Sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tình hình phát triển cây chè ở tỉnh yên bái (Trang 27 - 33)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.3.2.Sự phát triển kinh tế

Trong những năm qua kinh tế tỉnh Yên Bái đã ngày càng đi vào ổn định

với mức phát triển năm sau cao hơn năm trước và chặn được đà suy giảm kinh tế. Đến năm 2012, nhìn chung các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh đều vượt kế hoạch đề ra, tăng trưởng kinh tế khá cao 11,7%, trong đó nông lâm ngư nghiệp 5,4%; công nghiệp xây dựng 12,7%; dịch vụ 14,8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo xu hướng chung của cả nước và của vùng theo hướng nâng tỷ trọng công nghiệp xây dựng lên chiếm 34%, dịch vụ chiếm 34% và giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp xuống còn 32%. Tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn đạt 1.050 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 18,5 triệu đồng/người/năm.

Sản xuất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp có bước phát triển khá vững chắc, nhất là việc sản xuất lương thực, bảo vệ và phát triển rừng; đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận.

22

Sản xuất công nghiệp – xây dựng trong những năm gần đây cũng có nhiều chuyển biến rõ nét. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11% so năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá cố định 94) 4.100 tỷ đồng.

Các ngành dịch vụ phát triển tương đối phong phú đa dạng, thích ứng với cơ chế thị trường, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Ngành cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu ngân sách của tỉnh. Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái bước đầu cũng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng thay đổi này còn chậm. Tỉ trọng GDP của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có chiều hướng giảm, trong khi khi vực công nghiệp và xây dựng lại có chiều hướng tăng tỉ trọng. Tuy nhiên, kinh tế của huyện Thanh Sơn phát triển chưa thật đồng đều và có sự khác nhau giữa các ngành, các xã, các huyện trong địa bàn tỉnh, có mặt chưa vững chắc, chưa chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện sẵn có của huyện.

Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế còn hạn chế này là do việc chưa phát huy được tối đa các nguồn lực, chưa khai thác và tận dụng được hết những lợi thế của tỉnh, cùng với đó kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, thị trường còn chưa được mở rộng.

* Các ngành kinh tế:

a) Về nông nghiệp: Đây là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, chiếm phân

đông số lao động và đóng góp khá lớn trong tổng sản phẩm xã hội. Đến năm 2012 giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng so với những năm trước đó, tuy diện tích cây lương thực có hạt lại có xu hướng giảm song sản lượng lương thục có hạt lại tăng lên.

Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2012 đạt 65.292 ha, tăng 632 ha so với kế hoạch, giảm 787 ha so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do diện tích trồng ngô vụ Đông năm 2011 tính diện tích và sản lượng cho năm 2012 không đạt chỉ tiêu kế hoạch.

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 đạt 272.817,2 tấn bằng 101,8% so với kế hoạch, tăng 2% so với năm 2011; Trong đó: sản lượng thóc 198.330 tấn, tăng 7.330 tấn so với kế hoạch, tăng 1,8% so với năm 2011; Ngô:

23

74.487,2 tấn, đạt 96,7 % kế hoạch, tăng 2,3% so với năm 2011. Để có được kết quả này là do trong những năm trở lại đây tỉnh đã bước đầu triển khai các biện pháp khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy đã khiến cho sản lượng cây lương thực không ngừng tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Cũng nhờ đó mà vấn đề an ninh lương thực được đảm bảo, từ đó tại điều kiện thuận lợi để tỉnh có thể chú trọng vào đầu tư cho sự phát triển của các cây công nghiệp, trong đó có cây chè.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh Yên Bái năm 2012 đạt 13.350 ha. Theo số liệu thống kê năm 2012 có các loại cây hàng năm như: mía, cây lấy sợi, cây có hạt chứa dầu, rau đậu các loại hoa cây cảnh và một số loại cây hàng năm khác.

