Dân cư và nguồn lao động

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tình hình phát triển cây chè ở tỉnh yên bái (Trang 25 - 27)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.3.1.Dân cư và nguồn lao động

Năm 2012, tổng dân số toàn tỉnh là 765.688 người. Mật độ dân số bình là 111 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ. Mật độ dân số phân bố không đều giữa các huyện thị xã trong tỉnh là khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của điạ phương. Dân số tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn, còn các huyện vùng cao dân cư thưa thớt. Cụ thể:

Thành phố Yên Bái mật độ: 1.367 người/ km2

Thị xã Nghĩa Lộ: 896 người/ km2

Huyện Trạm Tấu: 31 người/ km2

20

Do tỉnh Yên Bái thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình cho nên tỷ lệ tăng dân số Yên Bái hợp lý, tỷ lệ chết giảm dần.

Về lao động, nhìn chung nguồn lao động của tỉnh Yên Bái rất dồi dào, đảm bảo đủ nguồn nhân lực để tỉnh phát triển kinh tế xã hội, cụ thể số người trong độ tuổi lao động hàng năm tăng và chiếm trên 54,0% so với tổng dân số Về quy mô lao động: 43% số doanh nghiệp có dưới 10 lao động, 38% số doanh nghiệp có từ 10 - 50 lao động, gần 15% số doanh nghiệp có từ 50 - 200 lao động, chỉ có 4% số doanh nghiệp có trên 200 lao động. Nói chung, nguồn lao động của tỉnh Yên Bái có ưu thế: Số lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, đây là nguồn lực dồi dào cho việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Song cũng còn nhiều hạn chế như chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động có trình độ sơ cấp nghề, dạy nghề ngắn hạn chiếm tới 85,34%; trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề chỉ chiếm 14,66%, trong đó cao đẳng nghề chiếm 3,18%; việc lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, trình độ kỹ thuật thấp (chủ yếu là lao động thủ công, mới có 2,3% số lao động đã qua đào tạo). Hàng năm tỉnh đã bố trí việc làm mới cho 17000 lao động nhưng vẫn còn nhiều người trong độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm mà không có chỗ làm việc.

Mặc dù hàng năm tỉnh đã đầu tư một nguồn kinh phí lớn để đào tạo và mở các ngành nghề sản xuất để tạo công ăn việc làm cho lao động, nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là thách thức đối với tỉnh Yên Bái.

Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 - 2.000 người.

Sự phân bố các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh có những đặc trưng sau:

+ Vùng thung lũng sông Hồng chiếm 41% dân số toàn tỉnh, trong đó: người Kinh 43%, người Tày chiếm 33%, người Dao chiếm 10%, người Hmông chiếm 1,3% so với dân số toàn vùng.

21

+ Vùng thung lũng sông Chảy chiếm 28% dân số toàn tỉnh. Trong đó người Kinh chiếm 43%, người Tày chiếm 11%, người Dao chiếm 13%, người Nùng chiếm 7%... so với dân số toàn vùng.

+ Vùng ba huyện phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn) chiếm 31% dân số toàn tỉnh.Trong đó: người Kinh là 33%; người Thái 19,2%, Tày 11,8%, Hmông 24,1%; người Mường 5,2% và người Dao 5,1% so với dân số toàn vùng.

Yên Bái là một tỉnh có nhiều dân tộc với sự phân bố của các dân tộc không đồng đều giữa các huyện và trình độ phát triển cũng không đều nhau. Dân tộc Kinh, Tày sống chủ yếu ở vùng thấp, trình độ phát triển kinh tế khá; dân tộc Dao, H' Mông ở vùng cao, kinh tế còn nhiều khó khăn trình độ dân trí thấp. Song do Yên Bái có nhiều dân tộc sinh sống nên có nhiều lợi thế về phát triển đa dạng hoá các sản phẩm đặc trưng cho mỗi dân tộc, làm cho kho tàng văn hoá dân tộc của tỉnh phong phú. Bên cạnh đó đây cũng là khó khăn cho tỉnh trong việc phát triển nâng cao mặt bằng kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp tình hình phát triển cây chè ở tỉnh yên bái (Trang 25 - 27)