Phân tích chi phí huy động TGTK

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của tổng công ty vàng agribank việt nam – công ty cổ phần – chi nhánh hà đông (Trang 41 - 45)

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm tạ

2.3.2.4 Phân tích chi phí huy động TGTK

a) Chi phí bình qn huy động TGTK/ Tổng huy động vốn TGTK

Bảng 2.9 Chi phí bình qn huy động TGTK/ Tổng TGTK

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng TGTK 155.015 147.875 174.942 -7.140 -4,6% 27.067 18,3% Chi phí trả lãi TGTK 16.005 14.985 19.102 -1.020 -6,4% 4.117 27,5% Tỷ lệ chi phí bình qn 10,3% 10,1% 10,9%

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm)

Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2010 ghi nhận một mức chi phí trả lãi TGTK là 16.005 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 10,3% tổng vốn huy động TGTK, năm 2011, tổng vốn huy động TGTK có giảm so với năm 2010 như đã trình bày ở phần trước và dẫn tới chi phí trả lãi TGTK cũng giảm xuống cịn 14.985 triệu tương ứng 10,1% tổng vốn TGTK; năm 2012, chi phí tăng lên 19.102 triệu đồng tương ứng 10,9% tổng vốn huy động TGTK. Xét về tốc độ tăng giảm qua các năm, ta thấy năm 2011 chi phí trả lãi TGTK giảm đi 1.020 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với giảm 6,4%. Năm 2012 tổng chi phí tăng thêm 4.117 triệu đồng tương ứng với 27,5% so với năm 2011. Qua đó ta thấy có sự biến động về chi phí huy động TGTK của chi nhánh Hà Đông qua các năm khi mà năm 2010 chi phí huy động khá cao, sang năm 2011 có giảm đi nhưng đến năm 2012 thì giảm khá nhanh. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do trong năm 2010 lạm phát ở Việt Nam tăng cao, Chính phủ thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho mặt bằng lãi suất cũng tăng cao khiến cho chi phí huy động TGTK của chi nhánh Hà Đông ở mức khá cao như vậy. Ngược lại năm 2011, do nền kinh tế gặp phải nhiều khó khăn hơn, có gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, chính sách tiền tệ có phần được nới lỏng hơn khiến cho mặt bằng lãi

suất giảm nhẹ dẫn tới chi phí huy động TGTK của chi nhánh cũng có giảm đi. Sang năm 2012, do việc huy động TGTK ngày càng khó khăn hơn, lạm phát cũng ngày một tăng, trần lãi suất huy động TGTK cũng giảm xuống, chi nhánh cũng phải huy động TGTK với mức lãi suất thấp hơn, do vậy tuy số tiền huy động TGTK có tăng nhưng tỷ lệ chi phí huy động so với doanh số huy động lại giảm.

Trong cơng tác huy động TGTK thì việc theo dõi diễn biến lãi suất huy động TGTK trên thị trường là vơ cùng quan trọng bởi nó quyết định việc đưa ra mức lãi suất huy động phù hợp. Diễn biến lãi suất huy động TGTK trên thị trường lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ở đây em chỉ tập trung phân tích diễn biến của lạm phát và các lãi suất chủ chốt do NHNN ban hành. Qua đó đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố trên tới diễn biến lãi suất huy động TGTK và hiệu quả huy động TGTK của chi nhánh Hà Đông. Diễn biến lãi suất trong khoảng thời gian từ 2010 – 2012 và tình hình hiện nay được minh họa bằng biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3 Diễn biến các lãi suất chủ chốt giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: %/năm T2/2010 T11/2010 T3/2011 T3/2012 T12/2012 0 2 4 6 8 10 12 14 16 LSCB LSTCK LSTCV (Nguồn: Tổng hợp từ NHNN)

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy được diễn biến của các loại lãi suất chủ chốt mà NHNN dùng để điều hành chính sách tiền tệ từ năm 2010 trở lại đây. Trong năm 2010 do tác động từ tình hình lạm phát khá cao tới 11,75%, NHNN đã phải điều chỉnh tăng các lãi suất chủ chốt là LSTCK, LSTCV lên lần lượt là 7%/năm và