Yên Bái phát triển hai loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cây chè và cây cà phê với sản lượng và diện tích có sự chuyển biến rõ rệt qua các năm, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 – 2012

Năm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)

Chè Cà phê 2005 12.403 40.000 5,7 2008 12.639 45.000 - 2009 12.039 52.005 - 2010 12.223 50.006 - 2012 11.841 60.446 - (Nguồn:[9]) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng diện tích gieo trồng cây công nghiệp

hàng năm của tỉnh Yên Bái có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005 – 2012 và đến năm 2012 đạt 11.841 ha; tuy nhiên sản lượng chè vẫn tăng. Nguyên nhân giảm do rà soát, điều chỉnh diện tích chè tại một số huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên; Diện tích chè chuyển sang trồng cây lâm nghiệp, làm đường

24

giao thông, làm khu công nghiệp và tái định cư tại thành phố Yên Bái và các huyện: Văn Yên, Yên Bình.

Tiếp theo, lâm nghiệp cũng là một trong những loại hình kinh tế được chú trọng đầu tư phát triển ở Yên Bái dựa vào những lợi thế về đất đai và lao động của của địa phương bởi vậy ngành lâm nghiệp cũng đã đóng góp rất lớn vào việc thu ngân sách của địa phương.

Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh cũng đã và đang được chú trọng đầu tư phát triển, giá trị ngành thủy sản cũng không ngừng tăng lên qua các năm, đáp ứng nhu cầu của người dân trong địa bàn.

Tuy nhiên nhìn chung việc vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn chậm và chưa đồng đều. Tiềm năng đất đai và lao động của huyện chưa được khai thác hết.

b) Công nghiệp

Yên Bái có những điều kiện tư nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để phát triển một số ngành công nghiệp như: sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến trong đó có chế biến lâm sản và nông sản đặc biệt là công nghiệp chế biến chè…

Trong những năm gần đây công nghiệp của tỉnh Yên Bái phát triển tương đối mạnh mẽ , các sản phẩm công nghiệp không ngừng được nâng cao về chất lượng và số lượng. Phát triển công nghiệp đã làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của Yên Bái, tạo điều kiện thuận lợi ngành dịch vụ, du lịch, nông nghiệp phát triển.

c) Dịch vụ

Tỉ trọng của ngành dịch vụ trong các năm qua không ngừng tăng lên. Theo thống kê năm 2012, ngành dịch vụ ở tỉnh Yên Bái chiếm gần 32% tổng GDP của tỉnh. Nhìn chung tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế chưa cao.

* Cơ sở hạ tầng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thông tin liên lạc: Hệ thống cơ sở vâ ̣t chất ngành bưu chính viễn thông liên tu ̣c được đầu tư nâng cấp , đáp ứng ki ̣p thời nhu cầu thông tin liên la ̣c của mọi tổ chức , cá nhân có nhu cầu , đồng thời phu ̣c vu ̣ tốt nhi ệm vụ chính trị và

25

phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Mạng lưới thông tin nội bộ 100% đã được số hóa, 9/9 huyê ̣n, thị, thành phố có tuyến viba và tổng đài điện tử tự động . Tính đến hết 2013, tổng số thuê bao trên toàn tỉnh là 425.620 đạt mật độ trung bình 55 máy/100 dân. Trong đó thuê bao cố định 26 629; thuê bao di động 395 991. Tổng số thuê bao internet là 23.017 thuê bao với 131 điểm đại lý internet trên địa bàn tỉnh. Mật độ thuê bao Internet đạt 10 thuê bao/100 dân; tỷ lệ người dân truy cập Internet trên toàn tỉnh đạt 15%.

Về hạ tầng đô thị: đã được đầu tư mở rộng và phát triển hệ thống đường, mở thêm các điểm vui chơi, quy hoạch tổng thể phát triển đô thị và điểm dân cư của tỉnh Yên Bái. Hiện nay tỉnh Yên Bái đang phấn đấu đạt đô thị loại 2 với cac kế hoạch khá tỉ mỉ.

