Giải pháp về mở rộng và nâng cao chất lượng chè nguyên liệu

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tình hình phát triển cây chè ở tỉnh yên bái (Trang 51 - 54)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.1. Giải pháp về mở rộng và nâng cao chất lượng chè nguyên liệu

a) Hoàn thiện công tác quy hoạch

Từ việc bố trí sử dụng đất trồng chè của tỉnh , qua đánh giá thực trạng các cơ sở chế biến chè có thể thiết lập mạng lưới các cơ sở chế biến gần các vùng trồng chè để thuận lợi cho việc vận chuyển thu mua nguyên liệu.

Để nhanh chóng nâng cao sản lượng chè xuất khẩu cần mở rộng cải tạo, thay thế các thiết bị và bổ sung các thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến. Sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt, đa dạng về chủng loại đẹp về hình thức, có bao gói bền đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng.

Cần từng bước chuyển dần từ chè xanh sang chè đen ở các cơ sơ thuộc tỉnh quản lý, cần đa dạng hoá sản phẩm theo thị trường khu vực.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng chè chặt chẽ, để giữ uy tín cho thương trường.

46

Như vậy trong những năm tới cần tập trung đầu tư xây dựng thêm, nâng cấp một số cơ sở chế biến như sau:

* Đầu tư xây dựng mới cơ sở chế biến chè xanh:

+ Nhà máy chế biến chè xanh thuộc khu vực Sài Lương-Nậm Búng-Văn Chấn với tổng công suất chế biến là 10 tấn chè búp tươi/ngày. Khu vực này sẽ phát triển 200-250 ha chè giống mới.

+ Nhà máy chế biến chè xanh thuộc khu vực lâm trường Văn Chấn với tổng công suất chế biến 10 tấn chè búp tươi/ngày. Khu vực này đã có 200 ha chè Shan mật độ cao, dự kiến sẽ phát triển 150-200 ha chè.

+ Nhà máy chế biến chè xanh thuộc khu vực lâm trường Trạm Tấu với tổng công suất chế biến 3-5 tấn chè búp tươi/ngày. Khu vực này sẽ phát triển 50 ha chè Shan mật độ cao và chè hiện có khu vực lân cận.

* Củng cố nâng cấp các cơ sở chế biến chè đã có nằm trong dự kiến quy hoạch là 43 cơ sở. Trong đó 16 cơ sở chế biến chè xanh, 27 cơ sở chế biến chè đen. Trong những năm trước mắt cần tạp trung nâng cấp một số cơ sở chế biến chè: Công ty cổ phần chè Văn Hưng: Công suất chế biến 58 – 80 tấn búp tươi/ngày (trong đó công nghệ CTC là 20 tấn búp tươi/ngày); Công ty cổ phần chè Minh Thịnh: Công suất chế biến 40-50 tấn búp tươi/ngày; Công ty cổ phần chè Trần Phú: Công suất chế biến 42-50 tấn búp tươi/ngày; Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ: Công suất chế biến 32-37 tấn búp tươi/ngày.

b) Giải pháp về vốn đầu tư

Theo tính toán tổng hợp từ nay đến năm 2010, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành chè của Yên Bái là 232,2 tỷ đồng. Ngoài ra mỗi năm nhu cầu vay vốn tín dụng ngắn hạn để chăm sóc thâm canh chè khoảng 37 tỷ đồng cho 7.400 ha được thu hồi sau khi thu hoạch.

Xét từ đó : Ngành chè Yên Bái cần phải thu hút vốn từ các nguồn:

Thứ nhất: vốn đầu tư ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi, nghiên cứu khoa học và công nghệ, chuyển giao kỹ thuật công nghiệp mới về cây chè.

47

Thứ hai: vốn đầu tư theo kế hoạch của tỉnh, đầu tư dự án cải tạo đổi mới công nghệ, thiết bị cho các cơ sở chế biến chè.

Thứ ba: vốn ADB và tín dụng ngân hàng cho dự án phát triển chè và cây ăn quả. Vốn nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết ODA.

Thứ tư: ngoài ra cũng cần huy động thêm vốn tự có của người làm chè.

c) Nhân và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè

Để nâng cao chất lượng chè, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đến việc chọn tạo giống mới, xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác, chế biến. Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ bởi trong nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ (KH&CN ) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng chè tại Việt Nam, đặc biệt là những giống chè có chất lượng cao như chè Shan. Cụ thể phải kể đến dự án “Sản xuất thử, phát triển và chế biến sản phẩm chè Shan mới cho vùng miền núi phía Bắc” (KC06.DA04/11-15- thuộc chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước)) do TS. Nguyễn Hữu La, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chủ trì. Dự án thực hiện trong vòng 36 tháng đã mang lại nhiều kết quả khả thi, khả năng nhân rộng của dự án được đánh giá là rất lớn. TS. La cho biết, một số sản phẩm của đề tài đã được công nhận là chè Shan chọn lọc PH12, PH14 có năng suất ở tuổi 5 đạt trên 7 tấn/ha, phù hợp cho chế biến chè vàng và chè Phổ nhĩ. Dự án đầu tư trồng mới, thâm canh chăm sóc 20 ha chè (kinh phí trồng mới, chăm sóc 20 ha chè là: 3.193,0 triệu đồng), kết thúc 3 năm thực hiện dự án, diện tích chè này sẽ được đưa vào kinh doanh cho thu sản lượng búp chè chất lượng cao, năng suất chè tuổi 4 đạt 6-8 tấn/ha. Trong tương lai với dự án hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao cho ngành chè tỉnh Yên Bái.

d) Tăng đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, tập huấn khuyến nông cho người trồng chè

Ngành chè Yên Bái cần tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở. Do hiện tại lực lượng cán bộ kỹ thuật còn thiếu, trình độ còn

48

yếu kém, tay nghề chưa cao, ngành chè Yên Bái cần đưa ra những biện pháp đào tạo hợp lý:

- Về chế biến cần mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý ngắn hạn cho lãnh đạo của các nhà máy.

- Tổ chức các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật do các trường công nhân kỹ thuật của Bộ đào tạo, liên kết giữa các doanh nghiệp chè với các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn Yên Bái để thực hiện.

- Mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng chè và chế biến chè theo chương trình khuyến nông và khuyến công. Phát huy vai trò của đội ngũ thợ khuyến nông, khuyến lâm cho ngành chè.

e) Giải pháp về quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất chè

Chè có khâu trồng, chăm sóc, chế biến chè đều có vấn đề trong đảm bảo quy trình kỹ thuật. Kiên quyết uốn nắn theo quy trình, phát hiện được kịp thời các khuyết tật và sự cố xảy ra. Công nhân tay nghề cao còn ít, làm việc chưa tuân thủ kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn chất lượng, chạy theo sản lượng là chính chứ chưa đặt chất lượng là mục tiêu hàng đầu trong sản xuất.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tình hình phát triển cây chè ở tỉnh yên bái (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)