9%/năm nhằm thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ chống lạm phát, cịn LSCB thì trong suốt giai đoạn 2010 – 2012 ln ổn định ở mức 8%/năm. Sang năm 2011, do kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đồng tiền mất giá mạnh nên chính sách tiền tệ ngày càng được thắt chặt hơn, cụ thể vào thời điểm tháng 3/2011, cả hai mức lãi suất là LSTCK và LSTCV đều đồng loạt tăng lên mức 12%/năm, điều này đã gây tác động lớn đến thị trường tiền tệ, cụ thể là gây nên cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng, có lúc lãi suất huy động TGTK của các ngân hàng lên tới 12 – 13%/năm, thậm chí có ngân hàng huy động tới 14%/năm do thiếu thanh khoản. Cuối năm 2012, để đối phó với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, Chính đã đưa ra gói kích cầu cho nền kinh tế. Song song với đó là động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN, bằng chứng là NHNN đã giảm mạnh các lãi suất chủ chốt. Vào tháng 12/2012 thì LSCB ở mức 8%/năm, LSTCV là 9%/năm và LSTCK là 7%/năm. Các mức lãi suất trên có thể sẽ cịn giảm nữa trong thời gian tới, lúc này lạm phát đang ở mức 7% nên không gây sức ép lên lãi suất huy động TGTK trên thị trường, do đó khơng gây tác động lớn đến việc huy động TGTK của chi nhánh Hà Đông cũng như các ngân hàng khác. Những diễn biến của các loại lãi suất chủ chốt có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí huy động TGTK của chi nhánh Hà Đông trong 3 năm 2010 – 2012.

b) Chi phí huy động TGTK/ Tổng chi phí huy động vốn Ta xét bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.10 Chi phí huy động TGTK/ Tổng chi phí huy động vốn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng chi phí huy động vốn 19.015 18.980 22.875 -35 -0,2% 3.895 20,5% Chi phí huy động TGTK 16.005 15.185 19.102 -820 -5% 3.197 21% Tỷ lệ 84% 80% 84%

Qua bảng trên ta thấy chi phí huy động TGTK chiếm phần lớn trong tổng số chi phí huy động vốn của chi nhánh Hà Đông. Cụ thể năm 2010 chi phí huy động TGTK chiếm 84% chi phí huy động vốn, năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 80%, giảm đi 820 triệu tương ứng 5% so với năm 2010, năm 2012 tỷ lệ này lại tăng lên là 84%, cụ thể là tăng thêm 3.197 triệu đồng tương ứng tăng 21% so với năm 2011. Việc chi phí huy động TGTK chiếm tỷ trọng cao như vậy là do công tác huy động vốn của chi nhánh chủ yếu là huy động TGTK, và càng ngày hoạt động huy động TGTK càng chiếm vai trò quan trọng trong tổng vốn huy động tại chi nhánh, vậy nên dĩ nhiên chi phí huy động vốn sẽ nằm chủ yếu trong chi phí huy động TGTK.

Qua phân tích tổng hợp nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, có thể thấy hiện nay nhu cầu của khách hàng vẫn tập trung chủ yếu vào các sản phẩm TGTK hưởng lãi bậc thang và có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng để thuận tiện cho nhu cầu sử dụng, điều đó lý giải tại sao đây cũng là nguồn huy động TGTK chính của chi nhánh Hà Đơng. Đối với các kỳ hạn khác, đặc biệt là nguồn huy động TGTK trung và dài hạn, tuy có nhiều ưu đãi hơn nhưng nhu cầu của khách hàng chưa cao. Đây là vấn đề địi hỏi chi nhánh cần có chính sách hợp lý nhằm thu hút được nguồn vốn này vì đó là nguồn vốn ổn định, chi nhánh có thể sử dụng để kinh doanh mà ít gặp rủi ro hơn các kỳ hạn khác.

Về quan điểm của khách hàng cũng như cán bộ nhân viên chi nhánh, phần lớn khách hàng đều hài lịng với thái độ phục vụ chun nghiệp, tận tình, chu đáo của nhân viên chi nhánh. Tuy nhiên nguồn tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm TGTK của chi nhánh cịn ít, khách hàng cũng chưa thực sự cảm thấy hài lịng với chính sách lãi suất của chi nhánh. Sản phẩm dịch vụ TGTK của chi nhánh chưa đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI TỔNG CÔNG TY VÀNG AGRIBANK VIỆT NAM– CÔNG TY CỔ PHẦN – CHI NHÁNH

HÀ ĐÔNG

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) hiệu quả huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của tổng công ty vàng agribank việt nam – công ty cổ phần – chi nhánh hà đông (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)