Về thương mại, dịch vụ: Yên Bái đã tập trung đầu tư nguồn vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ để hình thành các loại hình du lịch đặc biệt: Du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm các lễ hội văn hóa truyền thống của người dân địa phương, các trò chơi dân gian: bắn nỏ, ném còn...của người dân tộc Thái; lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày; lễ Tập tĩnh của dân tộc Dao....Đây chính là một trong những điều kiện thuận lợi để tỉnh Yên Bái có thể kết hợp các hoạt động du lịch với việc quảng bá các sản phẩm từ cây chè của địa phương. Về giao thông: Hệ thống giao thông thuỷ bộ tỉnh Yên Bái được hình thành và phát triển qua nhiều thập niên và là một trong số ít tỉnh có mạng lưới giao thông tổng hợp, đa dạng bao gồm 4 loại hình: đường Bộ, đường Sắt, đường Thuỷ và đường Hàng không, tạo thành 1 hệ thống khá hoàn chỉnh, đáp ứng đ- ược nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Yên Bái.

- Đường bộ: Toàn tỉnh có 7 tuyến đường giao thông bộ quốc lộ và tỉnh lộ. Trong đó: có 4 tuyến đường quốc lộ là 70,30,32 và 37 với tổng chiều dài 369,5km, chạy qua 46 xã và 6 huyện trong tỉnh; đường tỉnh có 11 tuyến. Đến nay 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Tổng chiều dài đường bộ toàn tỉnh là: 4.647km.

26

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai dài 296km, chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái gần 88km, qua 10 ga, đây là tuyến đường sắt liên vận quốc tế nối cảng biển Hải Phòng đến Côn Minh thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tuyến đường sắt này do chạy song song với tuyến đường thuỷ sông Hồng nên rất thuận tiện cho việc kết hợp các loại hình vận tải...

- Đường thuỷ: Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 115km được coi là tuyến giao thông quan trọng để vận chuyển lâm sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Vận tải đường thuỷ trên hồ Thác Bà cũng ngày càng phát triển, và đáp ứng cho nhu cầu của đời sống và sản xuất.

- Đường không: Yên Bái có sân bay quân sự lớn cách Thành phố tỉnh lỵ Yên Bái là 5km. Trong tương lai sẽ được khai thác là sân bay dân dụng và sẽ là đường bay nối Yên Bái với các tỉnh bạn và quốc tế.

Như vậy, hệ thống giao thông ở Yên Bái có đủ cả 4 loại hình (đường bộ, sắt, thuỷ, hàng không) được phân bổ trên địa bàn tỉnh tương đối hợp lý, tạo điều kiện và kết hợp nhau trong vận tải phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, giao lưu đi lại của các cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Nhưng do điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu và chất lượng các loại đường, nhất là đường bộ quá xấu, các bến cảng trên sông Hồng và hồ Thác Bà chưa được chú ý đầu tư để khai thác nên chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương. Nói chung cơ sở của hệ thống giao thông còn nhiều khó khăn.

Ngoài cơ sở và hệ thống giao thông thuỷ bộ trên, đến cuối năm 2012 tỉnh Yên Bái còn có một số cơ sở hạ tầng như:

- Xã có điện lưới quốc gia: 162 xã đạt 90,0% xã, phường, thị trấn.

- Xã có điện thoại: 170 xã đạt 94,4% so với tổng số xã, phường, thị trấn. - Xã có trạm y tế: 180 xã, phường có trạm y tế đạt 100,0% so với xã phường toàn tỉnh

- Xã có trường trung học cơ sở: 178 xã, đạt 99,0% so với tổng số xã, phường, thị trấn.

- Có 97% địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và 95,0% được phủ sóng truyền hình.

27

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tình hình phát triển cây chè ở tỉnh yên bái (Trang 27 - 33)