2.2.2 .Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty
3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có sức tiêu thụ lớn, thị trường ngày càng ổn định và mở rộng, nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn thì đương nhiên là cần nhiều vốn để phát triển kinh doanh.
Do đó nếu cơng tác quản trị và điều hành khơng tốt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tồn tại của doanh nghiệp.
a) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp
Tiến hành nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới: việc sử dụng, đầu tư đổi mới TSCĐ đúng phương hướng, mục đích có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp cho việc tính khấu hao của doanh nghiệp được chính xác. Việc đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu lớn, lợi nhuận tăng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.
Tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ: tiến hành kiểm kê TSCĐ theo định kỳ, xác định được số tài sản thừa, thiếu, nguyên nhân gây ra để kịp thời tìm ra giải pháp cụ thể.
Quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ, đối với TSCĐ thuộc thanh lý hay nhượng bán thì doanh nghiệp phải tiến hành mở sổ sách theo dõi, ghi chép. Thực hiện đánh giá lại tài sản vào cuối mỗi kỳ.
b) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
Vốn là điều kiện tồn tại tất yếu của một doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc chủ động xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Quản lý sử dụng vốn bằng tiền
Doanh nghiệp cần lập bảng thu chi ngân quỹ, và so sánh giữa thu chi bằng tiền để đầu tư ngắn hạn nếu thừa ngân quỹ, như: cho vay, góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khốn,...
Khi lập kế hoạch tiền mặt doanh nghiệp cần chú ý: xác lập mức số dư tiền mặt phù hợp, thu thập và sử lý tiền mặt một cách có hiệu quả. Đầu tư tiền mặt dư thừa vào các hình thức dễ dinh lời.
Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động
Nguồn vốn cần huy động là nguồn vồn tối thiểu mà doanh nghiệp cần cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Để huy động được nguồn vốn tối thiểu đó doanh nghiệp cần hoạch định cụ thể những nguồn vốn sẽ huy động, cách thức huy động và hiệu quả sẽ đạt được là bao nhiêu.Từ đó xác định được tiến trình cơng việc cụ thể. Nguồn vốn huy động của doanh nghiệp có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau:
Có thể huy động nguồn vốn nhàn dỗi trong chính doanh nghiêp, từ chính cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty, dưới các hính thức như dự án đầu tư, cổ phần,…
Huy động vốn thơng qua hình thức vay ngân hàng, quỹ tín dụng trong dài hạn vào các mục tiêu đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng cổ phần,…
Bên cạnh các hính thức huy động vốn từ các nguồn tổ chức, cá nhân trong nước, doanh nghiệp nên mở rộng cơ hội vay viện trợ, đầu tư từ nước ngồi. Có ý nghĩa đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, tăng sức luân chuyển tiền ngoại tệ của doanh nghiệp trên thị trường.
Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu
Các khoản phải thu có tác dụng làm tăng doanh thu bán hàng, làm giảm chi phí tồn kho, do chi phí phải bỏ ra cao nên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp qua nhiều năm. Do vậy, doanh nghiệp cần phải lý nghiêm ngặt các khoản sử dụng vốn một cách rõ ràng và cụ thể.
Đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn, làm tốt cơng tác thanh tốn cơng nợ
Việc thực hiện tốt cơng tác thanh tốn tiền hàng và thu hồi công nợ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt các khoản phải thu, khối lượng hàng hóa bán ra sẽ tăng lên. Từ đó vốn lưu động sẽ luân chuyển nhanh hơn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ cao hơn. Đồng thời rút ngắn thời gian thu hồi nợ doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, giảm nhiều khoản vay ngắn hạn.