trên cũng cho thấy, lực lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng tham gia xuất khẩu sang Nhật Bản cũng tăng qua các năm. Các lao động này được xuất khẩu theo hình thức chuyên gia, tham gia vào thị trường lao động Nhật Bản dưới hình thức là các kỹ sư điện tử, dân dụng, ... thị trường Nhật Bản thu hút ngày càng nhiều lực lượng chất xám lớn từ các quốc gia, trong đó có Việt Nam vì sự đãi ngộ cho các đối tượng này là rất tốt. Người lao động có trình độ làm việc tại thị trường này có thu nhập cao gấp hàng chục lần so với trong nước.
Lao động công ty đưa sang thị trường Nhật được chú trọng cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Phần lớn lao động đều có chỗ ăn, ở ngay tại ký túc của các nhà máy hoặc gần nơi họ làm việc để tiện cho việc đi lại; được phục vụ internet; được
tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ mà phịng quản lý lao động của công ty tịa thị trường Nhật tổ chức...
Những đãi ngộ mà người lao động được hưởng khi tham gia vào thị trường Nhật Bản đã thu hút được ngày càng nhiều lao động trong nước tham gia cũng như thu hút được nhiều lao động muốn tái xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, chính điều này cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng lao động đơn phương hủy hợp đồng, trốn ở lại lưu trú và làm việc bất hợp pháp ... dẫn đến sự mất uy tín của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với lao động cơng ty chịu trách nhiệm đưa sang nói riêng và ảnh hưởng tới hình ảnh lao động quốc gia nói chung. Dưới đây là những số liệu thống kê về các trường hợp vi phạm hợp đồng xuất khẩu lao động mà công ty gặp phải trong các năm 2010 – 2011.
Bảng 3.13. Số lượng lao động vi phạm hợp đồng XKLĐ giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: Người
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Ghi chú
Số lượng lao động vi
phạm hợp đồng XKLĐ 2 4 8 Bỏ trốn
Tỷ lệ 2,8% 4,54% 4,73%
( Nguồn: Phịng hành chính – CTCP dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa )
Số lượng lao động bỏ trốn chiếm từ 3% - 5% số lao động mà công ty đưa sang thị trường Nhật Bản, điều đáng báo động ở đây là số lao động vi phạm tăng dần qua các năm. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của cơng ty đối với các đối tác, do vậy nếu giải quyết không khôn khéo, cơng ty sẽ rất khó làm ăn sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm này, công ty đã đưa ra các giải pháp mạnh: hủy hợp đồng đối với người lao động ngay khi phát hiện có cá nhân bỏ trốn, thưởng lớn cho người phát hiện ra lao động bỏ trốn, không phục vụ lao động có tiền sử bỏ trốn khi muốn tái xuất khẩu lao động đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan trong nước và sở tại xử lý vấn đề một cách nhanh chóng, tránh ảnh hưởng đến hình ảnh cơng ty và hình ảnh quốc gia.