Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của tổng công ty vàng agribank việt nam – công ty cổ phần – chi nhánh hà đông (Trang 25 - 27)

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Khóa luận đã sử dụng phương pháp điều tra trắc nghiệm để thu thập dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu được thu thập lần đầu nhằm phục vụ cho một mục đích nghiên cứu cụ thể.

Phiếu điều tra là một cơng cụ nghiên cứu phổ biến bởi tính linh hoạt và đơn giản trong cách thức tiến hành. Nó sẽ giúp cho những phân tích, đánh giá trở nên khách quan, cụ thể hơn. Do đó, nó được sử dụng nhiều trong việc thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu.

 Lập kế hoạch điều tra.

Xác định các yếu tố trong quá trình điều tra là hoạt động huy động vốn TGTK tại AJC Hà Đông. Phạm vi điều tra là cán bộ, nhân viên chi nhánh, khách hàng sử dụng dịch vụ TGTK tại chi nhánh. Thời điểm điều tra là tháng 3 năm 2013, địa điểm tại AJC Hà Đông. Nội dung phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở đánh giá sự hiểu biết của khách hàng với chi nhánh, sản phẩm dịch vụ TGTK đang sử dụng, thu thập những ý kiến đóng góp của khách hàng cũng như các nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động huy động TGTK nhằm nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động TGTK tại chi nhánh.

 Thiết kế phiếu điều tra.

Phiếu điều tra được thiết kế gồm 2 phần: - Thông tin cá nhân người tham gia

- Phần câu hỏi điều tra gồm các câu hỏi đóng dưới hình thức trắc nghiệm, đối với một số chức vụ cụ thể trong chi nhánh thì có kèm theo một số câu hỏi mở .

 Phát phiếu điều tra.

Dựa trên kế hoạch đề ra, em đã phát phiếu cho cán bộ nhân viên chi nhánh và khách hàng để thu thập dữ liệu. Số phiếu phát ra là 20 phiếu đối với khách hàng và 15 phiếu đối với cán bộ nhân viên chi nhánh.

Sau thời gian phát phiếu điều tra, số phiếu em thu hồi về và số phiếu hợp lệ là 20 phiếu đối với khách hàng và 15 phiếu đối với cán bộ nhân viên chi nhánh.

2.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp.

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau như:

 Nguồn dữ liệu bên trong chi nhánh bao gồm: Các ấn phẩm, tạp chí, webside của chi nhánh, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012,…

 Nguồn dữ liệu bên ngoài chi nhánh bao gồm: các tạp chí, ấn phẩm ngành ngân hàng, webside, sách chuyên ngành…

2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Các dữ liệu sơ cấp, thứ cấp sau khi thu thập được, em tiến hành phân tích dữ liệu bằng các phương pháp sau:

 Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp định lượng, thống kê kết quả đã thu thập được dựa trên các dữ liệu đã thu thập được.

 Phương pháp phân tích: là phương pháp được sử dụng để xử lý dữ liệu từ phiếu điều tra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo về hoạt động huy động TGTK…kết hợp với các lý luận đã nêu ở Chương 1 để đưa ra đánh giá về hiệu quả hoạt động huy động TGTK tại chi nhánh Hà Đông.

 Phương pháp tổng hợp: căn cứ vào dữ liệu đã thu thập được để phân tích xử lý thơng tin, từ đó đưa ra các kết luận đối với hoạt động huy động TGTK tại chi nhánh Hà Đông.

 Phương pháp so sánh: để mô tả sự tăng giảm các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh, hoạt động huy động TGTK giai đoạn 2010 – 2012.

Để tiến hành phân tích và đánh giá dữ liệu đã thu thập được theo các phương pháp kể trên, em cịn sử dụng các cơng cụ hỗ trợ khác như sử dụng bảng biểu, đồ thị và sử dụng phần mềm Excel để thống kê, mô tả, đối chiếu, so sánh giữa các năm tại chi nhánh.

Điểm trung bình trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động TGTK được tính bằng cách lấy tổng của tỷ trọng các chỉ tiêu nhân với số điểm tương ứng với từng mức độ cụ thể.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của tổng công ty vàng agribank việt nam – công ty cổ phần – chi nhánh hà đông (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)