huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường thời kỳ đổi mới
Là vùng kinh tế đang phát triển và có nhiều tiềm năng phát triển trong các nghành như: du lịch, dịch vụ,… và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ khu vực bên ngoài. Nền văn hóa dân tộc Mường cũng dần bị ảnh hưởng và ngày càng mai một. Trước tình hình đó Đảng bộ huyện Kim Bôi đã có những chủ trương, chính sách để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ đổi mới.
Quán triệt Nghị quyết về đường lối đổi mới trên lĩnh vực văn hóa của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ VI (nhiệm kỳ 1986 - 1991) đã nêu rõ định hướng phát triển văn hóa: “về văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, báo, đài trong tuyên truyền, giáo dục, chủ trương, chính sách và cổ vũ, phản ánh động viên kịp thời tinh thần lao động sản xuất kinh doanh, xã hội, quốc phòng, an ninh,…” [26; 11].
Để tiếp tục đưa nền văn hóa Mường phát triển và giữ được bản sắc Đảng bộ huyện đã đưa ra các định hướng nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Định hướng phát triển văn hóa trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ VII (nhiệm kỳ 1991 - 1996) ghi rõ: “ngành văn hóa tích cực đưa các loại hình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân tộc để hướng đồng bào theo đạo vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh…” [27; 392].
Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu văn hóa của huyện Đảng bộ huyện đã định hướng triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết Trung Ương 5 khóa VIII về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và đạt được những thành quả tích cực, đặc biệt là giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào trong tỉnh nói chung và ở huyện Kim Bôi nói riêng.
Trong khi tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển thì việc giữ gìn và đầu tư phục dựng lại các làng bản truyền thống là hương đi đúng của huyện Kim Bôi trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII năm 1996 về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đã xác định: “giữ gìn, phát huy và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số là bộ phận cấu thành nên nền văn hóa Mường ở Kim Bôi thêm phong phú và đa dạng. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp các dân tộc trong huyện là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII. Huyện đã và đang giành nhiều quan tâm, nỗ lực giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của các dân tộc, đồng thời hướng tới xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa mới. Công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa đang từng bước được quan tâm. Nhiều giá trị văn hóa tinh thần được lưu giữ và phát huy” [28; 254].
Trong 10 năm thực hiện các mục tiêu của Đảng về văn hóa đã đạt được những thành tựu cơ bản, tích cực mở các lễ hội văn hóa dân tộc để nâng cao hiểu biết của nhân dân về trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc mình. Đảng và Nhà nước cũng đã chú trọng đến công tác giáo dục, phổ biến cho nhân dân về giữ gìn văn hóa Mường trong thời kỳ đổi mới.
Để phát triển văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường mang đậm đà bản sắc Đảng bộ huyện Kim Bôi đã có những chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Trong văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XI khóa XVIII (2011) đã nêu rõ tầm quan trọng của giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thông tin truyền thanh tiếp tục được phát triển, các công trình khu vui chơi, giải trí cho
cộng đồng dân tộc Mường được triển khai, …. Giữ gìn, phát huy, mở rộng giao lưu văn hóa và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng không đánh mất đi bản chất, đặc trưng của nền văn hóa dân tộc Mường.
Đảng bộ huyện Kim Bôi thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa Mường đã tiếp tục đưa ra các định hướng phát triển văn hóa trong văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ IX (nhiệm kỳ 2001 - 2006): “mỗi thôn bản tạo điều kiện để có các điểm hoạt động văn hóa, thể thao. Tiếp tục đầu tư để khai thác có hiệu quả nhà văn hóa, sân vận động huyện, từng bước đầu tư xây dựng các cụm văn hóa khu vực. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo quy định của pháp luật nhằm khai thác yếu tố du lịch môi trường sinh thái và tham quan các di tích lịch sử vưn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương” [29; 51].
Nhằm phát huy truyền thống yêu nước của huyện và tinh thần giữ gìn thành quả mà cha ông đi trước để lại, Đảng đã đưa ra định hướng về văn hóa trong Đại hội X. Định hướng phát triển văn hóa trong văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ X (nhiệm kỳ 2006 - 20011) đã nêu rõ: “đầu tư cơ sở vật chất cho việc xây dựng, phát triển các thiết chế văn hóa và các chương trình mục tiêu về văn hóa, các khu vui chơi ở thị xã, thị trấn và các trung tâm cụm xã. Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa cổ truyền của các dân tộc. Vận động xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân” [30; 70 - 71].
Qua các Đại hội Đảng đã đưa ra các mục tiêu, định hướng về văn hóa nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn, Đến Đại hội XI Đảng tiếp tục đưa ra các định hướng mới. Định hướng phát triển văn hóa trong văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Kim Bôi lần thứ XI (nhiệm kỳ 2011 - 20015) đã nêu rõ: “phát huy hiệu quả các điểm Bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, bản. Nâng cao chất lượng, thời lượng tiếp sóng các chương trình phát thanh truyền hình” [31; 70].
“Bảo tồn, tu bổ nâng cấp các di tích văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, duy trì bản sắc văn hóa dân gian dân tộc” [31; 70].
Đảng bộ huyện Kim Bôi tiếp tục nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong các kỳ Đại hội, định hướng cho toàn nhân dân xây dựng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở Kim Bôi - Hòa Bình. Tiếp tục triển khai cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn được những yếu tố tích cực trong văn hóa dân tộc Mường, giao lưu văn hóa nhưng không làm mất đi giá trị tốt đẹp của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong sự tác động mạnh mẽ của nền cơ chế thị trường như hiện nay. Qua mỗi kỳ đại hội Đảng bộ huyện càng nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ở những kỳ đại hội trước Đảng mới chỉ có những phương hướng, mục tiêu chung chung chưa nêu rõ được mục tiêu cơ bản nhất về văn hóa, đại hội VI đưa ra mục tiêu chung cho tất cả các lĩnh vực văn hóa, an ninh, thể dục thể thao,… những tiếp theo các đại hội đã đưa ra được mục tiêu, phương hướng riêng cho ngành văn hóa, Đại hội XI đã nêu khái quát được nhiệm vụ chiến lược của văn hóa chính là bảo tồn, tu bổ nâng cấp các di tích văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, duy trì bản sắc văn hóa dân gian dân tộc. Qua đó chúng ta thấy được rằng tư duy của Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình đã dần được nâng cao hơn, nhận thức chính xác hơn về nền văn hóa để nhằm nâng cao ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc. Đổi mới tư duy chính là nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện và góp phần vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới, nâng cao năng lực, tư duy, ý thức và trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để giúp nền văn hóa dân tộc Mường ngày càng đậm đà bản sắc, giữ gìn nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Mường.
Như vậy, hiện nay Đảng bộ huyện Kim Bôi - Hòa Bình cùng các cấp chính quyền địa phương đã đưa ra chủ trương, chính sách phục hồi, tái tạo lại một số nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường đã bị mai một, lưu giữ lại những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc để góp phần làm phong phú, đa dạng hơn cho bản sắc văn hóa dân tộc Mường, cho nên văn hóa đó ngày càng phát triển và tô thêm vẻ riêng đặc sắc cho các dân tộc trên đất nước Việt Nam.